Ai cũng biết vitamin C giúp đẹp da, tránh lão hóa nhưng tiêu thụ quá nhiều vitamin C có hại thế này thì không phải ai cũng rõ
Nếu không nhận biết kịp thời, bổ sung nhiều và lạm dụng vitamin C trong thời gian dài có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Vitamin C là chất có thể hòa tan trong nước còn được gọi là axit ascorbic. Chất này giúp duy trì các tế bào hoạt động bình thường và góp phần tái tạo mô trong cơ thể. Bạn cũng cần bổ sung vitamin C để sở hữu một làn da sáng mịn, tăng cường khả năng hấp thụ sắt và lành vết thương. Loại vitamin này cũng giúp duy trì sức khỏe xương, sụn, răng và mạch máu.
Vitamin C là chất có thể hòa tan trong nước còn được gọi là axit ascorbic.
Tiêu thụ thực phẩm là cách thông thường để bổ sung loại vitamin cơ thể không có khả năng sản sinh này. Ngoài ra, vì sở hữu đặc tính tan trong nước, vitamin C không được tích trữ trong cơ thể lâu dài. Lượng dư thừa sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Do đó, theo một số nghiên cứu, hấp thụ quá nhiều chất này trong thời gian ngắn cũng không thể gây nên những vấn đề sức khỏe lớn ảnh hưởng tới tính mạng.
Những tác động do hấp thụ dư thừa vitamin C vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Dưới đây là một số vấn đề cơ thể có khả năng gặp phải khi bổ sung nhiều chất này mọi người cần đề phòng:
Rối loạn tiêu hóa
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi bị dư thừa vitamin C là co thắt dạ dày, tiêu chảy và buồn nôn. Hiện tượng này xảy ra do vitamin C không có khả năng hấp thụ qua đường tiêu hóa. Do đó, dư thừa chất này sẽ gây nên những vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi bị dư thừa vitamin C là co thắt dạ dày, tiêu chảy và buồn nôn.
Theo báo cáo tới từ Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp), tác dụng phụ sẽ xảy đến khi mọi người hấp thụ hơn 3 gm vitamin C mỗi ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này có thể lên tới 10 gm mỗi ngày. Thông thường, các tác dụng phụ sẽ biến mất khi tạm ngừng hoặc giảm bổ sung vitamin C.
Khi vitamin C đang được chuyển hóa, cơ thể sẽ sản sinh các hợp chất oxalate. Hàm lượng oxalate cao có thể kết hợp với canxi trong máu, từ đó gia tăng nguy cơ sỏi thận. Một nghiên cứu đã được tiến hành tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Baylor ở Dallas với sự tham gia của những người ở độ tuổi từ 40-75.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người hấp thụ tối thiểu 1000 mg vitamin C mỗi ngày có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn 41% so với những người chỉ bổ sung 90 mg. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn còn nhiều tranh cãi về nghiên cứu này. Để đảm bảo an toàn, những người mắc sỏi thận hoặc có vấn đề về thận nên tránh bổ sung vitamin C quá nhiều.
Video đang HOT
Khi vitamin C đang được chuyển hóa, cơ thể sẽ sản sinh các hợp chất oxalate.
Thừa sắt
Vitamin C thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt non-heme và gián tiếp ngăn ngừa thiếu máu. Sắt non-heme là loại sắt có nguồn gốc tự nhiên, được tìm thấy trong thực vật và một số loại thịt. Trái lại, Edwina Clark, bác sĩ kiêm trưởng khoa dinh dưỡng tại Yummly cho hay, sắt heme thường chỉ có mặt trong các loại thực phẩm tới từ động vật.
Dư thừa vitamin C sẽ làm tăng khả năng hấp thu sắt và có thể dẫn đến ngộ độc sắt. Hơn thế nữa, những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa sắt cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ hấp thụ nhiều vitamin C trong thời gian dài.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Vitamin C nổi tiếng với các đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin C liều cao có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.
Theo Lori Zanini, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng kiêm người sáng lập chế độ dinh dưỡng 7 ngày cho người bệnh tiểu đường, hấp thụ hơn 300 mg vitamin C mỗi ngày có khả năng gây bệnh tim ở phụ nữ tiền mãn kinh mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn còn nghiên cứu và tranh cãi về vấn đề này.
Hấp thụ hơn 300 mg vitamin C mỗi ngày có khả năng gây bệnh tim ở phụ nữ tiền mãn kinh mắc bệnh tiểu đường.
