Ai đi dưới trời nắng nóng nhất định phải biết điều này kẻo ngất lịm, tử vong bất thình lình
Các chuyên gia cảnh báo rằng bạn chớ có coi thường say nắng, say nóng bởi chúng có thể khiến bạn tử vong!
Với những ngày nắng nóng với nền nhiệt độ lúc nào cũng gần chạm mốc 40 độ C thế này, phải phơi mình giữa trời nắng thực sự là 1 cực hình.
Không những thế, nhiều người khi đi nắng đã “dính” vào 1 hội chứng bệnh đặc biệt. Thoạt nghe tưởng chừng bệnh này đơn giản nhưng chúng lại nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng – nó mang tên say nắng.
Say nắng – phản ứng cơ thể không nên xem thường!
Khi cơ thể phải vận động liên tục dưới trời nắng gắt, ánh nắng sẽ chiếu trực tiếp trong thời gian dài vào vùng dễ bị tổn thương như đỉnh đầu, gáy – gây ảnh hưởng đến vùng điều hòa thân nhiệt nằm ở khu vực hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, do nắng nóng nên nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Cơ thể phải hoạt động tiêu hao 1 lượng lớn nước và chất khoáng đáng kể thông qua bài tiết mồ hôi để tự làm mát cơ thể.
Và khi đạt đủ 2 điều kiện: ở môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài và mất nước toàn thân nghiêm trọng thì bạn sẽ rơi vào trạng thái hoa mắt, say sẩm mà ta gọi là sốc nhiệt hay say nắng.
Nhưng vì sao say nắng lại nguy hiểm?
Cần phải khẳng định rằng, nhiệt độ của cơ thể nằm trong khoảng 36,1 – 37,8 độ C. Khi bị say nắng, say nóng – thân nhiệt cơ thể sẽ tăng cao đến khoảng 39 – 40,5 độ C.
Lúc này, cơ thể người sẽ kích hoạt cơ chế điều hòa nhiệt độ giữ cho thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
Việc mất nước này sẽ làm cơ chế điều hòa hoạt động không hiệu quả, trung tâm điều hòa sẽ bị rối loạn hoạt động, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mặt đỏ, da khô, huyết áp tụt dần.
Video đang HOT
Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật.
Chườm túi đá lạnh vào cổ, nách, bẹn… là cách giúp hạ thân nhiệt
Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ, tử vong…
Một số người say nắng nặng còn có thể chảy máu não do tổn thương thần kinh trung ương mà nguyên nhân là do bức xạ mặt trời chiếu vào đầu.
Mẹo hay để chống say nắng mùa hè
- Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất (thường từ 10 giờ đến khoảng 3 giờ chiều).
Đây là thời điểm nắng nóng gay gắt nhất vì thế nếu buộc phải ra ngoài khi trời nắng, bạn hãy tìm đường râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, bóng cây mát để điều hòa không khí.
- Vừa làm việc vừa sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
Khi làm việc ngoài trời, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ giải lao, tránh trường hợp làm việc liên tục, quá sức dưới nền nhiệt cao.
Có thể sau 1 tiếng làm việc, bạn nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút để hạ bớt thân nhiệt, sau đó tiếp tục công việc.
- Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ
Bạn nên chọn mặc quần áo rộng, nhẹ thoáng khí. Bởi quần áo quá chật, ôm sẽ gây bí, mồ hôi không thoát ra được.
Ngoài ra khi đi nắng, bạn cũng nên mặc thêm áo chống nắng, đeo khẩu trang, đeo kính để bảo vệ cơ thể.
- Uống nhiều nước
Việc uống đủ nước 1,5 – 2 lít nước/ngày sẽ giúp cân bằng nước và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Bạn không nên uống đồ uống có cồn hay cà phê bởi chúng có thể cản trở khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
- Mang theo quạt giấy, quạt cầm tay
Với những người thường bị đổ mồ hôi, liên quan đến nhiệt thì nên mang theo quạt giấy, quạt cầm tay để giúp hạ bớt thân nhiệt khi cần thiết.
