Ai cũng có lúc cực kỳ cô độc!
Kết nối với người khác khiến chúng ta thấy hạnh phúc hơn, không phải chỉ vì bản thân chúng ta bớt cô độc, mà vì chúng ta đang giúp được cho người khác cũng cảm thấy bớt cô độc hơn.
Nhà thơ Rupert Brooke từng có lần đi du lịch bằng tàu biển từ nước Anh đến nước Mỹ. Tất cả mọi người lên tàu đều có ai đó đứng ở bến tàu để tiễn. Tất cả mọi người, trừ ông. Rupert Brooke cảm thấy cô độc, cực kỳ cô độc. Nhìn mọi người ôm hôn nhau, nói những lời tạm biệt, chúc nhau lên đường may mắn…, ông bỗng ước giá như có ai đó sẽ nhớ ông khi ông đi.
Lúc này, nhà thơ chợt nhìn thấy một cậu bé đứng ở bến tàu. Ông liền hỏi tên cậu bé.
- Tên cháu là William – Cậu bé đáp.
- William này – Nhà thơ nói – Cháu có muốn kiếm được mấy xu không?
- Tất nhiên là có chứ ạ. Vậy cháu phải làm gì?
- Cháu chỉ cần đứng ở đây, vẫy tay tạm biệt ta khi con tàu rời bến – Nhà thơ cô độc hướng dẫn.
Người ta vẫn nói rằng tiền bạc không mua được tình yêu thương, nhưng với 6 xu, cậu bé William đã đứng vẫy tay tạm biệt Rupert Brooke khi tàu nhổ neo. Nhà thơ sau này đã viết: “Một số người mỉm cười và một số người khóc, một số người vẫy những chiếc khăn tay trắng và một số người vẫy mũ. Còn tôi? Tôi có William, đứng vẫy tạm biệt tôi bằng chiếc khăn quàng màu đỏ của cậu ta, để kiếm được 6 xu, và việc đó khiến tôi bớt cảm thấy hoàn toàn cô độc”.
Video đang HOT
Nhà thơ Rupert Brooke.
Tất cả chúng ta đều có những lúc rất cô độc. Nhưng Rupert Brooke là người đủ mạnh mẽ để thừa nhận sự cô độc của mình.
Một nhà trị liệu tâm lý từng nói rằng bước đầu tiên và rất cần thiết để đối mặt với sự cô độc chính là chúng ta phải cảm thấy thoải mái khi thừa nhận rằng mình cô độc. Bởi một khi chúng ta nhận ra nó, thì chúng ta mới có thể làm gì đó để giải quyết nó.
Chúng ta có thể làm gì? Chia sẻ với bạn bè và gia đình. Quá nhiều người cô độc bởi vì họ đã xây dựng những bức tường chắn thay vì những cây cầu nối.
Chúng ta cũng có thể tìm những người khác – những người có thể cũng đang cô độc, và giúp lấp đầy sự trống rỗng của họ. Thế giới có rất nhiều người như vậy. Khi giúp được người khác cảm thấy dễ chịu hơn, thì bản thân chúng ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Mẹ Teresa từng miêu tả sự cô độc là “căn bệnh lớn nhất” của thời đại. Và những người cô độc nhất không phải đều sống trong những viện dưỡng lão, hay đang sống một mình. Bất kỳ ai, khi không kết nối tốt với người khác, đều có thể rất cô độc.
Cuối cùng, chúng ta có thể nhận ra rằng, về mặt tinh thần, chúng ta không cô độc. Chúng ta đều là một phần của một gia đình lớn.
Nhà hoạt động nhân quyền Desmond Tutu đã có cách nói rất đẹp: “Chúng ta được tạo ra cho những điều tốt đẹp. Chúng ta được tạo ra cho tình yêu thương. Chúng ta được tạo ra cho sự thân thiện. Chúng ta được tạo ra cho sự gắn kết. Chúng ta được tạo ra cho tất cả những điều đẹp đẽ mà bạn và tôi biết. Chúng ta được tạo ra để nói với cả thế giới rằng không có ai là kẻ ngoài cuộc. Tất cả đều được hoan nghênh: màu đen, màu trắng, màu đỏ, màu vàng, giàu, nghèo, có học thức, không có học thức, nam, nữ, người đồng tính, tất cả, tất cả, tất cả. Tất cả chúng ta đều thuộc về gia đình này, gia đình nhân loại”.
Diễn viên hài người Mỹ Lily Tomlin nói đùa: “Tất cả chúng ta đều ở đây một cách cô độc”. Nhưng, tất nhiên, điều đó là không đúng. Và có một hạnh phúc lớn lao sẽ đến từ việc khám phá ra sức mạnh của từ “ở bên nhau”. Đó là sức mạnh của sự gắn kết.
Theo hoahoctro.vn
Đừng chỉ dạy con sống có trách nhiệm với bản thân mình
Việc cha mẹ dạy con "chỉ cần có trách nhiệm với bản thân con là đủ" không có gì sai, nhưng hệ lụy của nó thì không phải ai cũng thấy.