Tổn thương gen
Dù nổi tiếng với các đặc tính chống oxy hóa, trong một số trường hợp nhất định, vitamin C có khuynh hướng oxy hóa. Theo một nghiên cứu đến từ Bệnh viện Denver Health (Mỹ), những người khỏe mạnh bổ sung 500 mg chất này mỗi ngày trong 6 tuần đã gặp phải tổn thương do tình trạng oxy hóa gây nên.
Các chuyên gia cho rằng, bổ sung quá liều vitamin C sẽ thay đổi và phá hủy cấu trúc ADN, thậm chí dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không xảy đến đối với những người hấp thụ ít hơn 500 mg và bổ sung chất này thông qua thực phẩm tự nhiên.
Ảnh hưởng tới thuốc làm loãng máu và xét nghiệm
Theo một số nghiên cứu, vitamin C có thể gây ảnh hưởng xấu tới một số loại thuốc. Bổ sung vitamin C liều cao sẽ giảm tác dụng của thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu. Dù nhận định này vẫn chưa được công nhận, các bác sĩ vẫn khuyến cáo bệnh nhân dùng thuốc làm loãng máu chỉ nên hấp thụ tối đa 1 gm vitamin C mỗi ngày và theo dõi thường xuyên.
Payal Bhandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức Uqora cho biết, dư thừa vitamin C cũng có thể gây cản trở xét nghiệm về lượng đường hoặc bilirubin và creatinin trong máu. Nếu định làm bất kỳ xét nghiệm nào, mọi người hãy thông báo với bác sĩ về loại thực phẩm bổ sung vitamin C đang sử dụng.
Bổ sung vitamin C liều cao sẽ giảm tác dụng của thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu.
Lượng vitamin C cần thiết
Liều lượng vitamin C các chuyên gia khuyến cáo hấp thụ mỗi ngày là 90 mg với nam giới. Đối với phụ nữ, con số này là 75 mg. Tuy nhiên, nếu đang mang thai hoặc cho con bú, bạn cần bổ sung nhiều vitamin C hơn con số các chuyên gia khuyến cáo.
Những người hồi phục sau phẫu thuật, bị bỏng có thể cần bổ sung thêm vitamin C theo lời khuyên của bác sĩ. Hiệp hội Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) trực thuộc Viện Y học Hoa Kỳ cho biết, 2000 mg (2 gm) là lượng vitamin C tối đa cơ thể có khả năng hấp thụ.
(Nguồn: Curejoy)
Theo Helino
Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con đi vì nó sẽ cứu sống con bạn đấy!
Theo kết quả của một nghiên cứu, răng sữa của trẻ nhỏ chứa một lượng lớn các tế bào gốc - một loại tế bào đặc biệt có khả năng tái tạo mô, tế bào, cơ quan nội tạng trong cơ thể người và chữa trị nhiều căn bệnh.
Phát hiện này được đưa ra bởi một nhóm gồm các nhà nghiên cứu và sinh viên. Một trong số những người tham gia nghiên cứu là bác sĩ Michael Schmidt - giáo sự chuyên ngành vi sinh và miễn dịch học thuộc Đại học Y khoa South Carolina (Mỹ).
Răng sữa chứa bế bào gốc có tác dụng chữa bệnh
Khoảng hơn một thập kỷ trước, phụ huynh trên khắp nước Mỹ đổ dồn sự chú ý vào tế bào dây rốn của trẻ sơ sinh. Theo Cơ quan Đăng ký Dây Máu Quốc gia Mỹ, đã có hàng ngàn mẫu tế bào dây máu được lấy từ dây rốn sau khi trẻ sơ sinh chào đời không lâu, sau đó được đông lạnh và cất giữ trong các phòng thí nghiệm trên khắp đất nước. Tế bào máu dây rốn đã được dùng để chữa trị hơn 80 căn bệnh, theo các nhà khoa học, khả năng của chúng là vô tận và thậm chí có thể giúp chẩn đoán và chữa trị ngay lập tức và căn bệnh nguy hiểm nhất.
May mắn cho những phụ huynh trước đây không lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn khi đứa trẻ chào đời, hiện tại họ hoàn toàn có thể giữ lại tế bào gốc trong răng sữa của trẻ bởi các nhà khoa học đang phát triển và hoàn thiện một kỹ thuật tách tế bào gốc từ bên trong răng sữa.
Tương tự như máu cuống rốn, nếu được thu thập và cất giữ đúng yêu cầu, răng sữa của trẻ hoàn toàn có khả năng điều trị và cứu chữa một căn bệnh đe dọa đến tính mạng nào đó mà trẻ hay một thành viên gia đình có quan hệ gần gũi với trẻ có thể mắc phải trong những năm sau này.
