Ai cũng đoán đây là đứa trẻ ngoan, được giáo dục tốt chỉ vì biểu hiện này khi ngồi cạnh mẹ
Người ta nói, từ biểu hiện của một đứa trẻ có thể nhìn ra bối cảnh xuất thân và cha mẹ của đứa trẻ.
Người ta nói, từ biểu hiện của một đứa trẻ có thể nhìn ra bối cảnh xuất thân và cha mẹ của đứa trẻ. Dạo gần đây, hình ảnh một bé trai 3 tuổi đã trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội. Bé trai có khuôn mặt tròn tròn đáng yêu, bé ngồi yên vị bên cạnh mẹ thu hút sự chú ý của các hành khách trên tàu điện ngầm.
Hình ảnh một bé trai 3 tuổi đã trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội.
Một hành khách kể lại: “Sau khi hai mẹ con tìm được vị trí ngồi trên toa tàu, người mẹ đã nhắc bé trai ngồi nép vào mẹ, dường như hai mẹ con muốn chừa thêm chỗ trống cho những vị khách đến sau”.
Không giống những đứa trẻ khác chạy nhảy và quậy phá khắp toa tàu khiến các hành khách ngao ngán. Bé trai 3 tuổi ngồi ngay ngắn bên cạnh mẹ, hai cánh tay nhỏ nhắn của bé ngoan ngoãn đặt trên đùi. Thỉnh thoảng bé sẽ cúi xuống chơi đùa với các ngón tay và nắm vạt áo vô cùng đáng yêu. Nhìn vào biểu hiện của bé, hành khách trên toa tàu liền phỏng đoán bé trai 3 tuổi là đứa trẻ ngoan, có gia giáo, chẳng mấy chốc cậu bé trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Nhìn vào biểu hiện của bé, hành khách trên toa tàu liền phỏng đoán bé trai 3 tuổi là cậu bé có gia giáo.
Có người nói, trẻ con quá khuôn phép và quy tắc như thế là không tốt. Bởi trẻ con cần phải nghịch ngợm mới phù hợp với lứa tuổi. Thực tế, đứa trẻ có khuôn phép không có nghĩa là nó không hoạt bát. Đây là hai vấn đề không thể đánh đồng với nhau. So với những đứa trẻ quậy phá, nhiều cha mẹ đều mong muốn con mình có gia giáo như cậu bé trên.
Biểu hiện của những đứa trẻ có gia giáo là gì?
Video đang HOT
1. Không quậy phá nơi công cộng
Hành vi không đẹp của một số trẻ khi đứng trên ghế tại nơi công cộng.
Trẻ nhỏ thường không có phép tắc, ở nơi công cộng bé có thể chỉ trỏ người bên cạnh, đạp lên ghế hoặc hét ầm ĩ. Bởi vì bé còn nhỏ nên mọi người thường “mắt nhắm mắt mở” cho qua.
Tuy nhiên, trẻ 4, 5 tuổi nếu vẫn còn hét ầm ĩ và quậy phá nơi công cộng là hành vi không được khuyến khích. Bởi mọi người sẽ ngay lập tức định hình đó là đứa trẻ không có gia giáo, không được cha mẹ dạy dỗ đến nơi đến chốn.
Ở nơi công cộng, bé trai 3 tuổi ở trên có khuôn phép, biết quy tắc, không la hét ầm ĩ ảnh hưởng người xung quanh. Bé biết chính xác điều nên làm và không nên làm. Qua đây có thể đánh giá, bố mẹ của bé đã chú trọng dạy dỗ bé ngay từ nhỏ, giúp bé trở thành cậu bé có gia giáo.
2. Ngồi ra ngồi, đứng ra đứng
Bé trai 3 tuổi ngồi ngay ngắn bên cạnh mẹ, nhìn có vẻ không đặc biệt nhưng thật ra đó là một hành vi có nề nếp. Trẻ con vốn không biết khắc chế hành vi của bản thân, nên trạng thái của bé trai 3 tuổi không phải là hành vi giả tạo.
Thông qua đó, có thể nhìn thấy sự tu dưỡng và tố chất của bé. Khi một đứa trẻ có khuôn phép và quan tâm đến cảm nhận của người bên cạnh sẽ được đánh giá là một đứa trẻ có gia giáo.
Trẻ sẽ mô phỏng theo hành vi của bố mẹ, khi bố mẹ có hành vi tốt thì đương nhiên trẻ cũng sẽ có hành vi tốt.
Bố mẹ cần làm gì để bồi dưỡng một đứa trẻ có gia giáo?
1. Thiết lập quy tắc
Bố mẹ cần cho trẻ biết những hành vi nên làm hoặc không nên làm tại nơi công cộng. Ngay từ nhỏ, bố mẹ cần thiết lập một số quy tắc để tạo thành thói quen cho trẻ.
Khi một số quy tắc ghim sâu vào tiềm thức của trẻ, cho dù trong bất cứ tình huống nào, trẻ cũng sẽ trở thành một đứa trẻ có gia giáo mà không đợi bố mẹ nhắc nhở.
