AI của Trung Quốc vượt ChatGPT trong năng lực tiếng Trung?
Phiên bản mới nhất của công nghệ trí tuệ nhân tạo do công ty Baidu ( Trung Quốc) phát triển được cho là đã vượt ứng dụng ChatGPT của công ty OpenAI (Mỹ) trên một số chỉ số chính.
Baidu, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm hàng đầu của Trung Quốc, ngày 27.6 cho biết phiên bản mới nhất của Ernie 3.5, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) do họ phát triển, đã vượt qua ChatGPT của công ty OpenAI (Mỹ) trên một số chỉ số chính, theo hãng Reuters.
Theo đại diện Baidu, Ernie 3.5, phiên bản mới nhất của mô hình Ernie AI, đã vượt qua “ChatGPT về điểm năng lực toàn diện” và vượt trội so với mô hình GPT-4 trong một số khả năng, trong đó có tiếng Trung.
Video đang HOT
Baidu của Trung Quốc đang cạnh tranh về công nghệ AI với OpenAI của Mỹ. Ảnh REUTERS
OpenAI chưa phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin do Baidu đưa ra. Thông báo của Baidu nhấn mạnh sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực AI giữa những gã khổng lồ công nghệ Mỹ và Trung Quốc.
Baidu là công ty công nghệ lớn đầu tiên của Trung Quốc ra mắt sản phẩm AI để cạnh tranh với ChatGPT sau khi công bố ngôn ngữ AI Ernie Bot vào tháng 3. Ernie Bot, được xây dựng trên mô hình Ernie 3.0 AI cũ hơn của Baidu, đã được thử nghiệm trong 3 tháng qua.
Baidu cho biết mô hình mới của họ đi kèm với việc huấn luyện AI hiệu quả hơn. Theo đài CNBC, Baidu cũng cho biết phát triển mới sẽ hỗ trợ “plugin”. Plugin là các ứng dụng bổ sung cho phép AI của Baidu hoạt động trong các tình huống cụ thể hơn như tóm tắt văn bản dài và tạo ra các câu trả lời chính xác hơn. Trước đó, ChatGPT đã triển khai chương trình hỗ trợ plugin vào tháng 3.
Lợi dụng AI để lừa đảo hàng triệu NDT
Giới chức Trung Quốc cho biết đã ghi nhận một vụ lừa đảo lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy hàng triệu nhân dân tệ (NDT).
Nạn nhân là một người đàn ông, họ Guo. Người này cho biết tháng trước đã nhận một cuộc gọi video từ một người có ngoại hình và giọng nói giống một người bạn thân. Tuy nhiên, người gọi thực ra là một kẻ lừa đảo, đã sử dụng công nghệ AI để có diện mạo và đặc điểm giống bạn của ông Guo.
Đối tượng lừa đảo đã thuyết phục ông Guo chuyển 4,3 triệu NDT (609.000 USD), với lý do một người bạn khác đang cần tiền để trả cọc đấu thầu công khai, song số tiền phải được chuyển từ tài khoản ngân hàng của một công ty nên muốn nhờ ông Guo. Đối tượng đã hỏi số tài khoản ngân hàng cá nhân của ông Guo, sau đó thông báo đã chuyển khoản số tiền 4,3 triệu NDT, đồng thời gửi ảnh giả mạo màn hình giao dịch hoàn tất. Ông Guo chia sẻ bản thân đã chủ quan khi không kiểm tra tiền đã vào tài khoản hay chưa mà chuyển luôn số tiền được yêu cầu từ tài khoản công ty. Ông chỉ phát hiện ra sự thật sau khi nhắn tin cho người bạn bị đối tượng lừa đảo giả mạo.
Sau khi tiếp nhận vụ án, cảnh sát đã yêu cầu ngân hàng ngừng tiến hành giao dịch, qua đó giúp ông Guo thu hồi được 3,4 triệu NDT. Cảnh sát đang tìm cách để thu hồi số tiền còn lại, song vẫn chưa xác định được danh tính thủ phạm.
Trong tháng này, cảnh sát ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, cho biết đã bắt một người đàn ông ở tỉnh này do sử dụng ChatGPT để soạn một bài báo giả, đưa tin về vụ tai nạn xe buýt chết người và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Chủ đề về những mối nguy tiềm ẩn từ công nghệ AI đột phá đã thu hút được nhiều sự chú ý, kể từ khi công ty OpenAI có trụ sở tại Mỹ ra mắt chatbot ChatGPT vào tháng 11/2022.
Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầy tham vọng trở thành nước tiên phong trong công nghệ AI toàn cầu vào năm 2030 và hàng loạt công ty công nghệ bao gồm Alibaba, JD.com, NetEase và ByteDance - công ty chủ quản của TikTok, đã gấp rút phát triển các sản phẩm tương tự ChatGPT. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ban hành chính sách để ngăn ngừa việc sử dụng công nghệ "deepfake" để đăng tải hoặc lan truyền thông tin sai lệch, có hiệu lực từ tháng 1/2023. Tháng trước, cơ quan quản lý Internet Bắc Kinh cũng đề xuất một dự luật yêu cầu tất cả ứng dụng AI mới phải trải qua cuộc kiểm tra "đánh giá bảo mật" trước khi tiếp cận người dân.
OpenAI có nguy cơ bị kiện tại Australia vì thông tin sai lệch trên ChatGPT Công ty OpenAI, chủ sở hữu ứng dụng ChatGPT, đang đối mặt với nguy cơ bị kiện tại Australia liên quan đến thông tin trên ChatGPT cho rằng một thị trưởng ở bang Victoria từng "ngồi tù vì tội nhận hối lộ". Biểu tượng của OpenAI và ChatGPT. Ảnh: AFP/TTXVN Đây có thể là vụ kiện đầu tiên nhằm vào ứng dụng ngôn...