Ai đi Tết sếp chỉ với lời chúc “suông”?
Tôi rất đồng tình khi Thủ tướng đã chỉ đạo các địa phương không được lên “ chúc Tết” lãnh đạo. Trong hoàn cảnh chúng ta chưa thực sự tạo ra sự thay đổi, mệnh lệnh của Thủ tướng là rất đáng hoan nghênh.
Trái với quan niệm xưa, thay vì thời gian nhàn hạ bên gia đình, Tết bây giờ là lúc một số người tranh thủ lấy lòng nhau. Có những người khoản tiền biếu xén còn được ưu tiên hơn cả khoản chuẩn bị cho gia đình. Không ít trường hợp tặng quà bị biến thành một nghĩa vụ thay vì hành động xuất phát từ trái tim.
Người có điều kiện thì tặng những bộ quà Tết tốn kém, ít thì chai rượu Tây, cân hoa quả nhập ngoại, hay bèo bọt cũng là hộp mứt Tết loại xịn. Tất nhiên, gói quà phải đi kèm với phong bì mới đủ bộ.
Với một số người hư, mưu lợi thì ai cũng hiểu câu chuyện không chỉ dừng ở lời chúc Tết “suông”.
Với một số người hư, mưu lợi thì ai cũng hiểu câu chuyện không chỉ dừng ở lời chúc Tết “suông”. Rất nhiều trường hợp, nó trở thành tấm bình phong cho hành động hối lộ để các quan hệ thân hữu phát triển.
Tất nhiên không phải ai đi chúc Tết cũng chỉ vì tư lợi. Nhưng khi câu chuyện gắn liền với công việc, với câu chuyện lợi ích, thì việc kiểm soát đâu là “chúc”thật – giả trở nên khó khăn. Sẽ rất khó để đánh giá liệu một doanh nghiệp A đi chúc Tết một lãnh đạo địa phương, nơi doanh nghiệp đó đang chuẩn bị đầu tư, là “trong sáng” hay không. Hay một công chức đang trong danh sách cân nhắc thăng chức đi chúc Tết người có quyền quyết định vị trí đó. Bởi thế, trong những tình huống như trên, giải pháp tốt nhất đưa ra là ngăn chặn ngay những nguy cơ gây xung đột lợi ích (conflict of interest).
Đó là cách mà các nhà nước, doanh nghiệp, và trường đại học ở nhiều quốc gia phát triển thực hiện. Ở Mỹ, công chức còn không được nhận bất kì món quà nào, từ bất kì ai, có trị giá hơn 20 đô la (0.04% thu nhập hàng tháng). Nếu quy theo tỉ lệ thu nhập Việt Nam, mức tiền đó tương đương 24 nghìn đồng.
Video đang HOT
Vì thế, không phải tự nhiên mà nhiều nước như Nhật Bản và Mỹ, việc cấp dưới tặng quà có giá trị lớn cho lãnh đạo hầu như không xẩy ra, hay chí ít cũng không công khai như ở ta. Và trong những trường hợp có quà tặng, họ sẽ mở ra ngay để kiểm tra.
Từ chối nhận quà, trước khi là một văn hoá, là nguyên tắc ứng xử trong công việc được quy định nghiêm ngặt. Trải qua thời gian, quy định sẽ điều chỉnh hành vi và biến điều bắt buộc trở thành tự nguyện.
Chính vì vậy, tôi rất đồng tình khi Thủ tướng đã chỉ đạo các địa phương không được lên “chúc Tết” lãnh đạo. Trong hoàn cảnh chúng ta chưa thực sự tạo ra sự thay đổi, mệnh lệnh của Thủ tướng là rất đáng hoan nghênh. Nhưng tôi cũng băn khoăn về chuyện liệu mệnh lệnh có được chấp hành nghiêm chỉnh hay không.
