Ai còn chọn “liễu yếu đào tơ”?
Tôi hiểu “bình đẳng” là sự coi trọng giá trị về mặt con người của hai người như nhau, không phân biệt giới.
Theo tôi, không nên giới hạn mức độ bình đẳng đến đâu mà nên bàn tới việc hiểu và biểu hiện “bình đẳng vợ chồng” trong thực tế cuộc sống như thế nào. Bình đẳng không phải là thứ dấu bằng cứng nhắc trong toán học. Bình đẳng không phải là chia đôi việc nhà, chia đôi việc kiếm tiền, chia đôi quyền hạn ….
Tôi hiểu “bình đẳng” là sự coi trọng giá trị về mặt con người của hai người như nhau, không phân biệt giới. Cái gốc của bình đẳng chính là tình thương yêu, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Khi người ta yêu thương, thấu hiểu, tôn trọng nhau, người ta sẽ không đặt cái tôi lên trên, người ta làm tất cả những gì có thể vì gia đình, vì những người thân yêu.
Sự phân công lao động từ việc nhà cho đến những việc quan trọng khác như đối nội, đối ngoại, kiếm sống, dạy dỗ con học hành… cần dựa trên khả năng và điều kiện của mỗi người. Ai làm tốt hơn việc gì thì nhận làm việc đó, không suy bì tỵ nạnh, không ra vẻ “ta đây” quan trọng hơn. Và, tất nhiên việc thực hiện cần uyển chuyển, linh hoạt cho phù hợp thực tế. Người xưa khẳng định: “Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn”. “Đồng” ở đây là đồng lòng, đồng ý chí, cùng cảm thông, chia sẻ mọi điều và cùng hành động. Đó cũng là biểu hiện của bình đẳng. Bình đẳng sẽ tạo nên sức mạnh.
Ai làm tốt hơn việc gì thì nhận làm việc đó, không suy bì tỵ nạnh, không ra vẻ “ta đây” quan trọng hơn. (ảnh minh họa)
Đừng nghĩ khi người vợ tiến bộ hơn, kiếm được nhiều tiền hơn người chồng, trở thành “chủ gia đình” thì đó là “nghịch cảnh”. Nghĩ thế thì chính bạn đã mắc vào cái lưới bất bình đẳng ngay từ trong nhận thức. Vợ hay chồng có cơ hội thăng tiến, làm giàu hơn cho gia đình một cách chính đáng đều là điều may mắn cho cả nhà. Vấn đề của vợ chồng Hưng – Ngọc trong bài viết “Bình đẳng chưa chắc đã hạnh phúc” nằm ở cách ứng xử của cả hai người (người vợ chưa tế nhị và người chồng mặc cảm, tự ti). Uy tín của mỗi người không phụ thuộc vào số tiền người đó kiếm được, nhất là trong gia đình (ngoài đời thì có thể).
Video đang HOT
Cha mẹ tôi ngày trước cũng vậy. Cha tôi là công chức, lương chỉ ba cọc ba đồng. Nhà đông con, một tay mẹ tôi tần tảo bán buôn lo lắng cho cả gia đình. Thế nhưng, tuyệt đối không một ai trong nhà lại có ý nghĩ coi trọng mẹ hơn cha, dù khi cần đến tiền bao giờ chúng tôi cũng chỉ tìm đến mẹ. Tại sao lại nghĩ: “Khi phụ nữ đóng vai nữ tướng, cái họ được là quyền uy khiến chồng con phải vì nể, nhưng cái họ mất là gì? Đó là hình ảnh người vợ bé bỏng, dễ thương mà người chồng nào cũng muốn giang rộng đôi tay che chở. Người chồng thì luôn có mặc cảm lép vế và chỉ riêng ý nghĩ tủi thân đó đã làm hạnh phúc lung lay”. Ý nghĩ đó thật cổ hủ.
Tại sao người chồng không tự “lớn cao” hơn mà người vợ phải “bé nhỏ” đi cho vừa “tầm”? Như vậy chỉ thiệt cho gia đình, cho con cái, là kéo lùi sự tiến bộ của phụ nữ – điều mà nhân loại đang phải phấn đấu. Hơn nữa, xu hướng hiện tại hầu như người con trai nào cũng muốn chọn bạn gái- người bạn đời tương lai, có thể đồng hành với mình, làm điểm tựa cho mình chứ không phải là người “liễu yếu đào tơ”, “núp bóng tùng quân” để người đàn ông che chở như xưa nữa.
