Ai có tên trong 195 người Việt siêu giàu
Con số mới công bố về số lượng gần 200 người Việt siêu giàu cùng với khối tài sản lên tới 20 tỷ USD đã khiến nhiều người bất ngờ. Vậy ai là những người có túi tiền trên 30 triệu USD để được đứng trong danh sách này?.
Những người lộ diện trên sàn chứng khoán
Danh sách các thành viên “ Câu lạc bộ siêu giàu” mới được một công ty tư vấn và một ngân nước ngoài công bố cho rằng, số người Việt gia nhập câu lạc bộ siêu giàu (có từ 30 triệu USD trở lên) hiện đã lên tới 195 người, với tổng giá trị tài sản 20 tỷ USD, tăng khá nhiều so với 170 người và 19 tỷ USD một năm trước đó.
Trong khi số lượng người siêu giàu tại những nền kinh tế lớn mới nổi hàng đầu thế giới như Trung Quốc và Brazil đang sụt giảm, số người siêu giàu tại nước Đông Nam Á, nhất là tại Thái Lan và Việt Nam đang tăng khá mạnh.
Báo cáo không đưa ra danh sách và cách thức thu thập thông tin để đánh giá nhưng có thể các tổ chức nói trên thực hiện đánh giá của mình dựa trên các thông tin thu thập được trên TTCK, từ các ngân hàng và có thể từ chính báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, doanh nhân.
Soi từ TTCK có thể thấy, với hơn 700 đơn vị niêm yết trên hai sàn chứng khoán, giới đầu tư biết đến hàng trăm cổ đông có tài sản quy từ cổ phiếu trị giá từ 2 triệu USD trở lên. Trong đó, nếu xét theo tiêu chí “siêu giàu” không dưới khoảng 20 người.
Đứng đầu trong danh sách này là ông Phạm Nhật Vượng, ông chủ tập đoàn Vingroup (VIC) – người có tài sản tính theo cổ phiếu VIC lên tới gần 18.000 tỷ đồng và theo xếp hạng của Forbes là tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, vượt xa người đứng thứ 2 là ông Đoàn Nguyên Đức (HAG), một doanh nhân đang có gần 6.200 tỷ đồng.
Ngoài ông Vượng và ông Đức, TTCK còn biết đến 8 người đang sở hữu cổ phiếu có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên là: ông Trần Đình Long (cổ phiếu HPG), bà Phạm Thu Hương (VIC), bà Phạm Thúy Hằng (VIC), bà Nguyễn Hoàng Yến (MSN), ông Lê Phước Vũ (HSG), ông Hồ Hùng Anh (MSN), ông Hà Văn Thắm (OGC), bà Vũ Thị Hiền (HPG).
Những người có tài sản quy từ cổ phiếu trị giá từ 630 tỷ đồng (tương đương khoảng 30 triệu USD) trở lên tới dưới 1.000 tỷ đồng bao gồm: ông Trần Phát Minh (STB), Trầm Trọng Ngân (STB), Nguyễn Văn Đạt (PDR), Đặng Thành Tâm (ITA, KBC, SGT, NVB), Trần Kim Thành (KDC), Dương Ngọc Minh (HVG), Trương Gia Bình (FPT), Trần Lệ Nguyên (KDC), Trần Thị Thu Diệp (HPG).
Nhưng nếu chỉ tính số tài sản thông qua cổ phiếu trên sàn thì lượng người siêu giàu vẫn còn ít. Mới bằng khoảng 10% so với con số đưa ra. Vậy phần lớn số lượng những người siêu giàu còn lại là những ai?
Phần chìm của tảng băng
Nền kinh tế Việt Nam trong vài năm gần đây gặp khá nhiều khó khăn nhưng sự tăng trưởng gần 15% về số người siêu giàu khiến nhiều người bất ngờ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, TTCK đang ngày càng phát triển, số DN lên sàn đông hơn, các thông tin về những ông chủ lớn cũng công khai hơn. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân cũng đã không còn quá e dè về việc phải công bố mức độ giàu có của mình… Đây có lẽ là một phần nguyên nhân khiến số lượng những đại gia giàu có lộ diện ngày càng nhiều hơn. Hàng loạt các danh sách thống kê người giàu như: người giàu… liên tục được công bố với số người ngày càng nhiều hơn.
