Ai cũng chỉ muốn làm thầy, lấy ai để làm thợ?
Ai cũng tốt nghiệp đại học, ai cũng muốn làm thầy, muốn ngồi mát và nhận lương cao thì ai muốn làm thợ…
Sau khi đọc xong bài viết “Tốt nghiệp đại học, lương không bằng ô sin”. Tôi có một vài quan điểm nhỏ chia sẻ với các bạn như thế này.
Ai cũng tốt nghiệp đại học, ai cũng muốn làm thầy, muốn ngồi mát và nhận lương cao thì ai muốn làm thợ…
Chúng ta cần phải nhìn nhận một thực tế rằng giáo dục giờ đây cũng là làm kinh tế vì vậy các trường thi nhau đào tạo, xin thêm chỉ tiêu, ngành học để thu hút sinh viên. Trong khi đó sau khi đào tạo ra lại không tính đến chuyện thị trường lao động có cần những ngành nghề mà mình đã đào tạo ra hay không?
Cứ tuyển sinh rồi sau 4 năm là sinh viên ra trường, khi đó đẩy ra xã hội còn tỉ lệ có việc làm sau một năm tốt nghiệp là bao nhiêu thì không cần biết, tự ai có thân người ấy lo.
Video đang HOT
Mặt khác người học đại học cũng không xác định được việc mình học ra sau này sẽ làm gì. Họ đua nhau cố kiếm lấy tấm bằng đại học bằng mọi cách mà quên mất một điều rằng xã hội đang rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa thầy thiếu thợ.
Ai cũng tốt nghiệp đại học, ai cũng muốn làm thầy, muốn ngồi mát và nhận lương cao mà không ai muốn làm thợ. Mà mấy người học đại học ra tưởng oai cứ ra thao thao bất tuyệt những thứ lý thuyết sáo rỗng nhưng khi đi vào làm việc thì thiếu kỹ năng thực tế, giao tiếp. Bắt tay vào thực hành thì hạn chế vô cùng. Trong khi đó lại không chấp nhận làm những công việc chân tay, coi nhẹ những công việc tầm thường.
Theo tôi vấn đề hiện nay không phải là trình độ bằng cấp của ai cao hơn, ai tốt nghiệp đại học hay không mà là cùng một công việc ai sẽ xử lý nó tốt hơn. Ô sin hay những người lao động chân tay họ không mất thời gian để học đại học nhưng trong thực tế lao động quãng thời gian đó họ có thực hành, “trăm hay không bằng tay quen”. Họ xử lý công việc bằng tay chân một cách nhanh nhẹn và thuần thục cuối cùng họ được trả công xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra.
Vậy thì những người đã từng tốt nghiệp đại học nên nhớ một điều đừng đem tấm bằng đó ra để mà so sánh thu nhập của mình với người khác. Trái lại hãy so sánh xem mình đã làm được việc gì cho ông chủ sử dụng lao động đang thuê mình.
Từ đó hãy chịu khó học hỏi, trau rồi thêm kỹ năng làm việc, không sợ khó sợ khổ, không nề hà bất cứ một công việc gì để nâng cao trình độ, kỹ năng trong công việc. Còn cứ ngồi đó mà than với trách thì liệu có giải quyết được vấn đề gì. Xã hội Việt Nam bây giờ nó thế, bạn không thể thay đổi được cả xã hội thì hãy tìm cách mà thích nghi với nó đi. Còn cứ bất mãn, than tránh, rồi lười lao động thì sớm muộn chính mình sẽ đào thải mình ra trước.
Theo Đất Việt
Bỏ công việc lương cao vì sợ... ế chồng
Mức lương của tôi là 8 triệu/1tháng, để nhận được số tiền này tôi đã phải làm việc hơn 11 tiếng trong ngày. Không có thời gian hẹn hò nên tôi và bạn trai đã chia tay nhau. Nếu cứ tiếp tục công việc như vậy tôi sợ sẽ có đơn dài tập.