Bác sỹ Schmidt cho biết: " Sắp đến ngày chúng ta làm được điều đó. Chúng ta có thể chứng kiến thời điểm tái tạo một nhiễm sắc thể và tìm ra cách khắc phục nhiễm sắc thể bị lỗi của chúng ta.
Răng sữa của trẻ chỉ tình cờ là một bộ phận khác mà chúng tôi phát hiện chứa tế bào gốc. Dây rốn rất có ý nghĩa, nhưng nếu bạn có thể lấy tế bào gốc từ răng trẻ thì còn tốt hơn nhiều bởi bạn không cần cất giữ chúng từ ngày bé chào đời. Bạn có thể đợi đến khi răng tự rụng", bác sỹ Schmidt tiếp tục.
Lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa - bảo hiểm cho sức khỏe của trẻ
Landon Sears đang học năm tư chuyên ngành nha khoa tại Đại học Y khoa South Carolina cũng tham gia vào nghiên cứu trên. Sears cho biết cách đơn giản nhất để đảm bảo sự sống của nhiễm sắc thể răng người là đặt lịch hẹn với bác sỹ nha khoa khi răng trẻ có dấu hiệu rụng. Hãy để bác sỹ đã được đào tạo bài bản nhổ răng của trẻ. Răng trẻ được lấy xuống, khoan vào trong và tế bào gốc được thu thập. Những mẫu tế bào gốc sau đó được làm đông lạnh trong một hỗn hợp gồm ni-tơ lỏng và các chất bảo quản khác. Chúng được đưa đến cất giữ ở một phòng thí nghiệm đến khi công nghệ y học đủ tiến bộ để đưa chúng vào sử dụng.
Ý tưởng này có thể mất nhiều năm để hoàn thiện, nhưng Sears nói nó đóng vai trò như một khoản bảo hiểm cho sức khỏe của mọi người.
Nếu bạn nhìn nhận nó như một khoản đầu tư hay một khoản bảo hiểm cho sức khỏe bản thân hay sức khỏe con trẻ thì sẽ biết giá trị của nó (Ảnh minh họa).
" Đứa trẻ rụng một cái răng sữa có thể không phải chuyện lớn. Nhưng nếu bạn cần một mô tái tạo để thay thế một cơ quan nội tạng hay chuẩn bị một dạng phẫu thuật nào đó, nó có thể thực sự đem lại thay đổi lớn trong cuộc sống của mỗi người", Sears nói. Nhưng mọi thao tác xử lý đều phải thật nhanh. Mỗi chiếc răng cần được bảo quản trong vòng 48 giờ sau khi nhổ.
Về chi phí, một phòng thí nghiệm online có tên Store-A-Tooth quảng cáo dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa của họ có mức giá 1.749USD (khoảng 40 triệu đồng). Các dịch vụ bảo quản răng khác bắt đầu ở mức giá 849USD (khoảng gần 20 triệu đồng), và khách hàng có thể phải chi trả một khoản phí 12 tháng với mức phí mỗi tháng là 77USD (1,7 triệu đồng). Phí bảo quản là 120USD/năm (khoảng 2,7 triệu đồng/năm).
Sears cho biết có gặp một trung tâm khác có mức giá cho dịch vụ này là 500USD (khoảng 10 triệu đồng) cho thao tác ban đầu và khoảng 100USD (khoảng 2 triệu đồng) mỗi tháng sau đó để bảo quản răng.
Một số ý kiến đánh giá chi phí cho dịch vụ này là quá đắt so với những ích lợi về mặt y học ở thời điểm hiện tại.
Vậy mọi người có nên đặt lịch hẹn để thực hiện dịch vụ này ngay bây giờ cho con mình không? Sears chia sẻ: " Tôi cho rằng nếu bạn nhìn nhận nó như một khoản đầu tư hay một khoản bảo hiểm cho sức khỏe bản thân hay sức khỏe con trẻ thì sẽ biết giá trị của nó. Tôi sẽ nói chẳng có lý do gì để từ chối cả".
Hiện tại ở Việt Nam chưa có ngân hàng lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa nào mà chỉ có thể lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn - cũng được tiến hành lấy ngay từ khi trẻ mới chào đời.
Nguồn: Abcnews, Aol
Theo Helino
5 kiểu đau bụng cảnh báo những căn bệnh tiềm ẩn bên trong mà bạn không nên chủ quan bỏ qua Tình trạng đau bụng đôi khi chỉ là do bạn lỡ ăn quá nhiều thứ linh tinh, hoặc có thể là do đến kỳ "đèn đỏ". Tuy nhiên, có một số cơn đau bụng lại ngầm cảnh báo các vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể bạn. Khó chịu quanh vùng rốn (Sỏi mật) Sau một bữa ăn chứa nhiều...