2. Bố mẹ trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo
Nếu bố mẹ chỉ nói mà không có hành động thiết thực thì đương nhiên trẻ sẽ không nghe lời. Lời nói và hành động của bố mẹ cần nhất quán với nhau. Chẳng hạn, bố mẹ không thể trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo nếu bố mẹ có hành vi la hét ầm ĩ tại nơi công cộng, không lịch sự, không tôn trọng người bên cạnh.
Trẻ sẽ mô phỏng theo hành vi của bố mẹ, khi bố mẹ có hành vi tốt thì đương nhiên trẻ cũng sẽ có hành vi tốt. Bố mẹ có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với chặng đường phát triển trẻ, nếu muốn trẻ trở thành một đứa trẻ có gia giáo, bố mẹ cần trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Theo Helino
Mặt trái của những đứa trẻ ngoan
Những đứa trẻ ngoan quá vâng lời, muốn làm hài lòng cả thế giới nên về sau khó thành công trong sự nghiệp.
Alain de Botton là triết gia, tác giả nổi tiếng quốc tịch Anh - Thụy Sĩ, với nhiều cuốn sách về đời sống thường ngày trở thành best-seller. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản tại Việt Nam như Luận về Yêu, Nỗi lo âu về địa vị.
Ngoài việc viết sách, Alain de Botton sáng lập dự án Book of Life nhằm mục đích chia sẻ quan điểm về các vấn đề xã hội, một trong số đó là chủ đề mặt trái của những đứa trẻ ngoan:
Một đứa trẻ ngoan sẽ làm bài tập đúng giờ, viết chữ đẹp, giữ vở sạch, dọn dẹp giường chiếu gọn gàng, hơi ngại ngùng, muốn giúp đỡ bố mẹ và bóp phanh khi đạp xe xuống dốc. Trẻ ngoan chẳng bao giờ biểu lộ điều gì bất thường, khiến người lớn nghĩ rằng mọi thứ ở chúng đều ổn. Chúng ta tin rằng trẻ ngoan sẽ ổn vì chúng làm những gì được kỳ vọng mà không biết đó chính là vấn đề.
Khó khăn trong tương lai của trẻ ngoan, cả trai lẫn gái, xuất phát từ nhu cầu vâng lời quá mức. Một đứa trẻ ngoan chưa chắc đã do bản chất tự nhiên mà có thể vì chẳng còn lựa chọn nào khác. Nhiều đứa trẻ ngoan bởi muốn có tình yêu của người mẹ tuyệt vọng, yếu đuối hoặc để xoa dịu cơn giận của người cha bạo lực, luôn nổi điên. Cũng có thể phụ huynh quá bận rộn và phân tâm; chỉ bằng cách thật ngoan, đứa trẻ mới được chú ý tới.
Đứa trẻ ngoan luôn chăm chỉ học hành để làm vừa lòng người lớn. Ảnh: Take Part.
Đứa trẻ ngoan chôn vùi mọi suy nghĩ, cảm xúc thực sự. Chúng nói toàn lời hay ý đẹp, trở thành chuyên gia trong việc làm hài lòng người khác nên chẳng ai có kinh nghiệm chịu đựng sự tồi tệ của chúng. Đứa trẻ ngoan vô tình đánh mất đi đặc quyền của một đứa trẻ lành mạnh là thể hiện sự ghen tỵ, tham lam, tự cao tự đại mà vẫn được yêu thương và dung thứ.
Một người lớn từng là đứa trẻ ngoan dễ gặp khó khăn về tình dục. Khi còn nhỏ, họ được khen ngợi về sự trong sáng nên lúc trưởng thành sẽ rơi vào trạng thái mâu thuẫn. Họ khám phá ra niềm vui trong tình dục nhưng cũng sợ bị đánh giá, kết quả là bỏ mặc ham muốn của mình hoặc thỏa mãn theo những cách không phù hợp.
Trong công việc, người từng là trẻ ngoan cũng khó thành công. Thói quen quá vâng lời không thể giúp bạn tiến xa trên đường công danh bởi mọi ý tưởng, dù xuất sắc đến đâu, cũng vấp phải sự phản đối. Thay vì kiên trì và đấu tranh đến cùng, đứa trẻ ngoan thường bỏ cuộc, chọn sự nghiệp tầm thường chỉ vì cố làm hài lòng cả thế giới.
Muốn trưởng thành một cách lành mạnh, mỗi cá nhân phải đối diện với bóng tối của chính mình, học cách chấp nhận rằng người khác chưa chắc đã thích thứ ta thích. Mong muốn trở nên ngoan ngoãn là một điều đẹp đẽ. Nhưng để có cuộc đời tốt đẹp, đôi khi, chúng ta phải biết hư một chút.
Minh Trang
Theo Book of Life/VNE
Bé trai 3 tuổi hiếu động trèo lên bàn lấy đồ, vài giây sau bàn ngã vỡ kính đè lên người khiến đứa trẻ tử vong Sự việc xảy ra đột ngột khiến bà đứa trẻ không kịp trở tay. Sau khi đoạn video được chia sẻ đã khiến mọi người không khỏi hoảng sợ, cảnh báo bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cái kỹ hơn. Trang The Paper đưa tin, vào ngày 9/8 vừa qua, một tai nạn đau lòng xảy ra tại sảnh trong tòa...