Ai đứng đằng sau lập trường chống Nga của NATO?
Theo tướng đã nghỉ hưu Thổ Nhĩ Kỳ Haldun Solmazturk, NATO đã coi Nga là nguyên nhân khiến châu Âu trở nên bất ổn, thế nhưng chính họ cùng hệ thống truyền thông bài Nga thực tế mới là lý do khủng hoảng châu Âu đang diễn ra.
Ông Solmazturk cho biết, từ lâu phương Tây đã luôn quy trách nhiệm cho Nga khi mắc những sai lầm chính trị. “Điều đó rất vô lý. Chúng ta hay hỏi những người đã lên án Nga vì đã gây ra tình hình địa chính trị ở châu Âu trở nên căng thẳng, trong khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo năm 2002 và đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở châu Âu. Washington có quyền gì để chỉ trích Moscow?”, ông nói.
Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg (giữa) cùng các quan chức quốc phòng tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Ba Lan.
Ngoải ra, Nga đã chủ động thực hiện các biện pháp quân sự và ngoại giao để tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria được coi là một thành công lớn, vậy nhưng các nước phương Tây vẫn tỏ ra ngại ngần hợp tác với Nga để chống khủng bố.
“Thay vì ủng hộ phương án trên của Nga và tập trung tấn công quân khủng bố, NATO lại chọn chỉ trích Nga vì những hành động của họ ở Syria”, ông Solmazturk nhận định.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông cũng lên án lãnh đạo các nước phương Tây khi đã khuyến khích thực hiện chiến lược tuyên truyền tư tưởng bài Nga trên truyền thông. “Tất cả những thông tin nào có thể được dùng để chống lại Nga đều bị phóng đại quá mức”, ông Solmazturk cho biết.
Đây là lý do các nước Đông Âu đã bày tỏ những lo ngại của mình trước những hành vi được cho là “gây hấn” của Nga. Đồng thời họ cũng buộc phải thắt chặt quan hệ hơn nữa với NATO và Mỹ để củng cố an ninh quốc phòng.
Moscow luôn khẳng định rằng họ không phải là hiểm họa đối với các nước lân cận, song Nga cảnh báo rằng nếu NATO không lắng nghe những lo ngại của mình và tiếp tục tăng cường sự hiện diện của quân đội ở Đông Âu, Nga sẽ buộc phải phát triển quân đội.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Theo Infonet
Triều Tiên sẽ phi hạt nhân hóa nếu Mỹ Hàn "nghe lời"
Nếu Mỹ và Hàn Quốc thực hiện các yêu cầu của Bình Nhưỡng, Triều Tiên sẽ "có các biện pháp thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa".
Hôm 7-7, báo Rondong Sinmun cho hay Bình Nhưỡng đã đề ra kế hoạch phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Báo này trích dẫn một tuyên bố của phát ngôn viên Triều Tiên nói "một bước đột phá lớn có thể xảy ra" nếu Mỹ và Hàn Quốc cam kết thực hiện 5 yêu cầu mà Bình Nhưỡng đưa ra, bao gồm:
- Mỹ và Hàn Quốc công bố thông tin về vũ khí hạt nhân được triển khai tại Hàn Quốc
- Mỹ phải đóng cửa các căn cứ quân sự ở Hàn Quốc và rút vũ khí hạt nhân khỏi những căn cứ này
- Mỹ phải đảm bảo sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc cùng các nước láng giềng
- Mỹ không được sử dụng vũ khí hạt nhân đe doạ Triều Tiên.
- Mỹ phải rút lính Mỹ được quyền sử dụng vũ khí hạt nhân khỏi phía Nam bán đảo Triều Tiên.
Ông Ban Ki-moon, lãnh đạo Kim Jong-un và bà Park Geun-hye. Ảnh: Koreatimes
Theo Bình Nhưỡng, cả Mỹ và Hàn Quốc "chẳng có lý do gì để không thực hiện những yêu cầu này nếu thực sự muốn giải quyết vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên". Nếu các yêu cầu trên không được đáp ứng, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục tích trữ vũ khí hạt nhân cả về số lượng lẫn chất lượng.
Cũng trong ngày 7-7, Triều Tiên tuyên bố đủ khả năng đối phó chiến lược quân sự mới của Mỹ, đồng thời cảnh báo Washington sẽ chịu hậu quả thảm khốc nếu còn tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một nỗ lực xoa dịu căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm 15-6 đã gửi lời mời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham dự Hội nghị Thế giới về Giao thông vận tải bền vững tại thủ đô Ashgabat - Turkmenistan vào ngày 26 và 27-11.
Tuy nhiên, phát ngôn viên phủ tổng thống Hàn Quốc Jung Youn-kuk hôm 7-7 cho biết họ vẫn chưa quyết định ai sẽ tham dự hội nghị trên. Phía Triều Tiên chưa có phản hồi.
Theo Người Lao Động
Hé lộ cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và Obama Tình hình chiến sự ở Syria, lệnh ngừng bắn ở phía Đông Nam Ukraine và xung đột vùng Nagorno-Karabakh là những nội dung chính tại cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RIA Novosti Cuộc điện đàm do Nga khởi xướng, diễn ra vào đêm ngày 6/7 (giờ...