Nhân chuyện một người mà tôi biết đăng đàn chỉ trích người khác về cách dạy con, chợt thấy có quá nhiều vấn đề đằng sau việc giáo dục một đứa trẻ về trách nhiệm, văn hóa ứng xử và đạo đức của một con người trong xã hội có quá nhiều vấn đề phải bận tâm như ngày nay.
Cô dạy con cô rằng, phải học để mai này tự lo lấy bản thân. Nếu chỉ thế thôi thì có lẽ không ai bàn cãi. Cô chỉ trích những người dạy con khi lớn khôn hãy biết lo cho ông bà, cha mẹ. Ơ, nếu thế thì, một người chỉ cần có trách nhiệm và tình yêu thương dành cho bản thân mình thôi là đủ ư? Con người ta không cần phải biết yêu thương và có trách nhiệm với gia đình hay xã hội ư?
Tất nhiên, chúng ta không áp đặt gánh nặng trách nhiệm lên vai một đứa trẻ mà là giáo dục hướng đến cái thiện, đến những điều đẹp đẽ và tích cực. Tôi luôn tin rằng, một người biết yêu thương và có trách nhiệm với người thân sẽ thấm nhuần hơn bao giờ hết giá trị của bản thân và trách nhiệm với chính cuộc đời mình.
Xã hội càng hiện đại thì dường như người ta càng sống xa rời gia đình và những người trẻ càng ít có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ mà chỉ biết có bản thân. (Ảnh minh họa)
Tôi từng đọc về nỗi cô đơn ám ảnh của những thế hệ người già ở Nhật cũng như vài nước phát triển khác. Họ chết đi trong sự cô độc và thờ ơ ghẻ lạnh không phải từ những người xa lạ, mà chính từ những người thân yêu nhất - con cháu của mình.
Có những người già đã chọn cách cố tình phạm tội như ăn trộm đồ trong siêu thị hay ăn cắp tiền của người khác, thậm chí gây rối nơi công cộng... để được ngồi tù. Vì trong tù, họ có cơ hội gặp và nói chuyện với người khác để cảm thấy bớt cô đơn.
Tôi vẫn dạy con mình bài học vỡ lòng về trách nhiệm với bản thân, rằng con phải biết tự chăm lo và nuôi sống được chính mình. Kế đến là phải biết yêu thương, quan tâm đến ông bà nội ngoại, cha mẹ và những người thân khác. Sau nữa, con hãy chia sẻ với những người khó khăn hơn mình. Nếu nói theo kiểu cô ta, tôi đã sai trong cách dạy con? Tôi chỉ nên dừng lại ở vế thứ nhất là đủ?
Tôi có vị sếp người Mỹ, ông từng tâm sự với tôi rằng, dường như xã hội càng hiện đại thì người ta càng sống xa rời gia đình và những người trẻ càng ít có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ mà chỉ biết có bản thân. Ông nói, ông vẫn dạy con bài học sống động từ chính cha mẹ chúng. Ông vẫn sống cùng cha mẹ già và cụ nội gần một trăm tuổi.
Ông là tình nguyện viên, đồng thời là một trong những người đóng góp nhiều nhất cho nhà dưỡng lão địa phương nơi ông sống. Ông cũng đã đi nhiều nơi và tìm hiểu về cuộc sống của người già. Ông nói, họ chấp nhận cô độc vì cuộc sống riêng tư và sự tự do của con cháu, chứ thực tế gần như tất cả người già đều muốn được sống cùng con cháu, được chăm sóc và yêu thương như cách mà họ đã từng làm cho con cháu của mình.
Một người bạn của tôi rất thành công với luận án tiến sĩ xã hội học ở Hà Lan: "Nền tảng gia đình và những đứa trẻ ích kỷ chỉ biết có bản thân". Cô chỉ ra rằng, việc giáo dục "con chỉ cần có trách nhiệm với bản thân con là đủ" vẫn tạo nên những con người thành đạt, thậm chí là vượt bậc trong xã hội... nhưng hệ lụy của nó thì không phải ai cũng thấy.
Trở lại câu chuyện của cô gái đăng đàn chỉ trích những kẻ "thừa hơi" dạy con nuôi ông bà, cha mẹ khi về già, tự hỏi không hiểu vì sao có người còn khen cô ta "có tâm, có đức"? Thiết nghĩ, bài học trách nhiệm, trước tiên nên là trách nhiệm với bản thân, sau đó là gia đình và cuối cùng là với xã hội. Phải chăng, đó cũng chính là bài học nhân quả?
Theo phunuonline.com.vn
Tôi cô độc từ nhỏ, giờ lại chịu nỗi đau vợ phản bội Tôi hàng ngày gặm nhấm nỗi đau, không ai trong gia đình biết tôi đang chịu đựng gì và mức độ đau khổ như thế nào. Tôi sinh trưởng trong một gia đình thuần nông, cha mất khi tôi chỉ vài tháng tuổi. Tuổi thơ tôi hoàn toàn không cảm nhận được cái gọi là tình thân bởi mẹ quá vất vả khi...