Ai có quyền giới thiệu ứng viên Chủ tịch QH, Chủ tịch nước?
“Ai là người có quyền giới thiệu nhân sự cho chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước?” Câu hỏi này, theo đại biểu Dương Hoàng Hương nên được trả lời, được hiến định là UB Thường vụ QH.
Trọn ngày 5/11, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại Hội trường về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Khập khễnh trong kiểm soát quyền lực
Đại biểu Dương Hoàng Hương: “đề nghị bổ sung quyền giới thiệu để Quốc hội bầu các chức danh Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước cho UB Thường vụ QH”.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) dành nhiều thời lượng, tâm huyết nói về vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước. Theo đại biểu, khoản 3 Điều 2 dự thảo Hiến pháp thể hiện nội dung quan trọng về bản chất và cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam: “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Thêm một từ “kiểm soát” đưa vào điều khoản quy định này thể hiện quan điểm xây dựng cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là điểm mới, tiến bộ của dự thảo Hiến pháp lần này.
Ủng hộ tư tưởng này, ông Đáng phân tích, sự kiểm soát lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước là điều cần thiết và tất yếu bởi vì tự trong bản chất của quyền lực, nhất là quyền lực nhà nước, nguy cơ lạm quyền, tiếm quyền vẫn luôn có thể xảy ra. Cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước không được triển khai nghiêm túc, chặt chẽ thì dù có thống nhất cao, phân công rõ ràng, quyền lực vẫn dễ bị lạm dụng.
“Gật đầu” với quan điểm này nhưng đại biểu vẫn chưa yên tâm vì còn có sự khập khễnh trong các nội dung liên quan khi nguyên tắc kiểm soát quyền lực giữa khối lập pháp, hành pháp, tư pháp chưa được thể hiện rõ nét trong các chương, điều khác của Hiến pháp. Ông Đáng dẫn chứng chương Quốc hội (chương V), Điều 70 quy định quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
“Thực chất đây là quy định về việc cơ quan giữ quyền lập pháp kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan hành pháp và tư pháp. Còn quyền lập pháp và cơ quan nhà nước về lập pháp có được kiểm soát bởi hành pháp hoặc tư pháp hay không cũng như có cơ chế nào để tư pháp kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan hành pháp và lập pháp hay không thì chưa có quy định cụ thể” – ông Đáng lập luận.
Dẫn chiếu thêm Điều 94 tại Chương VII (chương Chính phủ) quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, ông Đáng cho rằng, điều này mặc nhiên khẳng định không có sự kiểm soát của hành pháp với lập pháp.
Với tư tưởng tiến bộ về kiểm soát quyền lực đề ra ngay từ đầu, theo đại biểu, những điểm “khập khễnh” này không đáng có. Đại biểu đề nghị bổ sung các quy định cụ thể về sự kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong các chương về Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án…
Video đang HOT
Cũng liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước, đại biểu Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) đi vào nội dung cụ thể là quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UB Thường vụ QH (Điều 74). Điều luật này liệt kê 12 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực của QH theo ông Hương chưa hết, chưa đầy đủ so với những quyền hạn thực tế UB Thường vụ đang thực hiện.
Đại biểu đề nghị bổ sung quyền giới thiệu để Quốc hội bầu các chức danh Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch Quốc hội… cho cơ quan đại diện này. Đây chính là câu hỏi được đặt ra tại phiên thảo luận đầu kỳ họp “ai là người giới thiệu ứng viên cho chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước?”.
Quy định này, ông Hương cho rằng cần được hiến định vì đó là bước khởi đầu của quy trình thiết lập bộ máy nhà nước, gắn với quy trình bầu các chức danh đầu tiên và cao nhất của bộ máy nhà nước. Mặt khác, việc bổ sung quy định về quyền này của UB thường vụ Quốc hội cũng là để tạo sự tương xứng với các quy định nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức bộ máy trong chế định Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
Không yên tâm với thu hồi đất cho phát triển kinh tế – xã hội
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng: “Trường hợp nào được xác định là cần thiết để thu hồi đất?”.
Phiên thảo luận tại hội trường ngày 5/11 cũng tiếp tục ghi nhận rất nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu về vấn đề thu hồi đất được nêu trong dự thảo.
Đại biểu Trần Đình Thu (Gia Lai) cho rằng việc thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nếu quy định cứng trong Hiến pháp thì không tránh khỏi lạm dụng. “Cần hiến định chặt chẽ để tránh lạm dụng, thu hồi tràn lan, vi phạm quyền sử dụng đất của người dân. Chỉ cần quy định thu hồi đất đai vì lợi ích an ninh quốc phòng, vì lợi ích công cộng là đủ, còn cụ thể sẽ do Luật Đất đai quy định” – đại biểu đề xuất.
