Ai cũng tưởng cá sấu lên bờ là vô hại, nhưng nhìn những hình ảnh sau bạn có nghĩ vậy nữa không?
Cá sấu trông dáng vẻ ù lì, chậm chạp, nhưng thực ra lại khá nhanh nhẹn khi lên bờ.
“Cá sấu lên bờ” là tên một trò chơi của trẻ em mà có lẽ lúc còn bé bạn đã từng được nghe. Trò này đại khái một người sẽ đóng vai cá sấu, đuổi bắt những người còn lại nhưng không được “lên bờ” (nghĩa là không bắt những người đang nơi cao hơn sân chơi).
Nhưng điều này không có nghĩa cá sấu không thể lên bờ. Dù trong tên có một chữ “cá”, nhưng cá sấu là một loài bò sát, hoàn toàn có thể lên cạn. Và dù trông dáng vẻ to lớn, lười biếng và lù đù, bạn chưa chắc đã chạy thoát khỏi chúng đâu. Bởi lẽ trong một nghiên cứu mới đây, khoa học đã xác nhận rằng cá sấu có thể phi nước đại, thậm chí là chạy mà chân không chạm đất (nhảy nước đại) giống chó và ngựa.
Trước kia, cá sấu nước ngọt của Úc (Crocodylus johnston) được cho là loài duy nhất có thể làm như vậy. Nhưng hóa ra, con người đã đánh giá quá thấp nhà cá sấu rồi. Nghiên cứu mới cho thấy có ít nhất 5 loài cá sấu nữa làm được chuyện đó, nghĩa là chúng nhanh nhẹn hơn chúng ta tưởng.
Để thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia đã đặt camera xung quanh sở thú Florida, qua đó đánh giá hành vi và tốc độ của 45 cá thể thuộc 15 loài cá sấu – bao gồm cả cá sấu châu Mỹ và cá sấu mõm dài caiman.
Kết quả, cá sấu châu Mỹ và cá sấu caiman – hai loài có kích cỡ lớn thì có thể chạy nước kiệu. Tuy nhiên, 8 loài cá sấu khác thì có thể phi nước đại, đến mức chân không chạm đất.
“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, dù kích cỡ của lũ cá sấu có khác nhau, nhưng chúng đều chạy rất nhanh,” - John Hutchinson, chuyên gia sinh học tiến hóa từ ĐH thú y Hoàng gia (RVC, Anh) chia sẻ.
Video đang HOT
Hutchinson cho biết, bất kể kích cỡ nào, hầu hết các loài cá sấu đều có thể đạt đến tốc độ gần 18km/h – dù là nước kiệu hay nước đại.
“Chúng tôi nghĩ việc chạy nước đại sẽ giúp các loài cá sấu nhỏ tăng tốc nhanh hơn và đổi hướng tốt hơn, đặc biệt phù hợp để trốn chạy,” – Hutchinson giải thích.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy cá sấu châu Phi nói chung có khả năng sử dụng 2 chân một cách bất đối xứng, cho sải chân của chúng dài hơn và nhờ thế mới phi được nước đại. Trong khi đó, cá sấu châu Mỹ không có khả năng này.
Các chuyên gia đặt ra 2 giả thuyết. Một là tổ tiên của cá sấu châu Mỹ đã mất khả năng này trong quá trình tiến hóa. Và hai là cá sấu châu Phi cùng 20 loài cá sấu khác trên thế giới đã bằng cách nào đó tiến hóa để sở hữu nó.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Sư tử chết khiếp khi bị cá sấu tử thần phục kích
Còn non kinh nghiệm, sư tử đực suýt chết vì sự mạo hiểm của mình khi bị cá sấu tử thần phục kích.
Cảnh tượng kịch tính khi một con sư tử đực trẻ tuổi bị cá sấu tử thần phục kích được một du khách có tên Allan ghi lại được tại khuvực Lower Sabie thuộc công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.
Không lường trước được những mối nguy hiểm dưới lòng sông, con sư tử đực ít kinh nghiệm sau một hồi cân nhắc đã dấn thân vào nước.
Nó không ngờ rằng hành động dại dột của mình nhanh chóng lọt vào mắt của một con cá sấu tử thần đang ẩn mình dưới lòng sông.
Ngay khi thấy sư tử đực trẻ tuổi xuống nước, cá sấu âm thầm rẽ sóng tiến đến.
Sư tử đực không hề biết gì cho đến khi cá sấu đã áp sát. Nó hốt hoảng trước sự đáng sợ của cá sấu khổng lồ, nỗ lực bơi thật nhanh về phía bờ.
Tuy nhiên sư tử đực đã đánh giá thấp sức mạnh của cá sấu, dù bơi nhanh đến mấy, dù thống trị vùng thảo nguyên rộng lớn thì khi ở trong nước, sư tử quả thật không phải đối thủ của cá sấu.
Sư tử đực trẻ nhanh chóng phải trả giá cho sự non dạ của mình, nó lãnh trọn cú đớp uy lực của cá sấu và giãy giụa trong vô vọng.
Đoàn du khách thót tim khi thấy bóng dáng của con sư tử tội nghiệp hoàn toàn chìm nghỉm trong nước. Không ai còn hi vọng sư tử sẽ sống sót sau khi bị cá sấu cắn chặt và dìm xuống.
Tuy nhiên, phép màu thực sự đã xảy ra. Bằng cách nào đó, sư tử đực trẻ tuổi thoát khỏi nanh vuốt cá sấu, dùng hết sức vừa bơi vừa chạy vào bờ.
Chắc chắn đây sẽ là một bài học nhớ đời của sư tử đực trẻ vì thông thường may mắn không đến lần thứ hai.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Đàn hà mã 'nhường đường' cho voi qua sông Hà mã là loài động vật khá hung hăng, chúng sẵn sàng tấn công cá sấu, tê giác... mỗi khi bị xâm phạm lãnh thổ. Tuy nhiên, trong đoạn clip sau đây cả đàn hà mã đã phải nhường đường cho voi qua sông. Theo tienphong.vn