Ai có thẩm quyền cách chức, khai trừ Đảng cán bộ cấp cao sai phạm?
Ban Bí thư, Bộ Chính trị quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo Đảng viên Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý.
Trường hợp phải cách chức, khai trừ Đảng, Ban Chấp hành TƯ quyết định cuối cùng.
Nội dung này được nêu trong Quy định 22 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành mới đây.
Kiểm tra, giám sát phải bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm
Quy định 22 đề ra nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng phải kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung.
Cùng với đó chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng. Khi các vụ việc vi phạm được phát hiện, phải cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời để răn đe và giáo dục.
Quy định cũng nêu rõ kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.
Đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu phát hiện có vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền thi hành kỷ luật của các tổ chức đảng được thực hiện như đang đương chức; nếu có vi phạm khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.
Video đang HOT
Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức Đảng có thẩm quyền chủ động kiểm tra, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, không chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới kỷ luật.
Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.
Trách nhiệm bồi hoàn tài sản làm thất thoát
Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định cuối cùng với việc kỷ luật cách chức, khai trừ Đảng viên thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý.
Về hình thức kỷ luật, Quy định 22 vẫn duy trì các mức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.
Về thẩm quyền xử lý Đảng viên vi phạm kỷ luật, Quy định 22 nêu rõ, Ban Bí thư, Bộ Chính trị quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý; khiển trách, cảnh cáo Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (kể cả Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Trường hợp cách chức, khai trừ thì Ban Bí thư, Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng; quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư.
Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời; tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ.
Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn.
Nguyên tắc khác được nhấn mạnh là người bị kiểm tra, giám sát không được để lộ nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm; không sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát. Những người này được sử dụng bằng chứng, chứng cớ liên quan để giải trình; bảo lưu ý kiến và đề nghị tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét lại kết luận, quyết định đối với mình.
Sơn La kỷ luật nhiều cán bộ
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La khiển trách Phó chủ tịch tỉnh và kỷ luật nhiều cán bộ khác vì có vi phạm liên quan gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế năm 2019.
Ngày 24/5, theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã khai trừ Đảng đối với bà Nguyễn Thị Kim An, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Giám đốc Sở Y tế; ông Sa Văn Khuyên, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế.
Trước đó, hai người này đã bị khởi tố để điều tra về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tuyến xã, tuyến cơ sở năm 2019 ở Sơn La.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La cũng khai trừ Đảng đối với bà Bùi Thị Hoa, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính và ông Mai Anh Tuấn, chuyên viên Phòng Kế hoạch Tài chính (Sở Y tế), vì cố ý thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong đấu thầu và đã bị khởi tố điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng .
Ông Lê Hồng Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. Ảnh: Thành Vũ
Ngoài ra, cũng liên quan gói thầu trên, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La khiển trách ông Lê Hồng Minh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh. Hôm 17/5, ông Minh đã bị Thủ tướng khiển trách.
Ông Vũ Ngọc Hải, đảng viên Chi bộ 1, Trưởng phòng Tổng hợp, Văn phòng UBND tỉnh, và ông Lê Tiến Quý, đảng viên Chi bộ 6, chuyên viên Phòng Kinh tế, Văn phòng UBND tỉnh, bị cảnh cáo.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Bí thư Chi bộ 6, Trưởng phòng Kinh tế, Văn phòng UBND tỉnh Sơn La, có hạn chế, khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật, bị yêu cầu kiểm điểm, phê bình sâu sắc.
Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát tống đạt quyết định khởi tố bà Nguyễn Thị Kim An, tháng 3/2021. Ảnh: Phạm Minh
Tháng 3/2021, Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố bà Nguyễn Thị Kim An, 52 tuổi, cựu giám đốc Sở Y tế Sơn La về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng , theo khoản 3, điều 360 Bộ luật Hình sự. Bà An bị cáo buộc thiếu trách nhiệm để cấp dưới sai phạm trong đấu thầu gây thiệt hại cho nhà nước.
Ông Sa Văn Khuyên, 61 tuổi, cựu phó giám đốc Sở Y tế Sơn La, cùng hai thuộc cấp Bùi Thị Hoa, 56 tuổi, cựu trưởng phòng kế hoạch tài chính; Mai Anh Tuấn, 34 tuổi, chuyên viên phòng kế hoạch tài chính và Bùi Thị Thu, 52 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị và Công nghệ Hưng Phát bị khởi tố, tạm giam về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cảnh sát xác định các bị can có sai phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tuyến xã trên địa bàn. Nhiều danh mục hàng hóa, thiết bị y tế không đúng với danh mục trong hồ sơ thầu và hợp đồng đã ký gây thiệt hại cho ngân sách của Nhà nước.
Cựu chánh án tỉnh Phú Yên bị đề nghị khai trừ Đảng Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư khai trừ Đảng với cựu chánh án tỉnh Phú Yên Lê Văn Phước. Theo thông cáo phát chiều 22/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho hay trong thời gian giữ cương vị Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên, ông...