Bảo vệ quan điểm không thu hồi đất cho dự án phát triển kinh tế – xã hội, ông thu lập luận, Việt nam đang trong giai đoạn phát triển, việc thu hồi đất để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo quy hoạch bổ sung quy hoạch hoặc phát triển là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, quy hiến định vấn đề này, quá trình áp dụng sẽ dễ bị lạm dụng và không được ổn định lâu dài. Giới hạn ở 3 mục đích là vừa đủ gọn, vừa bao quát được nội hàm về kinh tế – xã hội trong lợi ích quốc gia, công cộng và phù hợp với quá trình hội nhập phát triển kinh tế đất nước.
Ủng hộ quan điểm này, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cũng đề nghị vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không nên hiến định, nên để luật định sẽ cụ thể hơn, tránh lạm dụng.
“Quyền sử dụng đất, rất nhiều, nếu ghi hết sẽ rất dài trong Hiến pháp, vì vậy Hiến pháp không cần ghi, mà cần khẳng định quyền sử dụng đất là quyền tài sản của người dân, vì để có đất người ta phải bỏ tiền ra mua. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản của người dân được pháp luật bảo hộ, chỉ cần vậy là đủ, quyền tài sản bao gồm tất cả các quyền khác” – ông Hùng đề nghị và cho biết, thu hồi đất cần được đặc biệt quan tâm, vì nó là yếu tố dẫn đến các xung đột.
Đại biểu cũng băn khoăn Hiến pháp ghi thu hồi đất trong trường hợp cần thiết nhưng như thế nào là cần thiết vẫn chưa được làm rõ. Ông Hùng đề nghị ghi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp cần thiết theo luật định và phải do QH, HĐND cấp tỉnh xem xét quyết định.
Đại biểu Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cũng đề nghị thu hồi đất bảo đảm công bằng, trách nhiệm. Chỉ có Nhà nước mới có quyền trưng dụng và thu hồi đất. Ông Tường khái quát, quyền này phải thể hiện cụ thể trong Hiến pháp. Thay vì hạn chế quyền thu hồi của Nhà nước thì yêu cầu Nhà nước bảo đảm trách nhiệm khi thu hồi. Cử tri cho rằng xác định trách nhiệm khi thu hồi đất là cách để bảo đảm thu hồi đất một cách chính xác, hiệu quả nhất.
Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhấn mạnh, người dân đang mong đợi Hiến pháp và Luật Đất đai lần này sẽ giải quyết được vấn đề thu hồi đất đai. Tán thành Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp cần thiết, nhưng ông Lâm đề cao yêu cầu phải công khai, minh bạch, được bồi thường thỏa đáng và Luật Đất đai cần quy định thật cụ thể các trường hợp phải thu hồi đất.
Theo DANTRI
Tỉnh ủy lộng lẫy như cung điện giữa tỉnh nghèo
"Tôi chắc chắn mọi người đều biết đến trụ sở tỉnh ủy lộng lẫy như cung điện, rộng như nơi du lịch thắng cảnh. Nhưng đây là nơi phục vụ nhân dân, sao phải làm thế trong khi người dân còn rất nghèo" - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nói.
Ngày 19/9, UB Thường vụ QH có phiên thảo luận về việc thực hiện pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, nghi ngại báo cáo lạm dụng nhiều cụm từ để đánh giá kết quả một cách mạnh mẽ quá như "Chính phủ đã rất quyết liệt", "đạt được những kết quả quan trọng"... trong khi năm 2013 mới trôi qua hơn 8 tháng và vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn. "Dự án cầu Nhật Tân, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai vướng giải phóng mặt bằng, càng để lâu càng lãng phí. Thực tế còn khó khăn lắm, không đơn giản như báo cáo các đồng chí nêu đâu!" - ông Sơn dẫn chứng.
Ghi nhận con số báo cáo năm 2013, tổng số tiền các tỉnh, DN tiết kiệm được hơn 6.000 tỷ đồng (tính cả khối cơ quan TƯ, bộ ngành, khoản tiết kiệm được gần 16.000 tỷ) Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước không hài lòng vì số liệu đánh giá về lãng phí lại chua tổng hợp được để cân nhắc xem cái được cái mất ra sao.
Nói lại về quyết định của Chính phủ áp dụng trong 2 năm qua về việc giảm chi đầu tư các công trình trọng điểm, ông Phước "kêu" việc này gây lãng phí lớn khi đi đến đâu cũng thấy những công trình, dự án dở dang. Theo đó, những khoản đầu tư ban đầu rót vào số dự án, công trình này coi như mất luôn, để phơi mưa nắng hàng nghìn tỷ đồng, vừa mất tiền vừa không có công trình để sử dụng.
Các thành viên UB Thường vụ QH cũng chỉ ra những hình thức lãng phí khác vẫn biểu hiện từ nhiều năm nay nhưng chưa được khắc phục hiệu quả như lãng phí đất đai do công tác quy hoạch, cấp giấy phép đầu tư; lãng phí vốn nhà nước sau khi dừng, đình hoãn hàng loạt công trình theo Nghị quyết 11 của Chính phủ; lãng phí con người khi có một bộ phận công chức làm việc không hiệu quả; lãng phí thời gian do thủ tục hành chính...