Nếu vậy, thì số người giàu và số lượng người siêu giàu ở mức gần 200 người theo báo cáo nói trên có lẽ không còn quá ngạc nhiên. Và trên thực tế, trong vài năm gần đây, người dân cũng đã quá quen thuộc với rất nhiều đại gia, thiếu gia, tiểu thư… không thuộc bảng xếp hạng giàu có nào nhưng cũng sở hữu những chiếc siêu xe, nhà cửa… lên tới vài triệu USD.
Mức độ giàu có và số lượng người siêu giàu gấp 10 lần so với số lượng người mà tài sản của họ được cân đo đóng đếm, quy đổi thành tiền rõ ràng, mình bạch có lẽ cũng không khiến người dân nghi ngờ nhiều lắm về độ chính xác.
Thực tế cho thấy, trong nhiều năm gần đây, một bộ phận doanh nhân cho dù chưa niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán nhưng được đánh giá rất giàu, thậm chí giàu hơn những người có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK.
Bà Nguyên Thị Nga – lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG, chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank; ông Vũ Văn Tiền – chủ tịch Tập đoàn Geleximco có dự án BĐS trải khắp khu vực miền Bắc và hàng loạt các dự án khủng khác như xi măng, bột giấy, nhiệt điện, khách sạn, trung tâm thương mại, ngân hàng… Hay như “Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển, chủ dự án Tuần Châu với cả trăm công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới… được đồn đại có tài sản lên tới 2 tỷ USD.
Bên cạnh những gương mặt có lượng tài sản được đánh giá là rất khủng nói trên, giới đầu tư còn biết tới rất nhiều doanh nhân có thể lọt vào danh sách những người siêu giàu khác.
Có thể kể đến hàng loạt tên tuổi doanh nhân lớn như: ông Võ Quốc Thắng (ông chủ Đồng Tâm – DTG); ông Mai Hữu Tín (sở hữu vài chục DN và là phó chủ tịch ngân hàng Kiên Long); đại gia đất Thái Bình, ông chủ Bitexco, Vũ Quang Hội; ông Đặng Khắc Vỹ (cùng vợ đang nắm giữ 18,6% cổ phần của VIB Bank); Đỗ Minh Phú (DOJI); Đỗ Văn Bình (Sudico, chủ tịch CTCP Đại Dương)…
Bên cạnh đó là hoàng loạt cái tên rất nổi trên truyền thông như: Huỳnh Uy Dũng (KCN Sóng Thần 1,2,3); Lê Ân (đại gia khoe tài sản trên 2.000 tỷ đồng); Lê Thanh Thản (đại gia BĐS, chủ hệ thống khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam); Lê Văn Kiểm (chủ sân golf Long Thành và gia đình ông là một trong những nhà đầu tư tư nhân Việt Nam lớn nhất tại Lào); Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy); vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE); bà Thái Hương (NH Bắc Á, TH True Milk); Trần Quý Thanh (ông chủ Dr Thanh, Tân Hiệp Phát)…
Điểm qua cũng thấy, dường như hầu hết người siêu giàu đều chưa xuất hiện chính thức qua sàn chứng khoán. Với 195 người Việt siêu giàu có tài sản lên tới 20 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức khoảng 2,2 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) của 19 người giàu nhất trên TTCK. Điều đó có nghĩa là còn gần 18 tỷ USD (hoặc hơn) của các doanh nhân giàu có khác, chưa kể những người chưa thống kê được. Đó chính là phần chìm của tảng băng trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo Mạnh Hà
Đại gia siêu giàu và người Việt siêu nghèo cùng tăng mạnh
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn tài sản Wealth-X và ngân hàng Thụy Sỹ UBS, số người siêu giàu tại Việt Nam tăng nhanh thứ 2 Đông Nam Á với 195 người, có tổng giá trị tài sản 20 tỷ USD. Trong khi đó, có đến 8,01 triệu dân Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn trăm bề, và phải tìm đến cái chết để thoát cảnh nghèo.
