Ai đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ mua công nghệ tên lửa đạn đạo Ukraine?
Hiện nay, công ty Yuzhmash, có trụ sở tại thành phố Dnepropetrovsk của Ukraine, đang đàm phán với khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ về việc bán các công nghệ liên quan đến việc sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân RS-20 Voyevoda.
Những lời kêu gọi Ukraine tái hiện lại qui chế hạt nhân và bắt đầu buôn bán công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa lớp P-36M2 Voyevoda đã làm bùng nổ cuộc thảo luận về những hậu quả có thể xảy ra của nó.
Hiện nay, từ cách đặt vấn đề đáng ngờ về qui chế chủ quyền hạt nhân của Kiev cho đến đề tài chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc, Iran và thậm chí cả Triều Tiên đang làm nóng dư luận quốc tế và khiến cho Moscow bất bình.
Bộ Ngoại giao Nga đã nhắc nhở, Ukraine là thành viên tham gia chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, ký kếtuật nguyên tắc ứng xử Hague và có trách nhiệm ngăn chặn sự phổ biến các tên lửa đạn đạo.
Vừa qua, Moscow cũng đã phải lên tiếng kêu gọi Kiev không bán các vũ khí chiến lược, khi trên mạng mua sắm trực tuyến eBay xuất hiện thông tin rao bán cả máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, có khả năng mang tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân, có xuất xứ từ Ukraine.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RSD-10 Pioneer (NATO: SS-20 Saber)
Thông tin về khả năng bán các bí mật sản xuất tên lửa Voyevoda đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy chưa được chính thức xác nhận, nhưng nhiều blog đã viết về các cuộc đàm phán của Yuzhmash Ukraine với Thổ Nhĩ Kỳ.
Các thông tin bên lề đều xác nhận, doanh nghiệp nhà nước “Văn phòng thiết kế Yuzhnoye” mang tên Yangel ở Dnepropetrovsk – nhà chế tạo các tên lửa đạn đạo liên lục địa – đang bí mật đàm phán với đối tác Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề bán các công nghệ chế tạo ICBM RS-20 Voyevoda.
Thổ Nhĩ Kỳ là nước không có tên lửa đạn đạo liên lục địa và Ankara cũng không có ý đồ nghiên cứu, chế tạo loại tên lửa này vì họ không sở hữu công nghệ vũ khí hạt nhân. Điều này có nghĩa, công ty Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là đại diện cho 1 chủ thể pháp nhân giấu mặt.
Dnepropetrovsk nằm ở miền đông Ukraine, giáp với ranh giới miền tây
Các chuyên gia quốc tế đã chỉ ra, mối đe dọa hiện hữu trước viễn cảnh Ukraine bị chia cắt và tương lai bất định của Dnepropetrovsk (nằm ở phía đông Ukraine, bên này sông Dnieper – ranh giới tự nhiên ngăn cách đông-tây Ukraine) có thể đẩy Kiev bán công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc, Iran hoặc Triều Tiên.
Tên lửa đạn đạo RS-20 Voyevoda mạnh nhất trên thế giới được thiết kế ở đây, cho đến nay vẫn tiếp tục được lực lượng tên lửa chiến lược Nga sử dụng và do chuyên gia người Ukraine tiến hành các hạng mục bảo hành.
Tên lửa hạng nặng Voyevoda (SS-18 Satan) được trang bị một đầu đạn mẹ, bên trong mang theo 10 đầu đạn phân hướng độc lập (MIRV) với sức công phá 550-750 kiloton. Tên lửa có trọng tải 8,8 tấn và tầm bắn tối đa 11.000 km.
Theo ANTD
Nga phóng tên lửa Topol tiêu diệt mục tiêu ở Kazakhstan
Tối 27-12, lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga đã phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol RS-12M nhắm vào một mục tiêu tại nước Kazakhstan láng giềng.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Yegorov, vụ phóng thử diễn ra tại lúc 21h30 giờ Moscow (00h30 ngày 28-12 giờ Việt Nam) từ bãi phóng thử Kapustin Yar ở khu vực Astrakhan, miền nam nước Nga.
Đầu đạn mô phỏng đã phóng trúng một mục tiêu xác định tại khu vực bắn thử Sary-Shagan ở Kazakhstan, Đại tá Igor Yegorov cho biết và khẳng định vụ phóng đã thành công với độ chính xác như mong muốn.
Phát ngôn viên Igor Yegorov cho rằng, mục đích của vụ phóng thử này là nhằm thử nghiệm một đầu đạn tương lai cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M Topol
RS-12M Topol (NATO gọi là SS-25 Sickle), một tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu đạn đơn, đã được đưa vào biên chế từ năm 1985.
Tên lửa có tầm bắn tối đa 10.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên đến 550 kiloton.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố có kế hoạch loại biên hầu hết các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan, SS-19 Stiletto và SS-25 Sickle (Topol) cũ và thay thế chúng bằng các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới SS-27 Sickle B (Topol-M) và RS-24 Yars trước năm 2021.
Theo ANTD
MIRV: Công nghệ xuyên phá mọi hệ thống phòng thủ tên lửa Liên tiếp trong tháng 11 vừa qua, Mỹ và Nga đã dùng 1 tên lửa đẩy phóng lên quỹ đạo lần lượt 29 và 32 quả vệ tinh. Đằng sau công nghệ 1 tên lửa phóng nhiều vệ tinh này là công nghệ đa đầu đạn phân hướng (MIRV) hết sức siêu việt. Có thể nói MIRV chính là khắc tinh không thể...