Ai đầu tư ngân hàng mô, tạng?
Chính phủ Vùa cho phép Bộ Y tế cấp phép hoạt động đối với ngân hàng mô bao gồm Các dự án đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên tắc trong lĩnh vực hiến, ghép tạng là chống mục tiêu kinh doanh. Vậy ai sẽ đầu tư vào lĩnh vực này?
Cần “ngân hàng” để kết nối cung – cầu
Theo quan niệm có tính quốc tế, ngân hàng mô là cơ sở y học có chức năng thu giữ, bảo quản, xử lý mô từ nguồn người sống và người chết hiến tặng phục vụ cho điều trị, nghiên cứu khoa học và giảng dạy y học. Các mô bao gồm: mô xương, mô sụn, màng não cứng, màng tim, van tim, giác mạc, da….
Một ca ghép gan tại bênh viện nhi đồng 2.
Không ai lại đem bán cơ thể của mình hay của người thân sau khi chết. Việc nhận được sự hiến tặng mô, tạng là vô cùng quý giá, nếu đem đi kinh doanh kiếm lời là vô nhân đạo! Do đó, một trong những nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực hiến, ghép tạng là chống mục tiêu kinh doanh. Nhiều ý kiến cho rằng những ai muốn kinh doanh kiếm lời thì không nên đầu tư vào ngân hàng mô, tạng.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện cả nước có 14 cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện các kỹ thuật ghép mô, tạng phức tạp (như Bệnh viện Việt Đức, Chợ Rẫy, 103, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế…), tuy nhiên sau 23 năm kể từ ca ghép thận đầu tiên, cho đến nay, Việt Nam mới thực hiện được gần 1.200 ca ghép thận, 38 ca ghép gan, 12 ca ghép tim, 1 ca ghép tụy và trên 1.400 ca ghép giác mạc.
Những con số trên được đánh giá là quá khiêm tốn so với nhu cầu của hơn 16.000 người bị suy chức năng tim, thận, gan, phổi… đang mòn mỏi chờ ghép tạng và hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc. Theo TS.BS. Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ngân hàng là nơi đảm nhận vai trò trung gian giữa người cho và người nhận, nếu không có sự ràng buộc nào, họ sẽ điều phối một cách hợp lý và thỏa đáng nhất. Thực tế trên thế giới, những “ngân hàng cơ thể người” tuyệt đối không được phép dính dáng đến kinh doanh mà thường là do những tổ chức từ thiện hoạt động phi lợi nhuận, thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học hoặc các bệnh viện – nơi có chuyên môn và hơn ai hết, biết người nào có tạng hợp với người nào; ai cần ghép trước, ai có thể đợi thêm. Bên cạnh đó, có những công ty công nghệ sinh học “chế biến ra những sản phẩm “tiện dụng” hơn (chẳng hạn từ da của người vừa chết, họ làm thành những mảnh da tiêu chuẩn 33 cen-ti-mét dùng để cấy ghép cho những người bị bỏng axit).
Song nên nhớ hầu như các nước đều nghiêm cấm việc cho – nhận tạng vì mục đích thương mại. Tại Việt Nam, mấy năm nay, Nhà nước chỉ mới mở trung tâm điều phối quốc gia (phi lợi nhuận) nhưng không cất giữ tạng phủ. Việc lập ngân hàng mô trung ương vẫn chưa làm được do chưa có đủ kinh nghiệm tổ chức và giám sát hoạt động.
Ai sẽ đầu tư?
Video đang HOT
Theo bà Huỳnh Thị Dã Thanh, nguyên Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, việc cho phép thành lập ngân hàng mô tư nhân là phù hợp với chủ trương xã hội hóay tế và khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhưng với nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận, đặc biệt, hoạt động này tốn chi phí lớn cho những việc như di chuyển, bảo quản các cơ quan tạng phủ. Vậy ai sẽ đầu tư? “Theo tôi, nếu thấy vấn đề còn quá mới và phức tạp trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, hãy duy trì hoạt động của ngân hàng mô của Nhà nước, rút ra nhiều kinh nghiệm rồi hãy mở rộng ra mô hình tư nhân”, bà Thanh đã nói.
Về kinh nghiệm trên thế giới, theo GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh, người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cấy ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, từ năm 1984, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật về vấn đề này. Việc mua bán các bộ phận cơ thể người bị nghiêm cấm để tránh việc người có tiền lạm dụng. United Network for Organ Sharing (UNOS) là một tổ chức tư nhân về ghép tạng có trụ sở tại thành phố Richmond, bang Virginia, đã hoạt động phi lợi nhuận 25 năm nay và chưa hề có tai tiếng hay bị kiện cáo. Tổ chức này được Chính phủ miễn thuế, chịu trách nhiệm phân phối một cách công bằng các bộ phận được tặng hiến cho những người trong danh sách chờ đợi theo nguyên tắc ai đăng ký trước (chứ không phải ai có nhiều tiền) thì được ghép trước!
Tuy vậy, sự mất cân đối cung – cầu trên thế giới đã hình thành những ngân hàng mô, tạng bất hợp pháp, hoạt động bí mật; những đường dây mua bán mô, tạng vô cùng tàn nhẫn, dã man. Thậm chí có cả những tour “ du lịch ghép tạng” với nguồn “nguyên liệu” mua của người nghèo để thu lợi nhuận.