Quả thật, việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình không phải một sớm một chiều là đạt được nhưng chúng ta phải hiểu bản chất tốt đẹp của nó và tất cả, từ gia đình đến các tổ chức xã hội phải chung tay thực hiện. Bắt đầu từ sự nhận thức của cả hai giới, bắt đầu từ giáo dục trẻ em để dần tiến tới thay đổi hành vi, thực hiện bình đẳng giới ngay trong gia đình.
Theo Eva
Yêu thương nghĩa vụ
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng.
Một buổi chiều đi đón con, Thư gặp Hiền, vợ sếp, vừa cất tiếng chào, Hiền bật ra ngay như cái máy phát: "Anh Sơn, chồng chị khen em hết lời. Anh ấy nói em là người phụ nữ số một của gia đình, vừa đi làm, vừa đưa đón con cái, vừa đi chợ nấu ăn, lại biết ẩn mình để chồng phát triển sự nghiệp. Ảnh nói chị phải... theo gương em". Nghe Hiền khen mà Thư chỉ gượng được một cái cười xã giao méo xệch.
Quả thật, nhìn vào "vòng xoay" của Thư mỗi ngày, ai cũng chóng mặt: hơn 6 giờ sáng cô lao xe ra khỏi nhà, sau lưng là hai đứa con 8 tuổi, và 15 tuổi. Lượn một vòng, Thư thả đứa con lớn xuống cổng trường cấp hai rồi phóng đến trường tiểu học, lo cho con nhỏ ăn sáng xong mới cô vù đến cơ quan. 11 giờ tất tả đi chợ, nửa tiếng sau có mặt ở cổng trường đón con lớn, về đến nhà là tất bật nấu bữa ăn trưa, chuẩn bị luôn cả đồ ăn chiều. 13 giờ, kêu bé lớn thức dậy, con đi học, mẹ đi làm. 5 giờ chiều lại vòng xe đón hai con về nhà. Tối lại phải đưa bé nhỏ đi học năng khiếu, bé lớn đi học Anh văn... Những ngày cuối tuần Thư vẫn phải xoay như chong chóng với việc ủi đống quần áo, vệ sinh bếp, lau sàn, lau kính...
Thư xinh xắn nên dù đã ở tuổi 40 nhiều đàn ông quanh cô vẫn không giấu lòng ngưỡng mộ nhưng bao giờ cô cũng khéo léo chối từ. Nhìn cách Thư đi chợ, chọn món mà chồng con thích, nghe Thư dịu dàng với chồng, những người biết vợ chồng cô đều cho là Tuấn- chồng cô, tốt số và khen cô là người phụ nữ chu toàn.
Thực ra, bấy lâu Thư làm vợ, làm mẹ một cách chăm chỉ, tự nguyện nhưng đầy mệt mỏi, khắc khoải. Tất cả những gì cô làm dường như không bao giờ đủ để chồng cô hài lòng. Gần như ngày nào cô và các con cũng phải nghe Tuấn la rầy hay than phiền về vấn đề gì đó. Làm bất cứ việc gì mấy mẹ con cũng thầm thì nhắc nhau "coi chừng ba chửi". Lâu lắm rồi, Thư chẳng biết thế nào là những cảm xúc, những rung động từ chồng mang lại. Tận sâu trong tâm, Thư không dám chắc là mình sẽ giữ mình được đến khi nào cho khỏi "rớt". Cái khuôn phép, gia giáo của gia đình khiến cô chưa bao giờ dám nghĩ đến ai ngoài chồng mình nhưng giờ cô chỉ còn biết định nghĩa tình yêu của mình dành cho chồng là "tình yêu nghĩa vụ".
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng. Long, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở Cần Thơ đã phải tìm đến chuyên viên tư vấn để tìm cách cứu vãn tình cản của mình. Long kể, trong những chuyến công tác thời trai trẻ ở vùng Hậu Giang, anh kết thân với một thôn nữ tên Yến, sau vài lần "ăn cơm trước kẻng", Yến có thai. Long vượt qua nhiều khó khăn để đường đường chính chính đón Yến về làm vợ với một tiệc cưới đủ để gia đình cô dâu nở mặt nở mày.
