Ai có thẩm quyền dừng phương tiện, xử phạt vi phạm?
Cảnh sát giao thông (CSGT) không phải là lực lượng duy nhất có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Ngoài CSGT đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 30/10/2012 và Thông tư 45/2012/TT-BCA do Bộ Công an ngày 27/7/2012, còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Nghị định số 27/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 24/3/2010 quy định: Các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng Cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
Khi không có CSGT đường bộ đi cùng, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
Video đang HOT
Cảnh sát trật tự, cơ động… cũng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm (Ảnh: Tiến Nguyên)
Đối với Thanh tra giao thông, Thông tư 08/2010/TT-BGTVT ngày 19/3/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định: Thanh tra giao thông đường bộ có quyền dừng phương tiện đang lưu thông trong trường hợp cấp thiết để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, vi phạm Điều 86 Luật Giao thông đường bộ; hoặc để đình chỉ hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ khi phát hiện có dấu hiệu vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ; có dấu hiệu vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ.
Ngoài ra, tại Hà Nội và TPHCM, còn có Tổ công tác liên ngành 141, gồm: CSCĐ, CSGT, và Cảnh sát hình sự (CSHS), được thành lập với nhiệm vụ chính là tuần tra kiểm soát, kiểm tra hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng tuyến giao thông để thực hiện hành vi phạm tội.
Tóm tắt lại, các lực lượng sau có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm:
- CSGT đeo biển hiệu (thẻ xanh) và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (thẻ đỏ);
- Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, và Công an xã, phường, thị trấn – chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Thanh tra giao thông – trong những trường hợp mà hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt.
- Riêng tại Hà Nội và TPHCM còn có tổ công tác liên ngành 141.
Các lực lượng khác (quản lý thị trường, dân quân…) không có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mà chỉ có quyền dừng phương tiện khi có hành vi vi phạm thuộc thuộc các lĩnh vực mà họ quản lý. Ví dụ, nếu người tham gia giao thông có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động thương mại (chở hàng lậu, hàng giả, hàng cấm…), thì cán bộ quản lý thị trường có quyền dừng phương tiện để xử lý.
Nhật Minh
Theo dân trí
Đấu tranh trực diện với tội phạm
"An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT - TTATXH) trên địa bàn huyện Sóc Sơn trước, trong và sau những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 được giữ vững, góp phần phục vụ nhân dân vui xuân mới trong không khí phấn khởi, bình yên".
CAH Sóc Sơn tăng cường tuần tra kiểm soát, đảm bảo ANTT
Đó là đánh giá và ghi nhận của Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn đối với lực lượng công an huyện trong những ngày đầu xuân mới Quý Tỵ 2013. Theo Thượng tá Trần Quang Huy, Trưởng CAH Sóc Sơn cho biết: "Ngay từ những ngày cuối năm 2012, Công an huyện Sóc Sơn đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP và của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn về nhiệm vụ đảm bảo ANTT trên địa bàn. Theo đó, các đơn vị nghiệp vụ, công an các đồn và Công an thị trấn Sóc Sơn đã tích cực tấn công trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; huy động tối đa quân số xuống cơ sở nắm tình hình, cùng lực lượng công an các xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, trường học vận động nhân dân tích cực tuần tra, kiểm soát ở các ngõ, xóm, địa bàn trọng điểm để phát hiện, phòng ngừa và truy bắt tội phạm".
Thống kê mới đây cho thấy, chỉ trong những ngày đầu năm mới, công an huyện và công an các xã, thị trấn đã phát hiện, điều tra khám phá 9 ổ nhóm, bắt 27 đối tượng cưỡng đoạt và trộm cắp tài sản; bắt và vận động đầu thú 8 đối tượng truy nã; phát hiện, bắt giữ xử lý hình sự 3 vụ, 4 đối tượng môi giới mại dâm và 12 vụ, 80 đối tượng đánh bạc. Đáng chú ý, CAH Sóc Sơn được nhân dân cung cấp thông tin đã kịp thời phát hiện, bắt giữ 13 vụ với 14 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; 26 vụ vi phạm về kinh tế và 12 vụ vi phạm về môi trường.
Bên cạnh công tác đấu tranh trực diện với các loại tội phạm, nhiều đơn vị nghiệp vụ của CAH Sóc Sơn phối hợp với công an các xã, thị trấn đã tập trung tuyên truyền đến các thôn, xóm và từng hộ dân thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Tính đến thời điểm này, CAH Sóc Sơn đã phát hiện, bắt giữ 7 vụ với 14 đối tượng vi phạm về pháo, thu giữ 55,5 kg pháo nổ các loại. Lập hồ sơ truy tố 2 vụ 2 đối tượng mua bán pháo nổ trái phép và phối hợp đưa ra xét xử điểm 1 vụ mua bán trái phép pháo nổ tại xã Phù Lỗ.
Bên cạnh các mặt công tác nêu trên, CAH Sóc Sơn còn tập trung đảm bảo an ninh trật tự công cộng tại Sân bay quốc tế Nội Bài. CAH Sóc Sơn đã xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp, phương án cụ thể, bảo vệ tuyệt đối an toàn cửa ngõ Thủ đô. Ngay sau Tết, Ban chỉ huy CAH Sóc Sơn đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, xử lý nghiêm các vi phạm và tổ chức chỉ huy giao thông ở các tuyến, điểm chợ hoa, chợ Tết, đảm bảo thuận lợi
Theo ANTD
Côn đồ chặn xe khách, quốc lộ ách tắc 2 tiếng đồng hồ Chiều 4-2, Công an huyện Phù Cát đã xác định Nguyễn Văn Thiện và Đinh Văn Giang cùng một số đối tượng khác tham gia đập phá làm hư hỏng ô tô vận tải hành khách giường nằm, gây thương tích hành khách xảy ra vào tối 3-2 trên QL 1A thuộc xã Cát Tân, Phù Cát. ảnh minh họa Khoảng 16h30 ngày...