Ai cứu chung cư cũ?
Cả tháng nay, kế hoạch giải cứu bất động sản được đưa ra bàn thảo sôi nổi. Trong khi đó, chương trình cải tạo chung cư cũ được lên kế hoạch “giải cứu” từ cách đây 10 năm nhưng thực tại không cải thiện được bao nhiêu…
Hầu hết các chung cư cũ của Hà Nội đã có tuổi đời từ 30 đến 40 năm đều đã xuống cấp, có nơi còn nguy hiểm tới cuộc sống người dân. Sống tại chung cư cũ chật chội, ngoài diện tích căn nhà thì các hộ dân cũng tận dụng hành lang, cầu thang thành kho chứa đồ…
Vì xuống cấp, vì nhếch nhác, vì tạm bợ và cả nguy hiểm nữa nên Chính phủ quyết tâm cải tạo chung cư cũ, mục tiêu là đến 2015 sẽ hoàn thành việc cải tạo toàn bộ chung cư cũ trên cả nước.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên cả nước có khoảng 10% dự án cải tạo chung cư cũ được triển khai. Với tiến độ triển khai như thế này, không biết đến bao nhiêu lần đặt ra mục tiêu nữa các địa phương mới thực hiện được.
Đeo “ba lô” là biểu tượng cho tất cả các khu chung cư cũ tại Hà Nội. Ảnh: Nhà C4 ở khu tập thể Nghĩa Tân
Rêu mốc bám đầy tại các góc nhà
“Ba lô” kiến trúc tháp ngược, càng lên cao càng phình
Video đang HOT
Nhìn từ trên cao chung cư cũ tại HN như như vùng trũng khi bị các chung cư mới cao tầng bao vây
Chợ tạm, một biểu trưng của Hà Nội gắn liền với các khu chung cư cũ
Chung cư cũ, hành lang tập thể. Tuy có nhếch nhác nhưng tình hàng xóm cũng bền chặt hơn
Tuy vậy, cũng có nhiều nơi thì nhếch nhác cáu bẩn thật sự
Đôi khi cầu thang cũng thành khu bếp của một số hộ dân
Hoặc bày bất cứ thứ gì, miễn là tiện…
Và đường dây điện ở các chung cư này cũng không thể xem thường
Hầu hết các khu chung cư cũ của Hà Nội đang bị xuống cấp. Tuy nhiên đây vẫn là tài sản lớn nên chính quyền muốn cải tạo cũng không dễ khi phần nhiều các khu chung cư cũ nằm trong diện cải tạo thì người dân đều không đồng tình.
Theo Dantri
Nhiều bất cập trong việc cải tạo chung cư cũ ở thủ đô
Vướng mắc GPMB, phải tăng diện tích nhà ở để đảm bảo giảm mật độ dân số, không thể thỏa thuận được với dân về giá nhà,... là những khó khăn trước mắt trong việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội.
Dự án "rùa"
Chung cư cũ Giảng Võ là dự án điển hình cho những bất cập của việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội. Tại khu tập thể Giảng Võ, theo Sở Xây dựng Hà Nội, về cơ bản chất lượng hiện trạng các công trình đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Tuy nhiên trong số 22 chung cư cũ tại đây, mới có ba khu nhà đang triển khai cải tạo, trong đó chỉ có nhà C7 đã xây dựng xong phần thô. Còn dự án nhà B6, sau khá nhiều năm di dời dân song mới hoàn thành phá dỡ, đang trong giai đoạn thi công phần ngầm và đang hoàn thiện hồ sơ cấp phép xây dựng.
Dự án cải tạo nhà D2 Giảng Võ, sau hơn 2 năm chậm tiến độ vì mắc GPMB, nay cũng vừa xong việc phá dỡ nhà cũ, chuẩn bị khởi công, xây dựng nhà mới. Đây đều là các dự án phá dỡ, xây dựng lại các nhà nguy hiểm cấp cao nhất (cấp D) theo quy định của Luật Nhà ở.