Dù chênh lệch về trình độ, gia cảnh nhưng hơn 20 năm qua, Long luôn tìm cách "nâng" vợ lên. Anh hướng dẫn Yến cách cư xử sao cho trọn vẹn với nhà chồng, cách giao dịch, làm ăn, cách điều phối công ty những lúc anh đi vắng. Trước những sai sót của vợ, Long đều tìm cách biện minh để khỏi phải nặng lời. Anh tâm sự: " Nhiều khi ra đường gặp đối tác đẹp hơn, thông minh hơn và có trình độ hơn vợ mình, tôi cũng ao ước "giá cuộc đời có lệnh undo" nhưng chưa bao giờ tôi cho phép mình làm trái đạo lý". Trước lý giải của chuyên viên: "Đó chính là tình yêu sâu sắc anh dành cho vợ mà chính anh đã không nhận ra", Long lắc đầu vì anh hiểu mình làm tất cả những điều đó bởi trách nhiệm và sĩ diện của mình chứ không hề xuất phát từ tình yêu.
Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn (Ảnh minh họa)
Từng có lần, Long gặp một nhân viên ngân hàng vừa thông minh, giàu nữ tính, vừa hiểu chuyện, luôn đón bắt được suy nghĩ, tâm trạng của anh nên anh như "bị sét đánh". Long nói: " Tôi yêu người đó tha thiết nhưng lại càng thấy mình phải có trách nhiệm với vợ nhiều hơn". Sau một thời gian khổ sở, day dứt, tình yêu trong anh lắng lại nhưng Long lại cảm thấy "không ổn" khi tiếp tục thương vợ bằng nghĩa vụ của một người chồng.
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tâm lý, giảng viên Học viện Hành chánh quốc gia phân tích: Yêu thương theo nghĩa vụ là thực trạng khá phổ biến hiện nay ở các gia đình. Đây cũng là quy luật bình thường của đời sống hôn nhân. Theo thời gian, tình yêu lắng dịu dần, phần nhiều người trong cuộc sống với nhau vì nghĩa, vì trách nhiệm. Thậm chí sự đơn điệu, nhàn nhạt của hôn nhân còn làm tình yêu bay từ chồng/vợ sang bồ/ bạn đồng nghiệp... Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn. Những gia đình có sóng gió và vượt qua được là những gia đình có nhiều cơ hội để tình yêu thăng hoa hơn là những gia đình quá êm ấm, không có sóng gió (sóng gió về kinh tế, về chuyện tình cảm, con cái...).
Dĩ nhiên, không ai muốn có sóng gió để tình yêu thêm bền chặt nên chỉ có giải pháp là mỗi người phải luôn biết tự làm mới lại cuộc hôn nhân của mình. Muốn đam mê nhau cả hai phải thường xuyên đổi mới để thu hút người kia, làm cho người kia luôn thấy mình có nhiều điều cần khám phá. Hãy thể hiện tình yêu bằng cách đáp ứng nhu cầu thực sự của vợ hoặc chồng: nhu cầu tình cảm như âu yếm, quan tâm, khen ngợi, giúp đỡ, kể cả sự thỏa mãn về nhu cầu sinh lý.
Nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân là một thách thức. Vợ chồng cần học cách nhìn điểm tốt của nhau, tôn trọng nhau, làm mới bản thân, làm mới cuộc sống chăn gối... Học cách yêu sau hôn nhân, học cách vì nhau sau hôn nhân khó hơn trước hôn nhân rất nhiều nhưng thành quả của nó cũng rất đáng để mọi người phải cố gắng: sự mặn nồng thực sự của một tình yêu chín muồi và nhiều ràng buộc, nhiều chia sẻ...
Nuôi dưỡng tình yêu từ bạn đời không khó bằng nuôi dưỡng tình yêu trong chính trái tim mình. Đầu tư cho tâm hồn mình luôn tươi mới, tràn đầy năng lượng, vui sống... thì bạn mới có thể nhìn thấy điểm mới, điểm đáng yêu ở bạn đời... để yêu họ nhiều hơn.
Theo 24h
Vợ "hổ mang" Người thì không biết cách dạy vợ, người ý thức cao về việc này nên đã sớm có biện pháp "rèn" vợ. Vợ "lông ngôn", chông đành "ngâm tăm" Ngày cưới Long, chú rể được dịp "nở mày nở mặt" vì ai cũng khen cô dâu xinh. Quyên trắng trẻo, người dong dỏng cao, tính cô lại hay nói nên nhanh chóng gần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghe tin mẹ vợ cần đi cấp cứu, tôi hớt hải về nhà thì thấy bà đang ngồi ăn cơm, nhìn mâm cơm mà tôi ngây người

