Ai cũng đóng tiền thay nghĩa vụ thì còn ai phục vụ quân đội?
Một cựu quân nhân cho rằng khi còn đi nghĩa vụ quân sự, anh tự hào vì mình là người lính. Môi trường quân đội đã rèn cho anh thành người có bản lĩnh và trung thực, phục vụ cho cuộc sống đời thường.
Việc đóng tiền để khỏi đi lính làm cho hình ảnh quân đội mất đi vẻ đẹp và người quân nhân mất danh dự được phụng sự tổ quốc…
Ngày 23.11, đại biểu Nguyễn Văn Chiến nêu ý kiến không đồng tình việc đóng tiền để không thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ngay khi phát biểu đó được xuất hiện trên các kênh thông tin đã tạo ra rất nhiều sự quan tâm của người dân.
Chiếu theo các thông tin này sẽ thấy rằng có đề xuất nhà nước chấp thuận người dân đóng tiền để “thoát” nghĩa vụ quân sự. Một cựu quân nhân từng đóng quân ở TP.HCM cho biết anh cảm thấy sốc và buồn nếu quy định này được thông qua.
“Ngày vào quân đội, tôi lo lắng bao nhiêu thì trải qua thời gian tôi hạnh phúc bao nhiêu. Đơn vị với nhiều đồng đội thân tình, môi trường rèn luyện khắc nghiệt đã tôi luyện cho tôi bản lĩnh và sự tự tin. Những ngày hành quân từ TP.HCM về đến Bình Thuận đã trở thành kỷ niệm vô cùng đẹp của thời trai trẻ.
Tôi ý thức được việc cầm súng, cầm cuốc đều chiến đấu vì bản thân mình và cho đất nước”. Cựu quân nhân này nói.
Theo anh, khi đóng tiền để không tham gia quân đội thì người có tiền sẽ ung dung ở nhà. Trong khi đó, trước đây không lâu đã từng có một sinh viên thủ khoa trường y ở Hà Nội vẫn phải nhận lệnh nhập ngũ. May mà cuối cùng anh bạn trẻ đó vẫn được đến trường.
Video đang HOT
“Như vậy, nếu nhà nghèo không có tiền đóng để “thoát” nghĩa vụ quân sự thì rất nhiều tân sinh viên sẽ gác ước mơ đi học mà gia nhập quân đội. Còn con em gia đình khá giả sẽ không phục vụ đất nước như một trách nhiệm bắt buộc thì rất vô lý.
Từ đó dẫn tới hệ lụy người ta nghĩ quân đội là môi trường đáng sợ nên tìm cách thoái thác, sẽ có gia đình vay mượn tiền, thế chấp tài sản để con em mình không phải đi lính”. Anh cho biết.
Cùng trăn trở về vấn đề trên, một luật sư bộc bạch: “Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi thanh niên. Điều này được quy định trong Hiến pháp. Đóng tiền là hình thức trao đổi giữa trách nhiệm và ý thức phụng sự tổ quốc thì rõ ràng đã tạo ra sự không công bằng. Ngay cả trẻ con còn được cha mẹ rèn luyện bằng học kỳ trong quân đội để trưởng thành trước game online, tụ tập quán xá… thì sao lại dùng tiền chối bỏ vinh dự, trách nhiệm của mình?
Giả sử tất cả người dân đều đóng tiền thì còn ai phục vụ quân đội? Luật hình sự, luật nghĩa vụ quân sự đều có chế tài cho các hành vi tiêu cực, nên khi có trường hợp cụ thể đều xử lý được. Không vì thế mà hợp thức hóa bằng việc đóng tiền”.
Trở lại câu chuyện với cựu quân nhân, anh này nói: “Bây giờ tôi là một đầu bếp cho nhà hàng, không còn phục vụ trong quân đội nữa, nhưng những tháng ngày trong quân ngũ luôn sống trong tôi như một ký ức tuyệt vời. Ở Hàn Quốc, ngay cả ngôi sao như Bi Rain còn phải đi nghĩa vụ thì không có lý do gì thanh niên Việt Nam chối bỏ vinh dự của mình”.