Câu chuyện “cấm chúc Tết” hay tặng quà không chỉ diễn ra trong năm nay. Và không phải là chúng ta không có những quy định pháp lý để xử lý vấn đề trên, thậm chí quy định nghiêm không khác gì những nước Âu – Mỹ. Từ năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng (hiện đang sửa đổi) và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có những quy định cụ thể về việc cấm nhận quà của công chức. Đến năm 2007, chúng ta có Quyết định 64 của Thủ tướng ban hành quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng. Tháng 12/2012, thường trực Ban Bí thư ký chỉ thị 21/CT-TW “nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên”.
Các cơ quan Đảng, chính phủ mỗi năm đều ra công văn nhắc nhở các cơ quan công quyền, doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu phải thực hiện nghiêm những quy định này mỗi khi Tết đến. Nhưng kết quả có vẻ vẫn chưa như mong đợi.
Trong mấy năm qua, Cục Phòng chống Tham nhũng đã công bố số điện thoại để “nhờ” người dân trợ giúp phát hiện việc tặng quà có dấu hiệu tham nhũng. Nhưng năm nào việc tặng quà cũng đúng quy định. Điển hình là năm ngoái, cục này cho biết có 156 cuộc gọi và tin nhắn tố giác tham nhũng trong dịp Tết Bính thân, nhưng không ai bị điều tra. Sự xuề xoà về mặt luật pháp tất yếu sẽ dẫn đến sự xuề xoà khi chấp hành quy định.
Điều quan trọng, vì thế, cần phải nghiêm khắc hơn nữa trong việc xử lý cán bộ vi phạm. Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi cần nghiêm cấm mọi hành vi nhận quà có giá trị, và khép đó vào tội tham nhũng, nhận hối lộ để xử lý hình sự. Sau khi có chế tài, cần tăng cường sức mạnh và sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền như Thanh tra chính phủ,Ủy ban kiểm tra Trung ương, và cơ quan công an để xử lý “điểm” những vi phạm.
Chống tham nhũng không thể hời hợt, và phải bắt đầu ngay từ những việc tưởng chừng nhỏ bé như đi chúc Tết.
(Theo Vietnamnet)
Cấm tặng quà Tết: Chỉ 'bác tài' mới hiểu sếp đi đâu, nhà ai?
Năm nay, Trung ương có lệnh cấm lãnh đạo các địa phương lên chúc Tết, biếu quà lãnh đạo cấp trên. Lãnh đạo các địa phương thấy bớt hẳn một "nỗi lo". Lãnh đạo "nhẹ" một thì nhiều "bác tài" còn sướng gấp nhiều lần.
Thời trước, khi công nghệ thông tin, phương tiện giao thông chưa phát triển, giải đáp một vấn đề gì đó bí hiểm hoặc ẩn khuất, nhiều người hay nói: "Có trời mới biết". Ở ta, người ta cũng thường dùng lối nói hình ảnh siêu hình: "Biết ma ăn cỗ lúc nào". Gần đây, trong dân gian còn xuất hiện câu nói nhái theo ý thơ trong bài Thuyền và biển của nhà thơ Xuân Quỳnh: "Chỉ có tiền mới hiểu "sếp" mênh mông nhường nào".
"Trời", "ma", "tiền" là những sự vật siêu hình, vô tri, vô giác, cho nên khi muốn truy vấn ai, điều gì, không thể đem ra mà tra hỏi. Còn đối với một số "sếp" trong bộ máy lãnh đạo, quản lý hiện nay, thì dù có kín đáo, bí mật đến mấy trong những việc làm khuất tất, vẫn có một người có thể biết và hiểu. Đó là những người lái xe cho "sếp" hay dân ta vẫn quen gọi vắn tắt là "bác tài".
Thường mỗi cán bộ khi được đề bạt, cất nhắc lên thành lãnh đạo, quản lý (diện có xe ô tô công vụ đưa đón tại nhà) khi chọn "lái xe riêng", ngoài tiêu chuẩn khác thì "hợp" với "sếp" là một tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng.
