Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu?
Ung thư máu cấp tính hay còn gọi là Lơ-xê-mi cấp. Bệnh thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.
Ảnh minh họa
Ung thư máu cấp tính là bệnh gì?
Theo ThS.BS. Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (Hà Nội), đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh nhanh chóng các tế bào non ác tính (tế bào blast) trong tủy xương, lan tràn ra máu ngoại vi và tích lũy trong các cơ quan khác. Những tế bào bất thường này không thể chống lại nhiễm trùng và làm suy yếu khả năng tạo ra các tế bào hồng cầu và tiểu cầu bình thường của tủy xương.
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên năm 1827. Theo thời gian bệnh có nhiều tên gọi như khác nhau như Leucocythemia (tăng bạch cầu), hay bệnh White blood (máu trắng). Cuối cùng bệnh này có tên mà đến bây giờ vẫn đang được sử dụng, đó là Leukemia (Lơ-xê-mi).
Theo phân loại của các nhà huyết học Pháp – Mỹ – Anh (FAB), ung thư máu cấp tính được chia thành Lơ-xê-mi cấp dòng tủy (từ thể M0 đến M7) và Lơ-xê-mi cấp dòng lympho (từ thể L1 đến L3). Tổ chức Y tế thế giới phân loại bệnh ung thư máu cấp theo đặc điểm tế bào, miễn dịch và bất thường di truyền cũng như tiền sử điều trị. Bệnh ung thư máu cấp thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm.
Nguy cơ mắc ung thư máu
Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn về nguyên nhân gây ra ung thư máu cấp tính, tuy nhiên họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
Video đang HOT
- Tiếp xúc với tia xạ.
- Tiếp xúc nhiều lần với một số hóa chất (ví dụ: benzen…).
- Nhiễm virus HTLV1, HTLV2.
- Sau hóa trị, sau các bệnh rối loạn sinh tủy/tăng sinh tủy ác tính
- Người mắc bệnh di truyền như hội chứng Down…
Mẹ mang gen bệnh, hai con trai chỉ sống đến tuổi 20
Có những cặp vợ chồng khỏe mạnh, họ sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh và chỉ khi đứa trẻ 3,4 tuổi họ mới phát hiện ra con mình mang các bệnh di truyền cực kỳ nguy hiểm, không thể chữa được.
Án tử cho con
Chị Nguyễn Thị Lan (quê Hòa Bình - tên nhân vật đã thay đổi) vô cùng đau khổ khi chứng kiến những đứa con khỏe mạnh của mình lại mắc bệnh mà do mẹ mang gen bệnh di truyền không biết.
Chị Lan đưa bé trai 5 tuổi là con lớn của chị đi khám bệnh. Từ khi sinh ra bé hoàn toàn bình thường, ăn ngủ tốt. Tuy nhiên, từ năm 3 tuổi bé xuất hiện các dấu hiệu đi hay bị ngã, cơ yếu hơn.
Chị Lan cho con đi khám ở vài nơi nhưng không ra bệnh. Khi đưa xuống Bệnh viện Nhi trung ương bé được chẩn đoán mắc bệnh di truyền loạn dưỡng cơ Duchenne. Chị Lan như chết điếng khi nghe bác sĩ giải thích bé sẽ không thể sống nổi quá tuổi 20.
Bé thứ hai nhà chị Lan cũng là bé trai, 2 tuổi. Bác sĩ tư vấn nên cho bé đi kiểm tra thêm. Điều đáng tiếc, dù mới 2 tuổi chưa có triệu chứng của bệnh nhưng bé đã bị mang mầm bệnh. Vợ chồng chị Lan không thể can thiệp gì thêm và căn bệnh cứ tiến triển dần hai đứa trẻ cứ lớn nhưng sẽ mất khả năng đi lại vào năm 12 hoặc 13 tuổi. Trẻ phải ngồi xe lăn và tử vong sớm ở tuổi 20.
Căn bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne ở trẻ trai.
Cũng giống như bao bà mẹ khác, khi mang thai chị Lan chỉ khám thai và không có sàng lọc trước sinh, khám tiền hôn nhân.
Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ trai nên việc quản lý theo dõi từ lúc chuẩn bị mang thai tới khi mang thai rất quan trọng.
Bệnh hoàn toàn sàng lọc được
TS Đinh Thúy Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh di truyền liên kết với giới tính lặn. Gen Dystrophin nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể X. Gen bệnh tồn tại qua nhiều thế hệ gia đình, mẹ là người mang gen và truyền cho con trai của mình theo qui luật di truyền Mendel.