Số lượng người siêu giàu và siêu nghèo cùng tăng
Hãng tư vấn Wealth-X ở Singapore và ngân hàng UBS Thụy Sỹ vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước Đông Nam Á có số người siêu giàu tăng mạnh trong vòng một năm qua.
Cụ thể, theo báo cáo, 6 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam đều có lượng người siêu giàu gia tăng trong một năm qua. Wealth-X và UBS cho biết, tiêu chuẩn để xếp hạng người siêu giàu là các cá nhân đó sở hữu khối tài sản trị giá từ 30 triệu USD trở lên.
Đứng đầu là Thái Lan, với số người siêu giàu tăng 15,2%, từ 635 người năm 2012 lên 720 người trong 2013. Tổng giá trị tài sản của người siêu giàu Thái Lan cũng tăng từ 95 tỷ USD năm 2012 lên 110 tỷ USD năm nay. Việt Nam được xếp thứ hai với mức tăng 14,7%, tiếp theo là Indonesia với mức tăng 10,2%.
Số người Việt gia nhập câu lạc bộ siêu giàu hiện là 195 người, với tổng tài sản 20 tỷ USD. Trước đó một năm, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú USD, với tổng giá trị tài sản 19 tỷ USD.
Nhiều gia đình phải sống trên đò vì không có đất dựng nhà
Bên cạnh đó, theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), mặc dù những năm gần đây Việt Nam có nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc xoá đỏi giảm nghèo, nhưng tính đến năm 2010, vẫn có 8,01 triệu dân Việt Nam sống trong cảnh nghèo đói, thiếu thốn trăm bề.
Thậm chí, nghèo đói đến mức nhiều người dân Việt Nam phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình. Điển hình là vụ việc của chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (48 tuổi, ngụ xã An Xuyên, TP Cà Mau - Cà Mau) đã treo cổ tự tử vào đầu tháng 5/2013 để gia đình được cấp sổ hộ nghèo và các con được đi học.
Để lại bức thư tuyệt mệnh, chị Nhân bày tỏ mong ước cuối cùng: "Xin các cấp chính quyền thấu hiểu cho hoàn cảnh không lối thoát của chúng tôi hiện nay mà cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi để sống những ngày tháng còn lại..."
Hay trước đó, vào tháng 4/2012, chị Lê Thị Ngọc Nhãn (khóm 2, phường 1, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) cũng vì nghèo đói, hết gạo, hết tiền, trong khi phải nuôi 6 đứa con nhỏ đã bức bí tìm đến chết để các con được vào trại trẻ mồ côi, còn hơn sống ở nhà mà bữa no, bữa đói.
Trong bức thư tuyệt mệnh, chị Nhãn cũng chỉ để lại đúng một dòng: "Chú Diện (trung tá Trần Văn Diện, Trưởng Công an phường 1, TP Cà Mau - PV)! Cháu chết rồi chú hãy giúp đưa các con của cháu vào cô nhi viện. Cháu đội ơn chú suốt đời!".
Người giàu được phục vụ
Số lượng người siêu giàu tăng nhanh, còn lượng người "siêu nghèo" cũng tăng chẳng kém. Trong khi đó, nhiều dịch vụ đáng lẽ phải đảm bảo sự công bằng cho mọi công dân thì lại đang hướng đến những người giàu có.
Có thể lấy ví dụ như trong giáo dục. Hà Nội vừa đề xuất xây dựng 35 ngôi trường công chất lượng cao với mức học phí đắt đỏ bởi lý do: phục vụ cho nhu cầu của các bậc phụ huynh.
Theo lý giải của UBND TP.Hà Nội, khi học sinh được học tập trong môi trường đầy đủ, trang thiết bị hiện đại thì sẽ có thành tích học tập tốt hơn. Song, đây cũng chính là sự bất bình đẳng, phân biệt giàu nghèo.
"Lấy tiền Ngân sách để cung ứng dịch vụ công chỉ cho một bộ phận người giàu là không công bằng" - TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết.