Sau hơn 2 năm chậm tiến độ vì mắc GPMB, chung cư D2 Giảng Võ cũng vừa xong việc phá dỡ nhà cũ
Số còn lại gồm 19 khu nhà đã được giao nghiên cứu lập quy hoạch từ giai đoạn 2007-2009, nhưng đến nay các đơn vị được giao vẫn chưa thỏa thuận được các chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc, quy hoạch mặt bằng tổng thể, phương án kiến trúc sơ bộ.
Trong khi đó, theo Quy hoạch chung Thủ đô đã được duyệt, khu vực lõi đô thị (4 quận nội thành cũ, trong đó có Ba Đình) cần phải giảm mật độ dân số từ 1,2 triệu xuống còn 0,8 triệu người. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp.
Khó đạt thỏa thuận với dân
Theo ý kiến nhiều doanh nghiệp, việc đảm bảo bài toán kinh tế của của các chủ đầu tư cùng với việc cải thiện diện tích nhà ở cho người dân trong khu vực dự án, và phải hạn chế tăng dân số là câu chuyện khó khả thi. Từ đó dẫn đến việc cải tạo chung cư cũ gặp khó vì các chủ đầu tư không thể cân đối tài chính.
Đó là chưa kể đến việc một số dự án được thực hiện trong giai đoạn trước, trong đó có chung cư Giảng Võ, với những ưu tiên về chính sách của thành phố, các chủ đầu tư đã áp dụng cơ chế "thoáng" rất có lợi cho người dân. Theo quy chế cải tạo nhà chung cư của UBND TP Hà Nội, sau khi cải tạo, các hộ dân được đền bù diện tích căn hộ với hệ số 1,4 - 1,7 lần so với căn hộ cũ, đồng thời được hỗ trợ di dời, tạm trú trong thời gian phá dỡ, xây mới căn nhà. Tuy nhiên, đa phần các hộ dân đều yêu cầu được đền bù diện tích trên 2 lần, thậm chí 3 lần. Vì thế những dự án triển khai vào thời điểm này vốn đã khó càng thêm khó.
Một mặt khó khác nữa điển hình như tại chung cư D2 Giảng Võ vừa được tổ chức cưỡng chế. Cho đến sát ngày cưỡng chế, chủ đầu tư và người dân vẫn chưa thống nhất được giá bán căn hộ. Có khoảng 6 hộ dân tại nhà D2 - Giảng Võ mong muốn được bán lại căn hộ cho chủ đầu tư chứ không muốn tái định cư tại chỗ sau khi nhà xây xong. Các hộ dân muốn bán nhà trực tiếp cho chủ đầu tư theo giá thị trường (khoảng 100 triệu đồng/m2) nhưng các chủ đầu tư lại chỉ đồng ý trả mức giá khoảng 60 triệu đồng/m2.
Trước thực trạng về việc cải tạo xây dựng các chung cư cũ như hiện nay, Sở Xây dựng đã đề nghị TP chỉ đạo Sở QH-KT sớm công bố các thông số, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc làm cơ sở cho các nhà đầu tư lập quy hoạch cải tạo các khu chung cư cũ.
Đối với những công trình không thỏa mãn các yêu cầu về quy hoạch - kiến trúc theo quy hoạch chung thủ đô, Sở đề nghị thay đổi phương thức thực hiện dự án để tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch. Hi vọng giải pháp này sẽ "cứu" các dự án chung cư cũ trên địa bàn như Thành Công, Thượng Đình, Nghĩa Tân... gần như đang "dậm chận tại chỗ" như hiện nay.
Theo Dantri
Đua nhau "xẻ thịt" bờ sông TPHCM được thiên nhiên ban tặng một dòng sông Sài Gòn chảy uốn lượn giữa lòng đô thị, như một tài nguyên vô giá. Thế nhưng, dường như không mấy ai quan tâm đến việc làm cho cảnh quan bờ sông ngày càng đẹp hơn. Bờ sông Sài Gòn bị chiếm làm bãi giữ xe. Nhiều trường hợp lấn chiếm dọc bờ sông...