Ai độc quyền bán hàng miễn thuế sân bay, đút túi lợi khủng?
Lĩnh vực bán lẻ tại sân bay Tân Sơn Nhất đang được hưởng lợi nhờ số lượng hành khách tăng đột biến, mức tăng trưởng dự báo sẽ cao vào năm 2018.
Hưởng lợi từ dịch vụ bán lẻ không ai khác chính là CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), công ty con của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo chia sẻ của ban lãnh đạo công ty, kinh doanh hàng miễn thuế là nguồn doanh thu chính của SASCO trong 6 tháng đầu năm 2016. Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ lĩnh vực này chủ yếu nhờ lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của công ty là Imex Pan Pacific Group (IPP), một “ông lớn” trong kinh doanh hàng miễn thuế và xa xỉ phẩm, đã hỗ trợ SASCO tái cơ cấu lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế cũng như giảm bớt hàng tồn kho.
Mức tăng trưởng dự báo sẽ tăng mạnh vào năm 2018, khi công suất sân bay này tăng 60% theo quy hoạch.
Hiện sân bay Tân Sơn Nhất đã hoạt động với 111% công suất thiết kế, trong khi đó, SASCO lại là đơn vị độc quyền lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế tại sân bay này từ nhiều năm qua. Theo ước tính, khi hoàn thành việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vào năm 2018 sẽ giúp công suất sân bay tăng 60% lên 40 triệu hành khách/năm.
Điều này sẽ kích thích các lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế, bán lẻ thực phẩm và đồ uống, cũng như CIP Lounge (phòng chờ CIP), những lĩnh vực mà SASCO đang khai thác.
Video đang HOT
Do các quy định về phân vùng của ACV, SASCO sẽ không thể mở rộng phạm vi hoạt động tại các sân bay thuộc khu vực miền Trung, nhưng cơ hội lại tràn trề với công ty, khi Sân bay Long Thành dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2025 sẽ có công suất 50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 1.
SASCO chưa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, nhưng báo cáo tài chính quý I/2016 cho thấy, doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng lần lượt 8% và 11%, lên 551 tỷ đồng và 52,9 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế và sau lợi ích cổ đông sau thuế đạt 42,7 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đóng góp chủ yếu cho kết quả kinh doanh trong quý I là kinh doanh hàng miễn thuế.
Cụ thể, lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế đóng góp 49% tổng doanh thu và 25% tổng lợi nhuận gộp, đạt 272 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lĩnh vực thương mại, bao gồm nhượng quyền thương hiệu và bán lẻ thực phẩm và đồ uống tại sân bay Tân Sơn Nhất, đóng góp 27% doanh thu và 33% lợi nhuận gộp.
Hiện SASCO sở hữu và điều hành 100 điểm bán lẻ, tổng cộng chiếm 70% tổng diện tích mặt bằng bán lẻ. Các lĩnh vực khác gồm CIP Lounge, sản xuất nước mắm, dịch vụ taxi, kinh doanh bia và xăng, đóng góp 24% tổng doanh thu và 42% tổng lợi nhuận gộp và đạt tăng trưởng doanh thu 6,5%.
Do đã khai thác tối đa công suất sân bay nên năm 2016, SASCO đặt mục tiêu doanh thu tăng nhẹ 1,2% lên 2.020 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 115% lên 181 tỷ đồng do chi phí dự phòng mạnh cho các khoản phải thu dài hạn.
Đáng chú ý, công ty có một số khu đất lớn tại một số vị trí chiến lược, trong đó, có 100 ha đất chưa phát triển tại một số bãi biển nổi tiếng của Nha Trang và Phú Quốc, cũng như resort Blue Lagoon với 80 phòng và hiện có tỷ lệ lấp đầy 70% trung bình.
Theo_Zing News
Báo cáo của BHXH Việt Nam 7 tháng đầu năm: Vừa mừng, vừa lo
Chiều nay (17/8), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã công bố kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm với những thông tin hết sức đáng chú ý.
Vừa mừng
Căn cứ vào bản báo cáo BHXH Việt Nam có thể thấy trong 7 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ người tham gia, cũng như số người được giải quyết chế độ BHXH cũng như BHYT đều có những tín hiệu rất tích cực.
Theo đó đến hết ngày 31/7, số người tham gia BHXH bắt buộc là 12.406.463 người, bảo hiểm thất nghiệp là 10.574.309 người, BHXH tự nguyện là 192.340 người.
Sau 7 tháng đầu năm, số đối tượng tham gia BHYT là 72.991 triệu người (bao gồm cả 1,1 triệu lực lượng vũ trang), tăng khoảng 3 triệu người tương đương 4,3% so với năm 2015, đạt tỷ lệ 100,3% so với chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg giao và đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 79,2% dân số.
Ông Phạm Lương Sơn, Phó TGĐ BHXH Việt Nam báo cáo trong hội nghị
Bảy tháng đầu năm 2016, toàn ngành đã giải quyết chế độ BHXH cho 5.058.587 lượt người, tăng 685.678 người (tương đương 15,7%) so với cùng kỳ năm 2015. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho 77.640.540 lượt người, tăng 6.132.290 lượt người (tương đương mức 8,6%) so với cùng kỳ năm 2015.
Về các khoản thu, tính đến hết 31/7, toàn ngành đã thu 133.023,9 tỷ đồng (chưa tính 233,8 tỷ đồng tiền thu lãi chậm đóng BHXH, BHYT) đạt 56,58% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 18.690,3 tỷ đồng (tương đương 16,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi số chi BHXH và BHYT toàn ngành đến hết 31/7 là 129.197,8 tỷ đồng tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vừa lo
Bên cạnh những thống kê đáng mừng trên, sau 7 tháng đầu năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có những thông tin đáng lo ngại.
Dù tổng quỹ khám chữa bệnh BHYT chỉ là 28.220 tỷ đồng nhưng sau 7 tháng đầu năm chỉ khám chữa bệnh đã lên tới 30.372 tỷ đồng, tức âm 2.152 tỷ đồng. Đây là mức thâm hụt lớn nếu so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Trí Đại, Trưởng ban thu BHXH Việt Nam
Báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, chi phí khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2016 tăng đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỷ đồng. Trong đó nếu chia theo loại hình chi phí ngoại trú, nội trú có thể thấy chi phí gia tăng đột biến tại khu vực khám chữa bệnh nội trú (41%) và nếu chia theo khu vực chi phí thì chi phí tăng tại khu khám chữa bệnh đa tuyến đến nội tỉnh là 50%.
Để khắc phục tình trạng thâm hụt trong việc chi khám chữa bệnh trong các tháng cuối năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề ra hàng loạt biện pháp như: Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật liên tục tình hình chi phí khám chữa bệnh và sử dụng quỹ, tăng cường chỉ đạo nghiệp vụ...
Theo_VTV
Mặt bằng 320 triệu/tháng: Cuộc chơi không dành cho người ít tiền! Cuộc chiến mặt bằng là một vấn đề khá nan giải, tham vọng mở rộng cửa hàng ở những vị trí trung tâm tiêu tốn cả hàng trăm nghìn USD khiến nhiều đại gia "bánh ngọt, cà phê" phải ngậm ngùi ra đi vì bị đối thủ khác đánh bại. Thuê mặt bằng 320 triệu/tháng, bảo sao không lỗ? Sau thời gian hoạt...