Ảnh minh họa
Tôi là nữ, đã tốt nghiệp đại học được 3 năm, hiện tôi đang làm việc cho một công ty ở quận Hà Đông. Mức lương hàng tháng của tôi là 8 triệu. Để nhận được số lương đó, ngày nào tôi cũng làm việc từ 7h30 sáng tới 20h tối. Những ngày lễ Tết tôi thường phải làm tới 21h. Công việc khiến tôi luôn phải chịu nhiều áp lực và đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn, nhiều đêm ngủ tôi còn gặp cả ác mộng về công việc.
Tôi từng có bạn trai nhưng cũng vì công việc của tôi khiến chúng tôi chia tay. Ngày nào đi làm về tắm gội, ăn uống xong cũng đến 22h, tôi chỉ muốn lăn ra ngủ chứ không còn thời gian để hẹn hò. Một tuần tôi chỉ được nghỉ ngơi ngày chủ nhật và buổi sáng hôm đó tôi thường ngủ nướng tới tận trưa.
Dù chỉ ở cách người yêu có 7km nhưng nhiều đợt cả tháng chúng tôi chỉ gặp nhau 2 lần. Người yêu cũ của tôi từng nói, nếu tiếp tục công việc như vậy thì khi lấy nhau về tôi không thể chăm sóc được cho gia đình. Cứ như vậy, chuyện tình cảm của chúng tôi ngày càng rạn nứt và cuối cùng là chia tay.
Quãng thời gian sau tôi có hẹn hò, tìm hiểu một vài người nhưng khi họ biết được đặc thù công việc của tôi thì các mối quan hệ đó đều dừng lại. Tôi cũng thấy bế tắc về chuyện này.
Thời gian gần đây người bạn cùng phòng có giới thiệu cho tôi một công việc mới với mức lương 5 triệu/tháng. Công việc ở đó không quá vất vả, làm đúng theo giờ hành chính. Điều này tôi chắc chắn vì hiện tại người bạn của tôi cũng đang làm việc ở đó.
Tuy nhiên, với mức lương 5 triệu/tháng, trừ các khoản tiền nhà, tiền ăn, xăng xe... thì hàng tháng chắc tôi chỉ tiết kiệm được 1- 1,5triệu đồng. Gia đình tôi thuộc hộ nghèo ở nông thôn. Bố mẹ tôi đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn phải làm công việc nặng nhọc là phụ vữa và buôn đồng nát. Tôi muốn cố gắng làm việc để giúp đỡ phần nào cho gia đình. Kể từ ngày ra trường đi làm, tôi rất ít có thời gian về quê, tính ra, một năm tôi chỉ về được 4 lần, mặc dù nhà tôi cách Hà Nội chưa đến 100km.
Tôi đang băn khoăn có nên chuyển chỗ làm hay không. Cả hai chỗ làm hiện tại và chỗ bạn tôi giới thiệu đều có điểm chung là không có bảo hiểm hay các chế độ nào khác ngoài lương. Nếu sang chỗ làm mới tôi có thể về quê thường xuyên cũng như có thời gian cho bản thân để tìm hiểu, tạo các mối quan hệ để chống tình trạng FA. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc thu nhập của tôi sẽ giảm đi nhiều, tôi không còn khả năng giúp đỡ gia đình nữa.
Theo VNE
Ngã ngửa với số tiền 50 triệu chồng mang về mỗi tháng Cô gục xuống bàn khóc không thành tiếng. Bây giờ cô mới hiểu vì sao chồng mỗi tháng đều đặn mang 50 triệu về cho cô. Hóa ra số tiền đấy không phải anh đi làm mà là... Từ ngày đi làm ở công ty mới, Mạnh có vẻ rủng rỉnh tiền tiêu hơn nhiều. Mấy tháng gần đây anh đều đưa cho...