Phát hiện anh rể nuôi "bé ba" qua bức ảnh cô sinh viên của mình sống ảo bên chiếc bọc vô-lăng màu hồng

7 năm sau ly hôn, cả tôi và chồng cũ đều không thể yêu thêm ai, nhưng liệu chúng tôi có nên liều lĩnh mà quay lại với nhau hay không?

Chồng qua đời, để lại bản di chúc trái với lời hứa khiến các con tranh cãi gay gắt, nửa đêm tôi nhìn ảnh thờ mà rơm rớm nước mắt

Vô tình theo chân chị đồng nghiệp tan làm sớm, tôi bắt gặp chiếc xe sang của bố chồng đỗ ở bãi xe công ty mình

Xem phim "Sex Education", tôi bàng hoàng khi hiểu ý câu nói gắt gỏng của mẹ chồng

Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu

Sau 5 năm lấy vợ, anh tôi sút cả chục cân, nguyên nhân đến từ nỗi sợ hãi của chị dâu

Sinh con mới được 4 tháng, vợ đã nhẫn tâm bỏ về nhà mẹ đẻ, mặc kệ con khóc đói để buộc chồng phải xuống nước xin lỗi

Đau đầu vì con ngỗ nghịch, chỉ 5 phút xem phim "Sex Education", tôi đúc rút bài học tâm đắc: Tương lai trẻ sẽ bị phá hỏng vì điều này

Bố chồng nàng dâu cãi nhau như cơm bữa, nhất quyết không đội trời chung, tôi ở giữa chỉ muốn bỏ nhà ra đi

Tắc đường nên đến đón con chồng muộn 5 phút, tôi bị cả nhà chồng gọi ra để nắn chỉnh lại nhân cách
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai
Sức khỏe
21:25:02 09/05/2025
Clip Quý Bình đi thăm con, nghi bị nhà vợ "khinh" ra mặt, thực hư?
Sao việt
21:21:21 09/05/2025
Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông
Thế giới
21:19:26 09/05/2025
Cung Tuyết Hoa: Hoa hậu ở tù vì bạn trai, 28 năm không gần đàn ông, U80 độc thân
Sao châu á
21:17:28 09/05/2025
Giải pháp giảm mỡ bụng nhanh nhất
Làm đẹp
21:12:06 09/05/2025
Kylie Jenner lần đầu đi thảm đỏ với Timothée Chalamet, "quê xệ" vì 1 điều
Sao âu mỹ
21:07:43 09/05/2025
Toyota tái khẳng định tham vọng bán 1,5 triệu xe điện vào năm 2026
Ôtô
21:06:15 09/05/2025
Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo
Tin nổi bật
20:56:55 09/05/2025
Người đàn ông mọc sừng sau đầu, hơn 25 năm hành nghề bác sĩ mới gặp 1 lần
Netizen
20:40:35 09/05/2025
Ronaldo và mùa giải vứt đi
Sao thể thao
20:38:10 09/05/2025