“Ai” đã “giết” các nhà khoa học hàng đầu?
Những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trong thời gian qua đã gây nên sự kinh hoàng trong đời sống xã hội. Mỗi ngày, nó cướp đi sinh mạng của hàng chục người đồng nghĩa với việc hàng chục gia đình cha con, vợ chồng, anh em mất nhau…
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Một câu nói lặng người trong một chương trình giao thông Chào buổi sáng: “Hôm nay như mọi ngày, sẽ lại có hàng chục người ra khỏi căn nhà của mình rồi mãi mãi không trở về”.
Chỉ trong 3 ngày vừa qua, đã xảy ra 3 vụ tai nạn nghiêm trọng làm 16 người chết và hàng chục người khác bị thương. Vụ thứ nhất vào ngày 7/6, xe khách lao vào vách núi tại Khánh Hòa làm 7 người chết, hàng chục người bị thương. Vụ thứ hai vào ngày 9/6, tại Quảng Nam, xe khách lao xuống vực làm 3 người chết, hàng chục hành khách bị thương. Vụ thứ ba cùng trong ngày 9/6 tại Bà Rịa – Vũng Tàu, xe tải đông lạnh tông vào 2 xe máy làm 6 người chết tại chỗ…
Điều này cho thấy, chất lượng các biện pháp an toàn giao thông vẫn chỉ nằm trên giấy.
Trong những nối đau mất mát vừa qua, có một tổn thất rất lớn đối với nền khảo cổ nước nhà. Đó là cái chết của TS. khảo cổ học người Nhật Bản Nishimura Masanari (1965 – 2013). Ông qua đời ngày 9.6 sau khi gặp tai nạn tại khu vực cầu vượt nút giao thông Quốc lộ 1 và Quốc lộ 5.
Là Giảng viên Đại học Osaka Nhật Bản, TS Nishimura Masanari đã gắn bó với khảo cổ học Việt Nam suốt 20 năm nay. Ông và vợ ông là TS Norico cùng 2 con trai đã có nhiều năm gắn bó với Việt Nam, luôn coi Việt nam như là quê hương thứ 2 của mình.
Ông là người phát hiện mảnh khuôn đúc trống đồng duy nhất từ trước đến nay có niên đại khoảng thế kỷ 1-3 sau Công nguyên, phát hiện khuôn đúc mũi tên đồng tại Luy Lâu. Những khuôn đúc này cho thấy trống đồng và tên (có niên đại thời kỳ An Dương Vương) được đúc ra từ chính Việt Nam.
Theo PGS-TS Nguyễn Giang Hải, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam: “TS Nishimura Masanari đã dành cả cuộc đời cho sự phát triển của khảo cổ học Việt Nam”.
Sự ra đi của vị tiến sĩ đáng kính đã khiến nhiều người, đặc biệt là giới khảo cổ học bàng hoàng.
Tiếc thay, TS Nishimura Masanari không phải là người đầu tiên bị tai nạn vì giao thông như “mê hồn trận” tại Việt Nam.
Video đang HOT
Trước ông, cuối năm 2006, chuyên gia công nghệ thông tin nổi tiếng người Mỹ – Giáo sư Seymour Papert thuộc Học viện Công nghệ Thông tin Massachusetts (MIT) cũng bị tai nạn giao thông khi ông sang Hà Nội để dự một Hội nghị quốc tế về phương pháp dạy toán học bằng công nghệ thông tin tổ chức tại trường Đại học Bách khoa.
Chỉ cách 4 ngày sau, tai nạn giao thông lại cướp đi mạng sống của nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, nguyên giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông từng giữ chức Viện trưởng sáng lập của Viện Cơ học, Giám đốc đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, ông còn là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tự nhiên.
Không chỉ là nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam, GS Nguyễn Văn Đạo còn là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học châu Âu, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Ukraina.
Chính hung thần có tên là tai nạn giao thông đã gây thảm họa cho ba nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và thế giới.
Mỗi cái chết đều mang nặng nỗi đau nhưng cái chết của các nhà khoa học còn là tổn thất chung cho đất nước và cho nhân loại.
Xin được thắp nén nhang cho hương hồn những nạn nhân tai nạn giao thông những ngày qua.
Xin được thắp nén nhang cho Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo.
Xin được thắp nén nhang cho hương hồn Tiến sĩ Khảo cổ học Nishimura Masanari.
Theo vietbao
Phát lộ tàu chứa 40.000 cổ vật bạc tỷ
Sau hơn 1 ngày khai quật, đến sáng nay (5/6), hàng ngàn hiện vật cổ trị giá bạc tỷ trên tàu cũng như xác tàu chứa cổ vật đã dần phát lộ
Trước đó, từ sáng 4/6, Ban khảo sát, thăm dò, khai quật khảo cổ di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã triển khai lực lượng khai quật tàu cổ chứa cổ vật.
Nhiều hiện vật cổ
Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương - đơn vị chịu trách nhiệm khai quật chính tàu cổ - đã đóng cọc thép trên diện tích 600m2 bao quanh con tàu cổ bị đắm và sử dụng khoảng 500 cọc thép làm đê vây nhằm ngăn nước biển xâm nhập vào khu vực tàu đắm. Sau đó tiến hành bơm nước bên trong điểm vây chắn ra ngoài, trục vớt toàn bộ lưới sắt đã bao phủ bảo vệ tàu và cổ vật dưới tàu, đồng thời tiến hành sục, hút cát vùi lấp trên con tàu cổ chứa cổ vật.
