Ai cũng nói bong nút nhầy là sắp sinh con, vậy hiện tượng này nhận biết như thế nào?
Chất nhầy cổ tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn cho bào thai khỏi nhiễm khuẩn và thúc đẩy quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.
Dịch nhầy hay chất nhầy ở cổ tử cung thực ra là ống chất nhầy nằm ở cổ tử cung có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập, tập hợp các niêm mạc tử cung dày lên tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả. Chất nhầy được tạo ra trong quá trình rụng trứng để giúp tinh trùng đi qua cổ tử cung và tạo môi trường lý tưởng cho quá trình thụ tinh với trứng. Sau khi thụ tinh, chất nhầy sẽ giống như chiếc nút đóng cổ tử cung để bảo vệ thai nhi khỏi vi khuẩn xâm nhập.
Chất nhầy cổ tử cung của người phụ nữ sẽ xuất hiện từ tuổi dậy thì giúp ngăn chặn những vật lạ xâm nhập vào tử cung và nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất để tinh trùng gặp trứng (Ảnh minh họa)
Bong nút nhầy là gì?
Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai là một trong những yếu tố tiêu biểu liên quan đến thai kỳ. Nhờ hormone progesterone, chất nhầy đặc lại và liên tục được tiết ra trong suốt thai kỳ. Trong chất lỏng dính, dày đặc này là các kháng thể có thể bảo vệ thai nhi đang phát triển khỏi nhiều vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Nút này sẽ bong ra và thoát qua âm đạo của người mẹ trước khi dạ con bắt đầu co thắt. Nếu không có nút nhầy, việc duy trì thai kì sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể.
Quá trình mang thai, âm đạo cũng thường tiết ra dịch màu trắng không mùi như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, khác với dịch âm đạo này, nút nhầy thường đặc hơn, trông như thạch và có lẫn chút máu đỏ tươi.
Nút nhầy được hình thành từ dịch tiết của cổ tử cung và có độ đặc sệt. Thỉnh thoảng chất nhầy trong suốt hoặc nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, màu kem, có thể đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.
Khi sắp chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để có thể mở hoàn toàn cho đầu em bé chui ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung khiến chất nhầy bị nhuốm chút máu thoát ra ngoài âm đạo, hiện tượng này gọi là bong nút nhầy. Do đó, một chút máu lẫn trong dịch nhầy hoàn toàn bình thường và mẹ không cần quá lo lắng.
Video đang HOT
Chất nhầy cổ tử cung khi mang thai thực ra là ống chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung ngăn vi khuẩn xâm nhập, là tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả (Ảnh minh họa)
Dịch nhầy này ít khi chảy ra, trừ khi bị vỡ ối. Khi đó, chất nhầy có thể bị lẫn vào dịch ối và không còn trong suốt như lúc bình thường. Khi người mẹ phát hiện có chất nhầy thoát ra qua âm đạo trong tháng cuối thai kì, điều đó có nghĩa là quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở nhưng vẫn không xác định chính xác khi nào. Hiện tượng này có thể xem là sự tiết dịch âm đạo khá nhiều, hoàn toàn bình thường trong lúc mang thai, nhất là những tuần cuối thai kỳ. Một số mẹ sẽ có cảm giác đau dai dẳng ở vùng bụng dưới khi chất nhầy chảy ra.
Bác sĩ Adeeti Gupta, người sáng lập Trung tâm y tế Walk In GYN Care tại New York (Mỹ) cho biết: “Sự thay đổi hormone cũng khiến cổ tử cung mềm ra, dẫn tới việc giải phóng chất nhầy. Chính chất nhầy này sẽ giúp em bé đi qua cổ tử cung dễ dàng hơn.”
Một số trường hợp với dịch nhầy mẹ cần lưu ý như sau:
- Chảy dịch nhầy là một hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu bạn thấy tử cung co thắt hoặc có ra máu kèm dịch nhầy, hãy đến các cơ sở y tế ngay.
- Dịch nhầy xuất hiện không có nghĩa là bắt đầu chuyển dạ. Thời gian chuyển dạ thực sự có thể còn vài ngày hay thậm chí vài tuần, khi người mẹ thấy đau và các cơn co thắt thường xuyên hoặc bị vỡ ối chứ không phải khi thấy có dịch nhầy chảy ra.
- Nếu dịch nhầy thoát ra, thai nhi vẫn được bảo vệ trong túi nước ối. Ngay cả khi túi ối vỡ, thai nhi vẫn an toàn. Dịch nhầy tạo ra một lớp bảo vệ khác nhưng ngay cả khi lớp bảo vệ đó không còn, cả bé lẫn mẹ vẫn không bị ảnh hưởng.
- Nếu mẹ thấy có nhiều dịch nhầy tiết ra trong nhưng tháng đầu mang thai thì cần chú ý bởi nguy cơ sinh non có thể xảy ra.
Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu tháng cuối nên ghi nhớ để tránh bất ngờ
Mẹ đã bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ, em bé có thể ra đời bất kỳ lúc nào. Mẹ sẽ vui mừng, hồi hộp xen lẫn lo lắng. Mẹ hãy ghi nhớ những dấu hiệu sắp sinh để không bị quá bất ngờ, sẵn sàng cho 1 cuộc vượt cạn an toàn nhé!
1. Bụng bầu tụt xuống thấp
Khi đã sẵn sàng chào đời, em bé sẽ quay đầu xuống dưới, đồng thời di chuyển dần về phía xương chậu. Đây là dấu hiệu sắp sinh mẹ có thể dễ dàng nhận biết nếu chú ý quan sát bụng của mình hàng ngày.
Bụng bầu tụt sẽ kèm theo các dấu hiệu khác như bà bầu cảm thấy dễ thở hơn. Do thai nhi xuống thấp đã tạo không gian cho phổi, phổi không còn bị chèn ép nữa. Đổi lại, bà bầu lại cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Do lúc này thai nhi đã nằm đè lên bàng quang.
2. Xuất hiện các cơn gò tử cung, bụng đau co thắt
Bà bầu có thể cảm nhận được các cơn co thắt tử cung trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, khi sắp sinh, các cơn co thắt này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn và cũng mạnh hơn. Nó có thể khiến bà bầu cảm giác khó chịu và đau nhiều, dù thay đổi tư thế cũng không giảm bớt. Do đó đây là dấu hiệu sắp sinh rất dễ nhận biết.
Các cơn gò tử cung cảnh báo dấu hiệu sắp sinh sẽ có tần suất khá đều đặn. Trung bình cơn co sẽ kéo dài khoảng 30 giây. Cứ 5 - 10 phút lại xuất hiện một lần. Các cơn gò cũng có thể khiến bà bầu run rẩy. Hãy đến bệnh viện ngay nhé, vì việc sinh nở đang đến rất gần.
3. Ra máu báo - dấu hiệu sắp sinh rõ nét
Trong quá trình mang thai, dịch nhày sẽ tích tụ ở cổ tử cung, hình thành nên nút nhầy cổ tử cung. Các nút nhầy này sẽ bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, bảo vệ thai nhi. Khi gần đến ngày dự sinh, nít nhầy sẽ bong ra, mở đường cho thai nhi chào đời.
Trong đa số các trường hợp, nút nhày có màu hồng hoặc nâu, có lẫn ít máu. Vì vậy, rất dễ để nhận biết khi nút nhầy bong ra. Đây cũng là lý do các bà bầu mang thai tháng cuối nên mặc quần lót sáng màu để có thể nhận biết màu dịch âm đạo, từ đó nắm bắt được dấu hiệu sắp sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nút nhầy có màu trong suốt. Nên không phải ai cũng thấy có máu báo dấu hiệu sắp sinh.
4. Tiêu chảy
Để sẵn sàng cho việc sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra các loại hormone kích thích giãn nở cơ, khớp và dây chằng. Các hormone này cũng sẽ kích thích ruột của bà bầu, khiến bà bầu bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Nếu nghiêm trọng sẽ gây mất nước và kiệt sức. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu sắp sinh này, bà bầu hãy uống nhiều nước để tránh mất nước nhé.
5. Giảm cân đột ngột
Bà bầu thường rất lo lắng khi nhận thấy cân nặng của mình ngừng tăng, thậm chí là giảm xuống. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu sắp sinh. Nguyên nhân là do lượng nước ối sẽ giảm xuống để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu cân nặng giảm quá nhiều, bà bầu cũng nên đi khám bác sĩ để tránh tình trạng bị cạn ối, nguy hiểm cho thai nhi.
6. Đột nhiên thích dọn dẹp nhà cửa
Đây được coi là bản năng làm tổ của giống cái khi sắp làm mẹ, cảnh báo dấu hiệu sắp sinh. Bà bầu sẽ thích dọn dẹp lau chùi nhà cửa thật sạch sẽ, chuẩn bị đồ đạc cho bé yêu. Bà bầu sẽ đặc biệt thích chuẩn bị nôi cũi và phòng riêng để đón đứa con sắp chào đời. Theo thống kê, có rất nhiều bà bầu xuất hiện cảm giác này khi gần đến ngày dự sinh.
7. Vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu sắp sinh rất rõ ràng. Bà bầu có thể chảy nước ối nhiều hoặc ít. Nhưng khi vỡ ối thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay. Bởi thông thường, em bé sẽ chào đời ngay sau khi vỡ ối hoặc sau đó vài giờ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp dấu hiệu sắp sinh này. Theo thống kê, chỉ có khoảng 10% bà bầu bị vỡ ối trước sinh.
38 tuần đi khám tim thai đã ngừng đập, mẹ Việt ở Đức khóc nghẹn vì chủ quan Nỗi đau mất con luôn là điều thật khó để nguôi ngoai dù thời gian có trôi đi. Đêm đầu tiên bước vào tuần thai 38 mình xuất hiện các cơn đau mạnh hơn. "Có lẽ em sắp sinh, nay mai thôi anh ạ, triệu chứng giống lần sinh anh cả lắm rồi, sớm mai em có hẹn với bác sĩ rồi sau...