Theo Môt thê giơi
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Người làm báo cần nhạy cảm và tỉnh táo
Phát biểu tại lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những người làm báo không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy cảm và tỉnh táo trong xử lý thông tin...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao phần thưởng cho các tác giả đoạt giải A, giải Báo chí Quốc gia lần thứ 7
Tối 21/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rằng, báo chí nước ta đã góp phần quan trọng trong việc tạo sự đồng thuận xã hội và những thành tựu chung trên các lĩnh vực trong những năm đầy khó khăn, thách thức vừa qua.
Theo Thủ tướng, ngoài việc phản ánh phong phú đa chiều về các diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở trong nước và quốc tế, báo chí đã thông tin và truyền thông rộng rãi về các chủ trương, chính sách, pháp luật, nhất là công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và tăng cường công tác đối ngoại, đấu tranh giữ vững chủ quyền, lãnh thổ quốc gia...
Báo chí cũng đã tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những biểu hiện của suy thoái đạo đức, lối sống và đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
"Báo chí ngày càng khẳng định là một kênh thông tin quan trọng, góp phần thiết thực vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ" - Thủ tướng khẳng định.
Thay mặt Chính phủ biểu dương và chúc mừng những thành tích, những kết quả đạt được của đội ngũ những người làm báo, trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Tôi muốn chúng ta cùng nhớ lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công".
Người làm báo cần nhạy cảm và tỉnh táo
Nhân bài phát biểu, Thủ tướng đã nêu một số nội dung, định hướng để những người làm báo "suy nghĩ và cùng nhau thực hiện thật tốt nhiệm vụ báo chí cách mạng trong thời gian tới".
Theo đó, thứ nhất, báo chí nước ta cần ra sức khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tiếp tục tuyên truyền có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương, Nghị quyết của Bộ Chính trị và phản ánh kịp thời việc học tập, nghiên cứu, triển khai ở các cấp, các ngành, địa phương nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng và toàn xã hội. Đổi mới công tác tuyên truyền và nâng cao hiệu quả việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tuyên truyền, cổ vũ, động viên mọi người dân và doanh nghiệp trong cả nước thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Quốc hội và các chính sách, pháp luật, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước ta.
Tuyên truyền, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước, các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt; quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; tăng cường hữu nghị và hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển với các nước.
Thứ hai, báo chí cần thực hiện tốt hơn nữa, chính xác hơn nữa việc phát hiện và phê phán mạnh mẽ tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; góp phần tích cực ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống. Báo chí của chúng ta phải luôn là một lực lượng nòng cốt, quan trọng trong đấu tranh phản bác các quan điểm, các thông tin sai trái, vu khống, xuyên tạc tình hình của đất nước; cũng như những thông tin gây phân tâm, làm phức tạp tình hình và không có lợi cho đất nước.
Thứ ba, các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, các Bộ, Ban ngành và các cơ quan Trung ương phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm báo "vừa hồng, vừa chuyên"; thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí; xử lý đúng pháp luật các việc làm sai trái trong hoạt động báo chí. Thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (số 919/CT-TTg 19/6/2010) về việc Tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam .
Thứ tư, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thời cơ thuận lợi và thách thức khó khăn đều lớn, đan xen nhau, đòi hỏi những người làm báo của chúng ta phải luôn tu dưỡng, rèn luyện để không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhanh nhạy tiếp cận với thông tin mới, công nghệ làm báo mới mà còn phải có phẩm chất tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy cảm và tỉnh táo trong xử lý thông tin và đưa thông tin. Mọi thông tin trên báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo cách mạng Việt Nam, tất cả vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của người dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ năm, tiếp tục tổ chức thật tốt Giải Báo chí quốc gia. Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa, thu hút ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc; có hình thức tôn vinh và động viên khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với những nhà báo trong sáng, kiên định, dũng cảm, sáng tạo, có những tác phẩm tốt cả về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Phát huy và nhân rộng ảnh hưởng và giá trị xã hội của Giải Báo chí quốc gia sau 7 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng, khoa học, hiện đại và chuyên nghiệp.
Theo vietbao
Giây phút sinh tử của cựu quân nhân giết nữ sinh viên Các anh đừng đưa em đi, để em được chết. Em gây ra chuyện này, nếu em sống thì tội cho em lắm...". Trong giây phút sức tàn lực kiệt do vết dao tự đâm thấu phổi, hung thủ giết cô gái sinh viên trong phòng trọ đã thều thào thể hiện mong muốn cuối cùng của mình. Chiều tối ngày 25/5, người...