Ai đời lựa vai cho”Cậu Vàng” là chú chó Nhật, hội yêu văn học phẫn nộ: “Tại sao lại là shiba?”
Diễn viên chính của dự án “Cậu Vàng” hóa ra lại là một chú chó Nhật đã khiến khá nhiều khán giả bất bình.
Ngày 24/08, kết quả của buổi tuyển chọn “diễn viên” vào dự án chuyển thể tác phẩm văn học Lão Hạc của nhà văn Nam Cao đã được công bố. Diễn viên chính thức vào vai Cậu Vàngsẽ là một chú chó… Shiba, có nguồn gốc từ nước Nhật. Kết quả này đã gây ra khá nhiều ý kiến bất bình từ phía khán giả. Đại đa số người xem đều cho rằng, khá vô lý khi sử dụng một chú chó xuất sứ Nhật Bản vào một phim Việt, nói về bối cảnh Việt Nam thời đói khổ.
Theo thông tin nhà sản xuất dự án Cậu Vàng đưa ra, diễn viên cuối cùng được chọn vào nhân vật chính cho phim chính là một chú Shiba Inu. Giống chó này mang đặc điểm là… màu vàng, và khá đáng yêu, thông minh và trung thành. Từng có một tác phẩm điện ảnh Nhật Bản, mang tên Hachiko ca ngợi lòng trung thành tuyệt đối của giống chó đáng yêu này.
Một chú… Corgi cũng tham gia tuyển chọn?
Thế nhưng, có vẻ như quốc khuyển của Nhật Bản không thích hợp để xuất hiện trong giai đoạn kháng chiến của nước ta cho lắm. Một ý kiến khán giả cho rằng, chó chú Shiba này quá… mập. Đặt vào bối cảnh năm 1946, khi câu chuyện về Lão Hạc đang diễn ra, con người còn không có cơm mà ăn, thế mà chú chó Shiba này lại tung tăng chạy nhảy, với gương mặt hồn nhiên và khá là… mập thì không đúng chút nào.
Khán giả này cho rằng chú chó tại buổi thử vai quá… béo.
Video đang HOT
Đồng thời, rất nhiều bình luận của cư dân mạng đã chỉ ra rằng Việt Nam cũng có giống chó cỏ cực kỳ thông minh, đáng yêu. Ở miền núi Tây Bắc thì có giống chó H’mông cụt đuôi cũng rất thông minh, gương mặt sáng sủa và trên hết là vẻ bề ngoài dân dã, rất phù hợp để vào vai cậu Vàng. Ở các tỉnh thì có loại chó cỏ, vừa thông minh, bền sức lại có vóc dáng thon gọn, gầy gò giống với bối cảnh xã hội trong phim. Tại sao các nhà sản xuất phim lại không chọn? Mà lại chọn một giống chó hoàn toàn không liên quan đến bối cảnh?
Giống chó cỏ Việt Nam hoặc chó cụp đuôi Tây Bắc cũng rất thích hợp kia mà?
Một số khán giả còn tinh ý chỉ ra rằng, với giá thành khá cao của loài chó Shiba thì chỉ cần bán cậu Vàng đi, là lão Hạc đã trở thành người… giàu nhất xóm luôn rồi. Vậy là tiêu tùng nửa sau của tác phẩm văn học, khi mà lão Hạc cuối phim phải tự vẫn bằng bả chó. Vì lão thà chết vì cái nghèo, cái đói chứ không muốn bị dục vọng làm biến chất, trở thành con người mà lão cực kỳ căm ghét, Binh Tư. Đừng biện hộ bằng vấn đề thời giá, dù sao thì Shiba cũng là quốc khuyển, hẳn sẽ không có chuyện người Nhật chịu “hạ giá” giống chó tượng trưng cho lòng tự hào của họ đâu.
Khán giả chỉ ra rằng bán cậu Vàng xong, lão Hạc sẽ trở thành người giàu nhất xóm. Vì giá thành của Shiba inu rất cao.
Một khán giả khác còn châm biếm: “Sao không cast luôn con Husky vào?”.
Thực chất, những khán giả tinh ý của chúng ta đã nhìn thấy một rắc rối khá sâu xa. Nhưng có lẽ không ai muốn nói thẳng ra vấn đề. Đó là chuyện Lão Hạc của tác giả Nam Cao lấy bối cảnh năm 1946, khi đó nước ta – bên lề chiến tranh thế giới thứ II – đang lâm vào một nạn đói khủng khiếp. Đồng thời, đế quốc Nhật Bản cũng mang quân tấn công nước ta và chính thức chiếm đóng từ tháng 3/1945. Vậy, đế quốc Nhật Bản (lúc bấy giờ thuộc phe Trục) chính là nguyên do đã gây ra tình trạng khốn cùng của lão Hạc và hàng vạn người dân miền Bắc.
Việc chọn quốc khuyển Nhật Bản đóng vai chính cho tác phẩm văn học lấy bối cảnh xã hội như trên tạo ra một mâu thuẫn khổng lồ. Lão Hạc thành ra lại yêu mến và bịn rịn một chú chó có nguồn gốc từ chính quốc gia đang xâm lược Tổ quốc mình? Hơi sai!.
Những “đối thủ” khác của chú Shiba.
