Ai có nguy cơ mắc dị vật đường tiêu hóa?
Nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới. Tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc là trẻ em và người già.
Những người nào có nguy cơ mắc dị vật trong đường tiêu hóa.
Mới đây bệnh nhân N.D.L 43 tuổi (Hà Nội) xuất hiện chứng ợ hơi, ợ chua sau bữa cơm tối thấy đau và triệu chứng trên tăng hơn nên vào Bệnh viện đa khoa MEDLATEC khám.
Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện một dị vật dài không nhỏ, nhọn nằm trong hang vị và được xử lý lấy ra an toàn kịp thời.
Cảnh báo dị vật đường tiêu hóa
Theo cảnh báo của bác sĩ, nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới. Trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi. Người có răng yếu, hoặc có răng giả. Người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần. Người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội…). Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày – tá tràng (cắt dạ dày – tá tràng, nối vị tràng…).
Bên cạnh đó, người có bệnh lý ở dạ dày – tá tràng: hẹp môn vị, làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn và trẻ em ăn nhiều quả chát: ổi xanh, quả sim, xoài xanh,… cũng có nguy cơ dễ hình thành dị vật trong dạ dày – tá tràng,…
Video đang HOT
Các bác sỹ lấy dị vật cho bệnh nhân (Ảnh BVCC).
Triệu chứng bị mắc dị vật
BS Bùi Văn Long – Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Bệnh nhân khi mắc dị vật đường tiêu hóa thường có biểu hiện nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng dần, thì nên đi khám ngay, tránh để gây biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân L. kể: Trước vào viện 1 ngày, sau ăn có ngậm tăm và nằm ngủ quên không rõ đã bỏ tăm đi chưa.
Qua trường hợp này, BS Long khuyến cáo: Người dân nên hạn chế ngậm tăm sau ăn bởi có nhiều nguy hiểm dình dập qua thói quen này.
Biến chứng nguy hiểm từ dị vật
Nếu mắc phải dị vật sắc nhọn trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa. Dị vật có thể đâm thủng ống tiêu hóa gây áp- xe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc,… Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đâm vào động mạch chủ gây tử vong tức thì.
Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngộ độc do các thành phần là các chất độc có trong dị vật…
Minh Châu
Theo GDTĐ
Lây nhiễm bệnh chỉ vì...đôi đũa
Thói quen ăn chung bát đũa, chấm chung nước chấm... có thể gây lây nhiễm vi khuẩn HP, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi E... gây hại cho dạ dày, đường tiêu hóa.
Gắp thức ăn cho nhau, uống chung một ly nước, chấm chung một chén mắm... là những thói quen thương gặp ở mỗi bữa ăn gia đình. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế việc "chung đụng" trong ăn uống này, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên khoa Dược, Đại học Y dược TP.HCM cho hay việc ăn uống chung đụng có thể gây ra các vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm thông qua đường vị. Trong đó có vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), đây là thủ phạm chính gây ra viêm, loét dạ dày, tá tràng và bệnh ung thư dạ dày.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn HP là thói quen ăn uống "chung đụng" như gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén nước mắm... Ông lấy ví dụ nếu bản thân có vi khuẩn HP trong cơ thể, khi gắp thức ăn cho người khác, chúng ta sẽ vô tình lây nhiễm vi khuẩn có hại này sang cho người khác thông qua đôi đũa của mình.
Theo các chuyên gia, việc "chung đụng" trong ăn uống dễ làm lây nhiễm các bệnh về dạ dày, tá tràng. Ảnh: Internet
Cũng theo các tài liệu nghiên cứu y khoa, vi khuẩn HP có nhiều trong mảng cao răng, nước bọt, niêm mạc dạ dày, theo đó chúng lan truyền qua hai đường phân và miệng, trong đó lây do đường miệng phổ biến nhất.
"Hiện nay điều trị viêm loát dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP rất khó. Do đó để phòng bệnh, người tiêu dùng nên tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân, tránh ăn uống chung đụng, nhất là khi bị các bệnh viên quan đến dạ dày, tá tràng...", PGS.TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.
Theo đó khi gắp đồ ăn, tránh để đũa chạm vào những phần thực phẩm còn lại, không khua khoắng đồ ăn chung. Nếu có điều kiện hãy sử dụng riêng dụng cụ ăn uống, nhất là chén nước chấm, hoặc sử dụng riêng thìa/đũa cho việc gắp thức ăn.
"Trong trường hợp bắt buộc, nếu phải gắp thức ăn cho người, chúng ta có thể đổi đầu đũa hoặc lấy một đôi đũa khác để gắp, điều này giảm khả năng lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho sức khỏe", PGS.TS Đức đưa ra lời khuyên.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
4 sai lầm khi ăn mít khiến bạn rước bệnh, nhất là điều cuối cùng hầu như ai cũng mắc Những sai lầm khi ăn mít dưới đây khiến cho bạn bị nóng trong, mắc bệnh dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Ăn mít lúc đói Khi bạn ăn mít vào lúc đói được thưởng thức vài miếng mít là điều rất tuyệt, nhưng thực tế ăn mít khi đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây...