Ai đang lấy chồng xa xin hãy bớt 4 phút trong đời ra đọc câu chuyện đau lòng này
Những ngày không có chồng bên cạnh, giữa nơi đất khách quê người Hà bắt đầu mới thấm cảnh lấy chồng xa…
Biết Thái và Hà yêu nhau, gia đình Hà một mực phản đối vì nhà Hà ngoài bắc mà người yêu tận miền Trung. Thế nhưng Hà vẫn quyết tâm chỉ yêu có mình Thái. Cô bảo mẹ: “Giờ tàu xe thuận lợi rồi mà mẹ. Thích thì con có thể về với mẹ ngay. Từ trong đó ra ngoài này cũng tiện đường xe mà mẹ”. Biết chẳng thể cản ngăn được con, bố mẹ Hà cũng đành cho hai người cưới nhau. Sau khi cưới, công trình của công ty Thái ở quê Hà cũng hoàn thành nên hai người không ở lại quê cô một thời gian như dự định ban đầu mà về quê chồng luôn.
Những ngày mới về quê chồng làm dâu Hà gặp rất nhiều khó khăn từ ngôn ngữ, cách sinh hoạt rồi khẩu vị ăn uống… cái gì cũng xa lạ với cô. Ngay bữa cơm đầu tiên dù đã cố gắng lắm nhưng Hà vẫn phải chạy ra ngoài nhè miếng thức ăn trong miệng ra và lấy cả cốc nước súc miệng mà vẫn chưa hết bỏng miệng vì món ăn quá cay. Thế nhưng mẹ chồng chị lại không hiểu cho nói con dâu chê cơm nhà mình khiến bà bực bội đặt đũa bát xuống đi vào nhà. Hà phải nhờ chồng thanh mình giúp là do cô chưa quen với món ăn quá cay chứ không phải cô dám tỏ thái độ hỗn với nhà chồng.
Cả đêm ấy nằm nhớ mẹ Hà cứ ôm chồng mà khóc rưng rức. (Ảnh minh họa)
Cả đêm ấy nằm nhớ mẹ Hà cứ ôm chồng mà khóc rưng rức. Tất cả mọi chuyện ở nhà chồng với Hà đều khó khăn, duy chỉ có công việc của cô là thuận lợi vì công ty cô cũng có chi nhánh trong này và sếp quản lý ở chi nhánh cũng là người Bắc nên giao tiếp cũng dễ dàng. Chồng Hà cũng chỉ ở được với vợ đúng 3 hôm là đi ngay vì anh là dân xây dựng không thể ở cố định được một chỗ.
Những ngày không có chồng bên cạnh, giữa nơi đất khách quê người Hà bắt đầu mới thấm cảnh lấy chồng xa. Chồng đi được nửa tháng thì cô phát hiện mình có tin vui, có lẽ cô đã dính thời điểm 2 vợ chồng vẫn ở ngoài bắc. Cô báo tin chồng cũng mừng lắm nhưng mẹ chồng lại nhìn cô với vẻ mặt đầy nghi ngờ, kiểu cứ như kiểu cô có thai với người khác chứ không phải chồng vậy. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua khi cuối tháng đó Thái về mua cho vợ ít sữa bầu tẩm bổ vì sắp tới anh phải đi công trình tới tận 6 tháng liền.
Chồng đi rồi Hà nghén kinh khủng, những lúc ốm nghén chẳng có ai ở bên mà dựa dẫm. Người ta chồng đi làm xa thì còn có thể chạy sang cậy nhờ mẹ đẻ đằng này thì mẹ đẻ cô cũng cách xa ngàn cây số. Mẹ chồng thì vẫn giữ thái độ khó đăm đăm với Hà như những ngày đầu cô về làm dâu. Bà cũng không hỏi han con dâu nhiều mặc cô tự xử.
Nhiều hôm nghén ngẩm ăn gì cũng nôn, tối đến bụng trống rỗng Hà lại đói cồn cào muốn được ai nấu cho một bát cháo để ăn, giá có mẹ ở bên thì tốt biết bao. Chân tay rã rời nhưng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con nên Hà cũng cố gắng gượng dậy kiếm cái gì ăn tạm chứ không dám nhờ mẹ chồng nấu vì sợ làm bà tỉnh ngủ. Trong những lần gọi điện về nhà Hà cũng chẳng dám kêu ca với bố mẹ, đây là quyết định của mình thì cô phải ráng chịu vậy thôi.