“Diễn viên chính” của dự án Cậu Vàng đang thử vai.
Nhìn từ khía cạnh nào cũng thấy chú Shiba inu trở thành cậu Vàng có vẻ không ổn. Mặc dù là chú rất thông minh và đáng yêu, nhưng thực ra những giống chó nội địa Việt Nam cũng có thể đáp ứng những yêu cầu quay phim. Chưa kể chúng còn rất bền sức. Nếu các nhà làm phim muốn phóng tác chi tiết tác phẩm lão Hạc, thì nhiệm vụ của cậu Vàng khá đơn giản vì chú chó không phải là tâm điểm chính. Chỉ cần “khuyển diễn viên” biết nghe lời là được.
Nhưng nếu các nhà làm phim muốn tập trung xoay quanh câu chuyện của chú chó Vàng, giống như phiên bản Việt của Hachiko, thì lại khác.
Theo Helino
Xuất hiện chiếc cầu ở Trung Quốc giống hệt Cầu Vàng ở Đà Nẵng lại còn có nhiều thông tin bất ngờ khiến dân mạng xôn xao cả ngày nay
Cầu Thái Hồng Tiên Thủ của Trung Quốc nhận kỷ lục Guinness cho thiết kế "Điêu khắc tạo hình tay Phật lớn nhất thế giới", mặc dù trông khá giống Cầu Vàng ở Việt Nam.
Cách đây chưa lâu, người dân Việt Nam cũng như khách du lịch và truyền thông quốc tế đã được dịp "phát sốt" với thiết kế vô cùng ấn tượng của chiếc Cầu Vàng ở Bà Nà Hills. Khắp các diễn đàn mạng xã hội và các trang tin uy tín trên thế giới như BBC News, Archway, Design Boom, Street Art Globle, chiếc ảnh không hẹn mà gặp phủ sóng mọi khoảnh khắc.
Ảnh: world_discoverer_007
Ảnh: aerondrone
Được chính thức khánh thành vào tháng 6/2018, Cầu Vàng nằm ở độ cao 1.400m, dài gần 150m và gồm có 8 nhịp. Giữa khung cảnh nên thơ được bao phủ bởi màn sương mờ ảo, hình ảnh chiếc cầu vắt ngang như một dải lụa mềm mại trên đôi tay tiên tử khiến những du khách đến đây ngỡ mình lạc vào chốn bồng lai.
Ảnh: nyla.oreilly
Những tưởng bấy nhiêu điểm đặc biệt ấy đã khiến Cầu Vàng trở thành thứ "độc nhất vô nhị"; tuy nhiên, vừa mới đây, tại Trung Quốc, một chiếc cầu có hình dáng tương tự đã "mọc" lên và bắt đầu mở cửa chào đón công chúng tham quan vào ngày 17 tháng 8. Chiếc cầu mang tên Thái Hồng Tiên Thủ thuộc khu du lịch Cổ Khê Tinh Hà, huyện Vưu Khê, thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến. Cây cầu này cũng ngay lập tức nhận kỷ lục Guinness cho thiết kế "Điêu khắc tạo hình tay Phật lớn nhất thế giới".
Cầu Thái Hồng Tiên Thủ nằm ở vùng khí hậu mát mẻ giữa núi Tiên Đình, lấy hình ảnh cầu vồng làm cấu tạo nghệ thuật, tổng chiều dài 99 mét. Bàn tay thần thiên nâng đỡ cầu vồng được gọi là Bạch Ngọc Tiên Thủ, cao 19 mét. Tổng chi phí xây dựng là 16 triệu NDT (khoảng 52,5 tỷ VND).
Theo mô tả, mùa hè ở đây cũng chỉ khoảng 26 độ C, ngay cả điểm thấp nhất của cây cầu cũng giăng sương mù mờ ảo. Càng bước lên cao thì lại càng bị bao phủ giữa mây trời - tạo cảm giác như "lạc vào tiên cảnh". Tuy nhiên, hình ảnh cầu Thái Hồng Tiên Thủ cũng gắn với bàn tay Phật khổng lồ, hiện lên sừng sững giữa vùng đất sương mù mờ ảo khiến không ít người đã từng ghé qua Cầu Vàng ở Việt Nam cảm thấy có chút gì đó hao hao.
Ở thời điểm mới ra mắt, chiếc cầu đã ngay lập tức thu được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng xứ Trung. Ở một diễn biến khác, các điểm tương đồng trùng hợp giữa hai cây cầu ở Đà Nẵng, Việt Nam và Phúc Kiến, Trung Quốc đang trở thành đề tài để người dùng mạng bàn tán một cách sôi nổi.
(Nguồn: Sohu, Weibo)
Theo Helino
Rõ ràng là bộ ảnh mẹ bị ra rìa khi đi du lịch cùng hai bố con, vậy mà dân tình vẫn nhao nhao muốn đẻ ngay 1 đứa! Thật ra, có con nhỏ đâu có nghĩa là không thể đi chơi xa với nhau. Biết sắp xếp một chút thì cả gia đình sẽ có những khoảnh khắc đáng nhớ như thế này đó! 2019 là quãng thời gian mà nhiều 9X bắt đầu lập gia đình, trở thành những bố mẹ hiện đại. Chính vì thế mà các gia đình...