Ngay khi nước được bơm cạn, một phần mũi tàu và đuôi tàu cổ đã ló lên trên lớp cát phủ cùng nhiều hiện vật cổ gồm chén, bát, lọ bình, dĩa,... với nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo. Cổ vật chủ yếu trên tàu là đồ gốm sứ gia dụng như bát, chậu, chén, đĩa, lư hương, hộp... thuộc dòng men nâu và men ngọc xanh da táo, ô liu.
Hàng ngàn cổ vật đã phát lộ
Đoàn chuyên gia về khảo cổ học cũng đã trực tiếp có mặt tại nơi khai quật để cùng với đơn vị khai quật tiến hành các bước khai quật theo đúng trình tự, thực hiện đúng các công đoạn lấy cổ vật ra khỏi con tàu đắm nhằm đánh gia được hiện trạng cũng như phân loại cổ vật một cách hợp lý theo đúng quy trình về khai quật khảo cổ học dưới nước.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Ủy viên Hội đồng thẩm định cổ vật Bộ VH-TT-DL, cho biết: "Trong số 5 con tàu cổ đắm ở vùng biển Việt Nam đã được khai quật, con tàu cổ đắm ở thôn Châu Thuận Biển có kích thước thuộc loại trung bình. Đây là con tàu nằm rất gần bờ và lần đầu tiên Việt Nam khai thác được một chiếc tàu cổ ở biển như khai thác trên cạn. Tuy nhiên, việc khai thác sẽ hết sức cẩn thận để bảo vệ các cổ vật không bị hư hại".
Những hiện vật cổ này trên tàu cổ có niên đại từ thế kỷ 14
Các chuyên gia khảo cổ học đánh giá cổ vật từ tàu cổ
Cũng theo TS Chiến, các loại gốm sứ trên tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển là đồ dân gian thời Nguyên, thế kỷ 14. "Ban đầu, chúng tôi vẫn xác định con tàu và số cổ vật có niên đại ở thế kỷ 14. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác nhất, cần phải chờ đến khi công việc khai quật con tàu được hoàn thành. Bởi để xác định niên đại rõ ràng cần phải nghiên cứu kỹ các hiện vật chỉ định như tiền xu. Tuy nhiên, chiếc tàu này trong quá trình bị cháy nổ và chìm đã vô tình làm nóng chảy nhiều loại men gốm và tiền cổ", TS Nguyễn Đình Chiến nói thêm.
Trong quá trình khai quật, việc phân loại cổ vật được tiến hành tại chỗ và các hiện vật khai quật lên đều được chuyển về Bảo tàng Quảng Ngãi lưu giữ. Trong ngày hôm qua, hàng trăm hiện vật cổ phía lớp trên mặt tàu bị bể, bị cháy dính liền nhau. Lực lượng khai quật đã vận chuyển đi về kho lưu trữ ở TP.Quảng Ngãi khoảng 10 thùng cổ vật.
Ước tính, con tàu cổ đang được khai quật lần này sẽ có khoảng 40.000 cổ vật. Việc khai quật sẽ được tiến hành trong thời gian 60 ngày và được bố trí bảo vệ nghiêm ngặt.
Việc trục vớt đang được tiến hành khẩn trương
Công tác khai quật sẽ hoàn thành trong 60 ngày
Sẽ trưng bày tàu cổ
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết: "Đây mới là bước chuẩn bị cho việc khai quật tàu cổ và trục vớt cổ vật. Sau khi hút toàn bộ nước và cát xung quanh khu vực tàu cổ bị đắm, các chuyên gia khảo cổ mới nghiên cứu và lên phương án khai quật và có thể phân chia các ô, lô để có thể khai quật từng bước 1, lớp 1 và từng giai đoạn 1".
Cũng theo tiến sĩ Vũ, sau khi khai quật tàu cổ này hoàn tất, cổ vật sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ngãi nhưng điều quan trọng nhất theo tiến sĩ Vũ là phải tìm mọi cách để khai quật cho bằng được xác tàu cổ để đưa về bảo tàng trưng bày. "Nếu tàu cổ này được khai quật toàn bộ xác tàu thành công đưa về Bảo tàng Quảng Ngãi trưng bày thì đây sẽ là xác tàu cổ độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á được trưng bày và mang ý nghĩa rất lớn về văn hóa, lịch sử", tiến sĩ Vũ nói.
Tàu chứa cổ vật này được người dân phát hiện vào tháng 9 năm 2011 và được chỉ đạo khai quật khẩn cấp nhưng do thời tiết cũng như nhiều lần bị người dân địa phương ngăn cản nên kéo dài đến nay. Dự tính kinh phí khai quật khoảng 40 tỷ đồng.
Theo 24h
Chùm ảnh: Trục vớt cổ vật trên con tàu đắm Sáng nay (4/6), UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khai quật con tàu đắm tại thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Phương pháp khai quật được thực hiện giống như làm trên bờ và rất thuận lợi cho các nhà khảo cổ nghiên cứu, đánh giá giá trị văn hóa của các hiện vật trên con tàu. Con...