Video đang HOT
Theo dự tính ban đầu thì khi Hà mang bầu tới tháng thứ 8 thì chồng về nhưng rồi bất ngờ anh lại gọi điện thông báo công trình có phát sinh nên anh phải ở lại thêm 1 tháng nữa. Biết là ngày trở dạ chưa chắc chồng đã có mặt nên một mình Hà tự lo đồ đạc cho mình và cho con sẵn sàng ra đó, lúc nào đau đẻ là xách làn vào viện luôn. Tuy nhiên, một chuyện không ngờ đã xảy đến mà Hà không ngờ. Hôm ấy đang đi làm về thì bất ngờ chị bị một chiếc xe tông vào xe chị khiến chị ngã vật ra đường, cú ngã khá mạnh khiến chị ngất ngay tại chỗ.
Hà được đưa đi viện cấp cứu, và tới khi mở mắt ra chị mới biết mình đang trong bệnh viện, xung quanh chẳng có một ai cả. Cô sờ xuống bụng, giật bắt mình định ngồi bật dậy nhưng đau quá lại vật xuống:
Con tôi đâu, con tôi đâu…? (Ảnh minh họa)
- Con tôi đâu, con tôi đâu…?
- Chị bình tĩnh đã nào, chị vừa mới tỉnh dậy sau ca mổ sức khỏe còn yếu lắm đừng có cử động mạnh. Mà sao gọi mãi cho người nhà chị mà không được vậy.
Đúng là gọi cho mẹ chồng bà không bắt máy thật, Hà nhờ cô y tá gọi cho chồng và 30 phút sau thì mẹ chồng Hà có mặt. Hóa ra bà không nghe điện thoại của con dâu và người lạ chỉ vì đơn giản bà không muốn ai làm phiền bà. Bình thường bà vẫn bảo Hà có gì nói luôn ở nhà đừng có ra ngoài rồi điện về bà không thích như thế. Khi mẹ chồng Hà có mặt thì bác sĩ mới thông báo một tin động trời: “Cháu bà đã không thể cứu được nhưng bác sĩ chưa dám nói cho Hà biết vì sợ cô sốc”. Nhưng bà thì không thế, bà lao vào đay nghiến ngay con dâu:
“Cô làm mẹ kiểu gì hả, có mỗi đứa con trong bụng không giữ nổi, cô giết chết cháu nội tôi rồi”. Đến lúc này Hà mới biết rằng con cô đã chết. Quá hoảng loạn lại bị mẹ chồng nói thế nên Hà càng thêm bị kích động cô không đã mất bình tĩnh đập thẳng đầu vào tường có ý định chết theo con. Các bác sĩ lại phải vội vàng đưa Hà đi cấp cứu. Giá cô được ở gần mẹ đẻ thì chắc chắn mọi chuyện đã không tới mức này…
Chồng Hà về, bố mẹ đẻ cô cũng bay vào gấp. Nhìn con gái đầu quấn băng tóc tai rũ rượi cứ ôm cái khăn bông rồi ru con mà mẹ cô khóc không thành tiếng. Bác sĩ bảo tinh thần cô đã bị chấn động mạnh sau cú sốc mất con, giờ như người thần kinh vậy cần phải có thời gian dài theo dõi bệnh tình và chăm sóc cẩn thận. “Hà ơi, số con khổ quá rồi…”, bà ôm chặt lấy con con…
Lâm Minh/ Theo Thể thao xã hội
Là phụ nữ lấy chồng xa nhưng tôi không bao giờ chọn về quê ngoại ăn Tết
Những ngày Tết, hàng xóm láng giềng ai cũng phải ghen tỵ với không khí nhộn nhịp, vui tươi của gia đình tôi.
Hơn 10 năm ở bổn phận ấy, nói chẳng ngoa rằng chưa một ai kêu ca, phàn nàn hay chê bai tôi. (Ảnh minh họa)
Mấy ngày gần Tết, dù trên cơ quan hay về nhà, tôi cũng nghe đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè bàn tán ăn Tết ở đâu, nhà nội hay nhà ngoại, hay đi du lịch. Đa phần những ai làm dâu đều thích và muốn về ngoại ăn Tết với muôn nghìn lý do, cách thuyết phục khác nhau.
Có chị hùng hồn tuyên bố: nhà chồng không có quyền can thiệp vào việc chúng tôi ăn Tết ở đâu hay đi đâu, làm gì. Dĩ nhiên, đi đâu làm gì là việc của các chị, nhưng sống, hành động như thế nào để hợp tình, hợp lý, đúng đạo lý đâu phải ai cũng biết.