Ở Việt Nam, theo một số nhà chuyên môn, người đứng ra thành lập ngân hàng mô tư nhân nên là người có chuyên môn ngành y. Chẳng hạn một vị giáo sư/bác sĩ ngành mô, tạng có nhu cầu triển khai chuyên môn và phục vụ người dân có thể đứng ra kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất, đồng thời, dựa trên những điều kiện mà Nhà nước cho phép để đưa ra các quy định cho tổ chức. Hoặc giả như một số cá nhân/bệnh viện trong nước hoặc nước ngoài có điều kiện tập hợp những bác sĩ từng làm việc trong lĩnh vực ghép mô, tạng để hình thành một trung tâm chuyên môn làm trung gian kết nối cung – cầu một cách công bằng…
Nhìn vào thực trạng xã hội Việt Nam, bác sĩ Trần Ngọc Sinh thổ lộ suy nghĩ: “Có nhiều người Việt bỏ tiền ra xây chùa, nhưng có người xây chùa để làm từ thiện; có người xây chùa để… kinh doanh. Trong việc lập ngân hàng mô, nếu nhà đầu tư mà hình thành ra một “xí nghiệp xẻ thịt người” để bán thì vô nhân đạo lắm! Chỉ cần có một người buôn bán thì sẽ có người khác làm theo…”.
Hiện tại, Nghị định 118/2016/NĐCP (sửa đổi, bổ sung) về tổ chức hoạt động của ngân hàng mô sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2016. Về điều kiện hoạt động, ngân hàng mô được cấp giấy phép hoạt động khi có quyết định thành lập hoặc ngân hàng mô có tên trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế đối với ngân hàng mô của nhà nước; giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với ngân hàng mô tư nhân. Nghị định cũng quy định một số điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị y tế; các điều, khoản về kiến thức chuyên môn và các vấn đề liên quan.
Nghị định 118 cũng quy định điều kiện riêng để cấp giấy phép hoạt động đối với ngân hàng giác mạc (ngân hàng mô chỉ hoạt động về giác mạc). Tuy nhiên, do chưa có ngân hàng mô trung ương và cũng chưa có kinh nghiệm, nhiều ý kiến cho rằng hành lang pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của ngân hàng mô còn sơ khởi; chưa có cơ chế hỗ trợ và giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của tư nhân….
Theo LS. Trương Thị Hòa (Đoàn luật sư TPHCM) cũng như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ghép mô, tạng, để tránh tư nhân lạm dụng buôn bán nội tạng, pháp lý cho vấn đề này phải thật chặt chẽ. Việc hình thành ngân hàng mô tư nhân phải theo một quy chếvới các quy định chi tiết về điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn, kỹ thuật cũng như về thực thi, giám sát chống kinh doanh mô, tạng…..
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Câu chuyện cảm động về em bé hiến tạng nhỏ nhất nước Anh
Không may mắn như người anh em song sinh của mình, bé Teddy chỉ sống được có 100 phút sau khi ra đời, nhưng đã kịp để lại cho thế giới một điều ý nghĩa: Hiến tặng thận và van tim để cứu những người khác.
Jess bên hai con Noah và Teddy - cậu bé truyền cảm hứng cho toàn nước Anh trong việc hiến tạng.
Sau khi cha mẹ của Teddy, Mike Houlston và Jess Evans, 29 tuổi quyết định đồng ý hiến tặng thận và van tim của con trai xấu số, câu chuyện về Teddy được đăng tải trên các báo Anh, mở đầu cho chiến dịch kêu gọi hiến tạng cứu người.
Câu chuyện đã làm lay động trái tim biết bao người, gây ảnh hưởng lớn và thu hút thêm hơn 100.000 chữ ký xác nhận đồng ý hiến nội tạng. Trong khoảng tháng Tư đến tháng Tám năm nay, NHS Organ Donor Register đã thu nhận được 526.712 chữ ký đồng ý hiến tạng. Con số vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Gia đình Mike-Jess hiện tại. Bé Noah, người anh em song sinh của Teddy đã được 17 tháng tuổi, cùng cô chị cùng mẹ khác cha Billie - 4 tuổi.
Chia sẻ trên Mirror, cha mẹ của Teddy cho biết họ vô cùng tự hào về con trai đã khuất của mình. Cả gia đình chưa bao giờ tưởng tượng nổi câu chuyện của họ lại gây ra một phản ứng tích cực đến thế. Sự ra đi của Teddy để lại một chỗ trống lớn trong lòng cả gia đình, nhưng nhìn thấy sự khác biệt Teddy đã làm nên được trong ngày hôm nay khiến nỗi đau cũng vợi bớt.
Jess ngày ôm Teddy xấu số trong bệnh viện.
Bức ảnh Teddy nắm tay mẹ gây chấn động trái tim người dân Anh.
Mike và Jess, sống tại Cardiff khi ấy trông chờ hai đứa con sinh đôi ra đời, nhưng sau đó các bác sĩ cảnh báo một trong hai đứa mắc chứng anencephaly (một dị tật ngăn chặn sự hình thành trọn vẹn của sọ não và não). Đứa trẻ còn lại khỏe mạnh bình thường, và đến nay đã được 17 tháng tuổi.
Hai anh em song sinh trong giờ phút cuối bên nhau.
Sau quyết định vô cùng khó khăn của cha mẹ, thận của Teddy được vận chuyển đi 233 dặm đến Leeds để cứu sống một bệnh nhân suy thận.
Câu chuyện cảm động về em bé hiến tạng nhỏ nhất nước Anh
Huyền Anh
Theo Dantri/Mirror
Chuyển tim, gan người chết não từ TP.HCM ra Hà Nội ghép cho bệnh nhân Ngay sau khi nhận tạng hiến là gan và tim được bảo quản đặc biệt, vận chuyển bằng đường hàng không từ TP.HCM ra Hà Nội, các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã khẩn trương, cùng lúc thực hiện 2 ca ghép tạng cứu người trong đêm 4.9. Đến chiều 5.9, sức khỏe hai bệnh nhân được ghép tim...