Theo TS. Nguyễn Sỹ Dũng, trước đây, chúng ta cũng đã từng tạo ra sự bất bình đẳng khi hình thành lên hệ thống trường chuyên, lớp chọn. Tuy nhiên, đây chỉ là sự bất bình đẳng giữa những học sinh có năng khiếu so với những học sinh ít có năng khiếu hơn. Và có vẻ như xã hội chấp nhận một sự phân biệt đối xử như vậy. Nhưng lần này câu chuyện lại khác, đó sự phân biệt đối xử giữa những người giàu có và những người nghèo khó.
"Tôi nghĩ, một sự phân biệt đối xử như vậy rất khó được chấp nhận, đặc biệt trong một nước mà công bằng xã hội được coi là một trong những giá trị lớn nhất của chế độ" - TS. Dũng nói.
Hay ngay cả trong việc tăng giá điện vào ngày 1/8 vừa qua cũng có sự phân biệt rõ giữa người giàu và người nghèo.
Sự phân biệt này được chính Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh giá: "Đối với người thu nhập thấp và người nghèo, khi giá điện tăng, các đối tượng này không bị ảnh hưởng gì".
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về đánh giá tác động xã hội của việc điều chỉnh giá xăng dầu và giá điện ở Việt Nam đã cho thấy thực tế không hoàn toàn đúng như vậy.
Tính chung cho 2 triệu hộ dưới chuẩn nghèo, mỗi khi tăng giá xăng dầu hay giá điện thì chi phí trợ cấp từ ngân sách nhà nước ước khoảng 114,2 tỷ đồng/tháng (tức 1.370,4 tỷ đồng/năm) trong ngắn hạn, và khoảng 125,8 tỷ đồng/tháng (tức 1.509,6 tỷ đồng/năm) trong dài hạn.
Kết quả nghiên cứu trên của CIEM cho thấy, chi phí bảo đảm an sinh cho hộ nghèo thực chất chính là chi phí mà ngân sách nhà nước gián tiếp bù lỗ cho doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh hàng hóa có vị thế độc quyền.
Và như vậy, không khác gì việc những người vốn đã nghèo càng phải đóng góp thêm tiền để giúp người giàu ngày càng giàu thêm.
Vậy, chúng ta nên mừng hay nên lo vì việc đất nước của chúng ta thành đất nước của người giàu?
Báo cáo của Cục thống kê Quốc gia Việt Nam cho thấy, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và nghèo tại Việt Nam đã tăng từ 8,9 lần trong năm 2008 lên 9,2 lần trong năm 2011. Thu nhập trung bình của khu vực thành thị như thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012 là 300 đôla/tháng, cao hơn gần gấp 10 lần thu nhập trung bình dao động ở mức 30 đôla/tháng của nhóm thu nhập thấp. Khảo sát của Tổng cục thống kê cũng cho thấy, chi tiêu giáo dục của tầng lớp giàu có tại Việt Nam cao hơn 6 lần, khoản chi tiêu cho y tế cao hơn 3,8 lần và các khoản chi tiêu vào giải trí, thể thao, văn hóa cao hơn đến 131 lần so với tầng lớp thu nhập thấp. Khu vực nông thôn luôn phải chịu những bất cập về nguồn nước sạch, giáo dục, cơ sở hạ tầng và diện tích đất canh tác cũng như việc làm ngày càng bị thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa. Thống kê của Bộ Lao Động Thương binh Xã hội cho biết, Việt Nam những năm qua đã mất khoảng 200.000 ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, căn hộ, biệt thự. Điều này có nghĩa là gần 2,5 triệu lao động mất việc làm và người nông dân có tới 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm.
Theo Duyên Duyên
Sao lại dám... "vin danh" đất nước!? Chuyện càng thô thiển khi liên tưởng tới việc đất nước được "vinh danh" nhờ... cái giường ngủ. Mua giường để cho vợ mà cũng "vin danh" đất nước thì quả thật, đất nước bị đem ra lạm dụng đến mức như xúc phạm, phải không các bạn? (Minh họa: Ngọc Diệp) Kinh tế khó khăn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp lao đao,...