Nguồn: Livewell
Theo Helino
Thói quen cực dễ mắc trong mùa hè có khả năng cao dẫn đến tử vong
Đã có rất nhiều trường hợp cảnh báo nhưng không ít người vẫn chủ quan xem thường và chưa từ bỏ được thói quen cực kỳ có hại này.
Vào những ngày nắng nóng đầu hè thì chuyện sử dụng điều hòa là điều rất đỗi bình thường ở mỗi gia đình. Tuy nhiên, có một sai lầm tai hại mà rất nhiều người mắc phải trong mùa này gây nguy hại đến sức khoẻ, đó chính là thói quen vừa tắm xong đã vào phòng điều hòa ngay.
Nhiệt độ ngoài trời những ngày gần đây luôn đạt mức cao tới 34 - 36 độ C. Nhiều người tắm xong thường không để ý mà chui vào phòng điều hoà... cho mát. Điều này tưởng chừng như không phải vấn đề lớn lao, thế nhưng nó lại có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp tử vong do tắm xong vào phòng điều hoà chế độ lạnh ngay. Điều này cũng tương tự như việc vừa đi nắng về đã tắm nước lạnh ngay. Việc thay đổi môi trường như vậy gây ra sự chênh lệch nhiệt độ một cách bất ngờ sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, gây tổn hại nghiêm trọng đến trung khu thần kinh.
Sự thay đổi này, nếu nhẹ thì có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, cơ thể lờ đờ. Nặng hơn, nó có thể khiến nhịp tim tăng nhanh, hơi thở dốc, sau đó nhịp tim chậm dần, khó thở và dần dần dẫn đến hôn mê, tử vong. Tình trạng càng nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, người cao tuổi...
Do đó, để tránh gặp phải những nguy cơ gây hại từ thói quen này, bạn cần nhớ tuyệt đối không vào phòng điều hòa ngay khi vừa tắm xong. Bởi đây là thói quen vô cùng có hại, nó dễ gây nguy cơ cảm lạnh, viêm phổi. Đặc biệt, sau khi tắm xong mà vào phòng điều hòa ngay còn làm ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn máu, đồng thời làm chậm quá trình máu lên não, gây cản trở hoạt động của huyết áp và tim mạch bởi sự chênh lệch về nhiệt độ.
Và dù cho phòng của bạn có đang bật sẵn điều hòa thì cũng nên tắt đi để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ phòng rồi mới bật điều hòa lại. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, để tránh nguy hại chết người vì đột ngột ra vào phòng điều hòa thì trước khi ra khỏi phòng 30 phút, bạn nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí được lưu thông, đồng thời giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Còn khi từ bên ngoài vào phòng điều hòa thì nên để điều hòa ở nhiệt độ cao rồi hạ thấp nhiệt độ dần chứ không nên bật sẵn điều hòa ở nhiệt độ thấp.
Ngoài ra, trong những ngày thời tiết nắng nóng như vậy thì bạn nên hạn chế ra vào phòng có điều hòa liên tục để tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu vừa đi ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều thì tuyệt đối không vào phòng điều hòa ngay mà nên lau khô mồ hôi, ngồi ngoài một lúc rồi mới vào phòng điều hòa.
Tương tự như vậy, sau 9 giờ tối thì bạn cũng cần tránh đi tắm bởi đây là thời điểm nhiệt độ bắt đầu xuống thấp, khi tắm xong dễ làm cơ thể bị trúng gió hoặc cảm lạnh. Mặt khác, tắm vào thời điểm này còn làm các tĩnh mạch giãn nở, cơ thể bị hạ huyết áp, kéo theo các nguy cơ gây bệnh như liệt mặt, đau đầu kinh niên, đột quỵ, và thậm chí là tử vong.
Theo Helino
Vì sao bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều đạm? Một nghiên cứu trên hơn 2.000 người châu Âu đã xem xét, và so sánh, sức khỏe tim mạch của một người với lượng đạm ăn vào của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn ít protein nhất có khả năng tử vong cao hơn 46% so với những người ăn nhiều nhất. Các chuyên gia tin rằng chế độ...