Chủ tịch Hội đồng dân tộc: "Số tiền tiết kiệm được báo cáo nhưng số lãng phí lại không có để so sánh".
Chỉ thêm một vấn đề nữa trong báo cáo về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ là việc giải ngân ngân sách, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ dù có tiến bộ so với 2012 nhưng vẫn chậm, ông Phước lập luận: "Đồng tiền chậm đưa vào lưu thông rõ ràng giá trị sẽ ít hơn. Đây cũng là một nội dung cần đưa ra bàn để chống lãng phí".
Nhấn mạnh về lĩnh vực được xem là lãng phí nhất - quản lý, sử dụng đất đai, Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng nhận xét, công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Tình trạng để đất hoang hóa, quy hoạch treo xử lý chậm ở một số địa phương.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc "phê" báo cáo chỉ dừng ở một câu nhận định mà không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề. Theo ông Phước, quan trọng nhất là phải chỉ được đích danh những cơ quan đơn vị lãng phí trong sử dụng đất đai.
Dẫn chứng cụ thể về đất đai để làm trụ sở các cơ quan nhà nước, ông Phước quả quyết, đi nhiều tỉnh thấy nơi thì trụ sở chật hẹp, nơi lại rộng mênh mông như một... công viên. Tương tự, việc xây dựng công sở, nhiều tỉnh, các cơ quan đều được thiết kế với công năng sử dụng gần như kín nhưng cũng không thiếu nơi xây dựng công sở như cung điện, đẹp và lộng lẫy, rộng như nơi du lịch thắng cảnh.
"Tôi chắc chắn mọi người ngồi đây đều biết đến trụ sở tỉnh ủy lộng lẫy đó. Nhưng phải thấy đây là nơi phục vụ nhân dân, sao phải làm thế trong khi người dân mình còn rất nghèo" - ông Phước đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát việc này và công bố công khai cho cả nước biết và giám sát.
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng dân tộc cũng nghi ngại vì dù Bộ Tài chính quản lý chặt chẽ nhưng vẫn còn hiện tượng cán bộ cơ quan nhà nước đi xe rất sang mà theo ông Phước, những người này không hẳn là cán bộ cao cấp, chỉ ở tầm Cục trưởng, Tổng Cục trưởng (dưới cấp Bộ trưởng), đi xe biển xanh quá nhiều lần tiêu chuẩn, định mức.
Rất nhiều ví dụ phong phú được Chủ tịch Ksor Phước dẫn ra. Về lĩnh vực quy hoạch, ông Phước chỉ ngay một cảnh "gai mắt" ở Hà Nội. Đoạn đường Hào Nam - Đê La Thành đang mở rộng với cả đường bộ và tuyến đường sắt trên cao thi công song song mà tự nhiên mọc lên một cột điện lớn của đường dây 500kv chắn cả 2 loại đường. Nhận định chắc chắn chiếc cột điện mới làm đó sẽ phải "hi sinh" nếu không muốn... nắn đường, ông Phước khẳng định đó là sự lãng phí thấy rõ, ai cũng có thể nhìn thấy mà vẫn được triển khai ngay giữa trung tâm Hà Nội.
Nói tóm lại, Chủ tịch Hội đồng dân tộc cho rằng, báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa chỉ ra được điểm cốt yếu của Việt Nam hiện nay. Yêu cầu cần biện pháp quản lý hiệu quả hơn gắn với trách nhiệm người đứng đầu, ông Phước thẳng thắn: "Nếu không dám nói, không dám hành sự thì phải chịu trách nhiệm trước QH, không làm được thì để người khác làm".
"Giải trình" thêm về gợi ý này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng phải quy trách nhiệm được cho người đứng đầu. Để được vậy thì phải trao quyền cho người đứng đầu trong việc quyết định các phương án tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, đơn vị.
Một trong những biện pháp Bộ Tài chính đưa ra là "công bố công khai những cơ quan, tổ chức chưa thực hiện đúng trách nhiệm được giao theo quy định của luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có hình thức kiểm điểm, kỷ luật người đứng đầu cơ quan, tổ chức vi phạm".
P.Thảo
Theo Dantri
Kiểm toán "soi" nợ xấu của các ngân hàng, tổng công ty Vinashin, SCIC, Bảo hiểm dầu khí, ngân hàng BIDV, MHB... là những địa chỉ được Kiểm toán nhà nước đưa vào kế hoạch kiểm toán năm 2014 để xin ý kiến UB Thường vụ QH. Kiểm toán sẽ nhắm đến vấn đề nợ xấu, đầu tư ngoài ngành, sở hữu chéo... ở các đơn vị. Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Hữu Vạn...