Ai cũng muốn làm thầy, lấy ai để làm thợ?
Ai cũng tốt nghiệp đại học, ai cũng muốn làm thầy, muốn ngồi mát và nhận lương cao thì ai muốn làm thợ… Sau khi đọc xong bài viết “Tốt nghiệp đại học, lương không bằng ô sin”. Tôi có một vài quan điểm nhỏ chia sẻ với các bạn như thế này.
Ai cũng tốt nghiệp đại học, ai cũng muốn làm thầy, muốn ngồi mát và nhận lương cao thì ai muốn làm thợ…
Chúng ta cần phải nhìn nhận một thực tế rằng giáo dục giờ đây cũng là làm kinh tế vì vậy các trường thi nhau đào tạo, xin thêm chỉ tiêu, ngành học để thu hút sinh viên. Trong khi đó sau khi đào tạo ra lại không tính đến chuyện thị trường lao động có cần những ngành nghề mà mình đã đào tạo ra hay không?
Cứ tuyển sinh rồi sau 4 năm là sinh viên ra trường, khi đó đẩy ra xã hội còn tỉ lệ có việc làm sau một năm tốt nghiệp là bao nhiêu thì không cần biết, tự ai có thân người ấy lo.
Mặt khác người học đại học cũng không xác định được việc mình học ra sau này sẽ làm gì. Họ đua nhau cố kiếm lấy tấm bằng đại học bằng mọi cách mà quên mất một điều rằng xã hội đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa thầy thiếu thợ.
Video đang HOT
Ai cũng tốt nghiệp đại học, ai cũng muốn làm thầy, muốn ngồi mát và nhận lương cao mà không ai muốn làm thợ. Mà mấy người học đại học ra tưởng oai cứ ra thao thao bất tuyệt những thứ lý thuyết sáo rỗng nhưng khi đi vào làm việc thì thiếu kỹ năng thực tế, giao tiếp. Bắt tay vào thực hành thì hạn chế vô cùng. Trong khi đó lại không chấp nhận làm những công việc chân tay, coi nhẹ những công việc tầm thường.
Theo tôi vấn đề hiện nay không phải là trình độ bằng cấp của ai cao hơn, ai tốt nghiệp đại học hay không mà là cùng một công việc ai sẽ xử lý nó tốt hơn. Ô sin hay những người lao động chân tay họ không mất thời gian để học đại học nhưng trong thực tế lao động quãng thời gian đó họ có thực hành, “trăm hay không bằng tay quen”. Họ xử lý công việc bằng tay chân một cách nhanh nhẹn và thuần thục cuối cùng họ được trả công xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra.
Vậy thì những người đã từng tốt nghiệp đại học nên nhớ một điều đừng đem tấm bằng đó ra để mà so sánh thu nhập của mình với người khác. Trái lại hãy so sánh xem mình đã làm được việc gì cho ông chủ sử dụng lao động đang thuê mình.
Từ đó hãy chịu khó học hỏi, trau rồi thêm kỹ năng làm việc, không sợ khó sợ khổ, không nề hà bất cứ một công việc gì để nâng cao trình độ, kỹ năng trong công việc. Còn cứ ngồi đó mà than với trách thì liệu có giải quyết được vấn đề gì. Xã hội Việt Nam bây giờ nó thế, bạn không thể thay đổi được cả xã hội thì hãy tìm cách mà thích nghi với nó đi. Còn cứ bất mãn, than tránh, rồi lười lao động thì sớm muộn chính mình sẽ đào thải mình ra trước.
Theo VNE
Giảm dư thừa nguồn tuyển dụng giáo viên
Thông tin từ ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD-ĐT, quyết định ngừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT mới đây là nhằm góp phần giảm số lượng dư thừa nguồn tuyển dụng đối với giáo viên cấp THPT.
Không tốt nghiệp ngành sư phạm sẽ không được nhận làm giáo viên THPT
- Ngành sư phạm luôn khuyến khích mọi người theo đuổi ngành này, vì sao Bộ GD-ĐT lại có quyết định ngừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người không tốt nghiệp đại học sư phạm muốn trở thành giáo viên?
- Trong những năm vừa qua, đứng trước tình trạng tăng nhanh số lượng học sinh phổ thông nói chung, học sinh THPT nói riêng, để đảm bảo nguồn tuyển dụng giáo viên THPT cho các địa phương, đối chiếu với qui định về tiêu chuẩn giáo viên của Luật Giáo dục, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình bồi dưỡng và cho phép một số cơ sở đào tạo giáo viên được tổ chức bồi dưỡng để cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT.
Tuy nhiên, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 29 của Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ GD-ĐT đã và đang tiến hành nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó chất lượng đội ngũ nhà giáo được đặc biệt quan tâm. Việc tạm dừng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT là một bước điều chỉnh, nâng cao hiệu quả xã hội của hoạt động đào tạo giáo viên.
- Việc tạm dừng cấp chứng chỉ có gây thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương không, thưa ông?
- Hiện nay, số lượng học sinh THPT đã tương đối ổn định. Tính chung trong phạm vi cả nước, việc đào tạo sinh viên ngành sư phạm đã vượt quá nhu cầu tuyển dụng giáo viên THPT của các địa phương, trong đó chưa kể đến số lượng người có bằng tốt nghiệp đại học và có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy, cùng với việc điều tiết giảm chỉ tiêu đào tạo sinh viên ngành sư phạm hệ chính qui, việc tạm dừng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm còn góp phần giảm số lượng dư thừa nguồn tuyển dụng đối với giáo viên cấp THPT; góp phần thực hiện việc gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng.
- Việc ngừng cấp chứng chỉ này có thể hiểu nếu sinh viên không tốt nghiệp ngành sư phạm sẽ không thể trở thành giáo viên THPT?
- Hiện nay ngoài mô hình đào tạo giáo viên truyền thống, ở nước ta đã có trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai mô hình đào tạo giáo viên theo 2 giai đoạn nối tiếp: đào tạo về khoa học cơ bản trước, sau đó đào tạo về kỹ năng sư phạm. Theo phản ánh của nhiều địa phương thì học theo mô hình này, nhiều sinh viên ra trường có năng lực giáo dục tốt hơn so với các cử nhân có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Bộ GD-ĐT đang xem xét việc áp dụng mô hình này đối với các sinh viên đã tốt nghiệp đại học về khoa học cơ bản thay cho việc bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, mô hình này chỉ triển khai khi có nhu cầu.
Theo Bộ GD-ĐT hiện tại ở cấp THCS, Bộ GD-ĐT chưa ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nên chưa có thông tin liên quan tới việc có cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với những ai muốn trở thành giáo viên THCS. Ngoài ra, quyết định 1090/QĐ-BGDĐT tạm dừng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt học nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT không liên quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, các giảng viên cao đẳng, đại học.
Theo ANTD
Nhu nhược Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo. Bố mẹ tôi đều là những người xa xứ, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nên từ nhỏ cứ tan trường tôi lại về nhà phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Tôi thi đỗ và tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán. Nhờ bác ruột bên nội, tôi...