Tôi cũng là con dâu, thậm chí là dâu trưởng của một dòng họ lớn, gia giáo coi trọng lễ nghĩa nên dù ít hay nhiều tôi cũng hiểu đạo làm dâu. Hơn 10 năm ở bổn phận ấy, nói chẳng ngoa rằng chưa một ai kêu ca, phàn nàn hay chê bai tôi là không hiểu biết. Thậm chí, họ còn coi tôi như một hình mẫu để răn dạy con cái trong nhà.
Còn với tôi, mẹ chồng lại là hình mẫu để tôi học tập và noi theo. Dù chỉ sống được cùng bà mấy năm, nhưng tôi thấy rằng mẹ chồng luôn đặt công việc nhà chồng lên trên hết. Chưa một lần bà về ăn Tết với gia đình bên ngoại. Chính vì vậy tôi cũng học và làm theo như vậy. Cho đến bây giờ, thâm tâm tôi thấy hoàn toàn đúng.
Ngày thường, bên nhà ngoại có công việc gì tôi đều về lo liệu, thậm chí đích thân mẹ chồng còn sang thăm nom, góp vui chia buồn hay động viên tinh thần. Nhưng ngày Tết tuyệt nhiên chưa một lần vợ chồng con cái chúng tôi về ngoại ăn Tết. Có chăng, chỉ là về trước ngày 30 và sau ngày mùng 3 gọi là có quà cáp lễ vật dâng cúng ông bà tổ tiên và thắp nén nhanh tiễn các cụ.
Chẳng phải tôi không nhớ, không thương hay không muốn ăn Tết cùng bố mẹ, gia đình nhà đẻ. Nhưng thiết nghĩ, mình là dâu, phải cáng đáng lo toan công việc nhà chồng, điều đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ nhưng cũng là điều gì đó đáng tự hào.
Vẫn biết là ai cũng muốn được ăn Tết cùng bố mẹ đẻ mình, nhưng "xuất giá thì phải tòng phu", lấy chồng phải theo nhà chồng. Chị em thử nghĩ xem, nhà chồng đã mang trầu cau cưới hỏi, xin dâu, có thắp hương khói xin chứng dám để các chị là con của nhà chồng. Vì vậy, dù muốn hay không các chị vẫn "là ma" của họ, nên việc nhà ngoại ăn Tết không còn trong phạm vi, quyền hạn lo lắng của các chị nữa.
Những ngày Tết, hàng xóm láng giềng ai cũng phải ghen tỵ với không khí nhộn nhịp, vui tươi của gia đình tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi thấy nhiều chị lấy lý do sợ bố mẹ đẻ buồn nên muốn về ăn Tết cùng cho ông bà đỡ tủi thân. Xin thưa, chỉ cần các chị làm tốt bổn phận bên nhà chồng thì mới là cách tốt nhất để bố mẹ các chị yên tâm và tự hào rồi, chứ đâu nhất thiết cần các chị bù đắp bằng mấy ngày Tết.
Còn có chị em thì than thở phải cơm nước vất vả mấy ngày Tết, muốn về ngoại ăn Tết còn được nghỉ ngơi. Tôi thấy đó là suy nghĩ thật ích kỷ! Các chị chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Cả năm cũng chỉ có mấy ngày Tết để các chị làm mâm cơm canh cúng bái tổ tiên mà các chị cũng định trốn tránh trách nhiệm, kêu than này nọ thì thật quá đáng trách.
Những ngày Tết, hàng xóm láng giềng ai cũng phải ghen tỵ với không khí nhộn nhịp, vui tươi của gia đình tôi. Đó là điều khiến tôi vô cùng hạnh phúc và tự hào. Tôi nghĩ rằng mình đã làm đúng.
Và tôi cũng nghĩ rằng, phàm là bố mẹ, ai cũng muốn con gái mình được khen ngợi, tôn trọng và có tiếng nói trong gia đình chồng. Vẫn biết các cụ có thể buồn, có thể thấy thiếu vắng, nhưng nếu mọi người giải thích và nói rõ nguyện vọng của mình thì chẳng ai nỡ trách các chị đâu.
Theo Afamily
Phát điên vì nàng dâu phố 'trăm phương ngàn kế' trốn Tết quê chồng Đâu chỉ có những cô gái lấy chồng xa mới "cáu sôi máu" vì không được ăn Tết quê ngoại... Cô vợ tiểu thư khiến anh đau đầu vì chuyện Tết nội Tết ngoại (ảnh minh họa) Tết là "ngày hội đoàn viên", là khoảnh khắc sum vầy ấm cúng bên mâm cơm cùng gia đình. Những ngày này, ai ai cũng muốn...