Cảnh đông đúc, tắc đường Hà Nội những ngày cận Tết năm ngoái. Ảnh: Nam Trần/ Tuổi trẻ
Chính vì thế, có sếp suốt thời gian làm lãnh đạo chỉ có nhõn một lái xe; lãnh đạo đi đâu, lái xe đi đó. Nhưng có những sếp thay lái xe xoành xoạch mà vẫn không ổn. Bởi vì đối với những sếp hay "đi ngang, về tắt" hay có nhiều góc khuất trong các mối quan hệ, làm ăn, sinh hoạt, mà gần đây Trung ương gọi là suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thì tiêu chuẩn rất quan trọng mà lái xe cần có là "ba không": không nghe, không nói, không biết hay "biết đâu để đấy", không được thóc mách. Nếu không sẽ bị sếp "loại khỏi vòng chiến đấu".
Mấy năm trước, khi chưa có lệnh cấm tặng quà thì một trong những người vất vả nhất là các "bác tài" lái xe chở sếp đi chúc Tết.
Vốn dĩ tặng quà ngày Tết là một phong tục đẹp người Việt dành cho nhau để bày tỏ lòng quan tâm, sự cảm ơn với bạn hữu, người thân, hay những người đã hết lòng hỗ trợ mình suốt một năm, trong đó có thể gồm cả cấp trên. Những món quà như thế chan chứa nghĩa tình, nồng đượm mến thương.
Nhưng có một số người cơ hội đã lạm dụng quà cáp để "bắc cầu" cho những mục đích cá nhân. Và khi đó, tặng quà trở thành hành trình kể mãi không hết... đây cũng là nội dung bàn đến trong phạm vi bài viết này.
Những cuộc "bắc cầu" kiểu này thường diễn ra rất chóng vánh và phải "xếp hàng" để tránh đụng nhau nên "bác tài" luôn ở tư thế sẵn sàng: sáng sớm, giữa trưa, chập tối, nửa đêm.
Có khi "bác tài" phải nhịn đói, lái xe lòng vòng giữa phố phường đông đúc để chờ đến lượt. Có lúc vừa ngả lưng, chợp mắt được vài phút, hoặc vừa kịp bưng bát phở, "sếp" lệnh đi ngay đến địa chỉ nọ, kia trong vòng mười lăm, hai mươi phút kéo "sếp" trên đi vắng mất.
Nói chung, chả cái Tết nào giống cái Tết nào. Có bao nhiêu cái Tết là có bấy nhiêu tình huống khóc cười trong chuyện tặng "quà". Và mỗi lần đi biếu "quà Tết" như vậy, các"bác tài" lại có thêm bề dày kinh nghiệm phục vụ nhanh, gọn, chu đáo, đúng lộ trình và tuyệt đối bí mật.
Năm nay, Trung ương có lệnh cấm lãnh đạo các địa phương lên chúc Tết, biếu quà lãnh đạo cấp trên. Lãnh đạo các địa phương thấy bớt hẳn một "nỗi lo". Lãnh đạo "nhẹ" một thì nhiều "bác tài" nhàn gấp nhiều lần, bởi không phải chịu cảnh chen chúc trên đường phố, càng không phải chờ đợi, xếp hàng, phấp phỏng như những năm trước.
Vẫn có người còn băn khoăn, trên đã kiên quyết cấm như vậy, nhưng liệu có thể cản được một vài sếp hư. Có lẽ đây đó sẽ vẫn còn một vài vị muốn tặng quà kiểu "cơ hội" vẫn có vài vị khác chờ được biếu quà Tết và có lẽ cũng sẽ có thêm nhiều "con đường bắc cầu" tinh vi được nghĩ ra.
Tuy nhiên, cũng có nhiều cách để phát hiện những "con đường" như thế. Tuy nhiên Trung ương đã kiên quyết cấm rồi, giờ là lúc các cấp dưới phải nghiêm túc thực thi.
(Theo Vietnamnet)
Chủ tịch tỉnh "lệnh" kiểm soát tài sản công, tặng quà Tết sai quy định CChủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh vừa chỉ đạo Thanh tra tỉnh này chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, tham mưu báo cáo việc sử dụng tài sản công, tặng quà và nhận quà tặng không đúng quy định trong dịp Tết nguyên đán 2017. Trao đổi với PV Dân trí vào...