Đứa trẻ sinh ra sẽ phát triển bình thường và trẻ khởi bệnh từ 3-5 tuổi. Biểu hiện của bệnh đó là trẻ chậm biết đi hoặc nếu biết đi rồi thì hay ngã, tình trạng yếu cơ từ từ tăng dần.
Dáng đi không bình thường, dễ ngã về hướng chân nâng lên, khi đứng ở tư thế dạng chân cho chắc chắn. Lưng ưỡn, bụng phình ra phía trước, xương bả vai bạnh ra.
Các triệu chứng tăng nặng đến khi trẻ được 8-10 tuổi, mất khả năng đi lại vào lúc 13 đến 15 tuổi, khoảng 18 -20 tuổi, trẻ có thể tử vong do suy kiệt, suy tim, nhiễm khuẩn.
Bác sĩ Linh tư vấn cho các sản phụ về nguy cơ bệnh bẩm sinh do mẹ mang gen lặn.
TS Linh cho biết điều đáng tiếc đó là các bà mẹ đều hoàn toàn có thể sàng lọc được bệnh. Tuy nhiên, thói quen khám sức khỏe tiền hôn nhân ở Việt Nam còn rất ít. Mọi người thường chủ quan vì cho rằng mình khỏe mạnh, chồng cũng khỏe mạnh thì đương nhiên con sẽ khỏe.
Họ không biết rằng bố hoặc mẹ có gen lặn có thể di truyền cho con. Hiện nay có 11 bệnh di truyền đang được BV Phụ sản Hà Nội sàng lọc đó là các bệnh như bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia; bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne; bệnh Wilson; bệnh điếc bẩm sinh; bệnh rối loạn đông máu hemophilia A-B; bệnh thoái hoá cơ tuỷ,....
Đối với bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, việc phát hiện người lành mang gen bệnh vô cùng quan trọng và chỉ phát hiện được khi người đó đi khám bệnh sàng lọc tiền sức khỏe sinh sản. Sau khi phát hiện gen bệnh, người bệnh sẽ được tư vấn di truyền, chẩn đoán trước sinh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn theo dõi nếu người mang gen bệnh muốn sinh con nhằm giảm tỷ lệ sinh con bị bệnh này.
TS Linh cho biết hiện nay có rất nhiều bệnh lý liên quan đến vấn đề di truyền, tồn tại ở trạng thái gen lặn nên nếu không xét nghiệm sàng lọc, các cặp vợ chồng sẽ không biết mình mang gen bệnh vì hầu hết người lành mang gen bệnh đều có biểu hiện hoàn toàn bình thường.
Vì thế, việc xét nghiệm trước khi mang thai rất cần thiết không chỉ có vai trò kiểm tra sức khoẻ của người mẹ mà còn giúp phát hiện sớm khá năng sinh con mắc những bệnh lý di truyền. Với những bệnh không chữa được, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình biết tình trạng thai nhi. Nếu bệnh chữa được cần có phương án theo dõi để đảm bảo đứa bé sinh ra được chăm sóc y tế tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối tượng chính để sàng lọc người lành mang gen bệnh không chỉ là những người có người thân trong gia đình mắc các bệnh lý di truyền; mà tất cả các cặp đôi chuẩn bị kết hôn; cặp vợ chồng chuẩn bị có kế hoạch mang thai; hay các thai phụ mang thai 3 tháng đầu.
Dị tật bẩm sinh và bệnh di truyền ngày càng gia tăng Sở Y tế, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM vừa tổ chức hội nghị hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số và 59 năm ngày dân số Việt Nam (26.12). Ảnh minh họa: Shutterstock Bác sĩ Nguyễn Khắc Hân Hoan, Trưởng khoa Xét nghiệm di truyền y học, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), cho biết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ phạm gây đau mỏi đang ẩn nấp trong chính tư thế của bạn mỗi ngày

Suy đa tạng sau khi tham gia chạy bộ 42 km

Phòng chống ngộ độc do cây, quả dại

Bị chó nhà cắn vào cổ, bé gái thủng thực quản

Tiêu chảy: Nguy cơ lây nhiễm không nên bỏ qua

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Năm không khi ăn ổi

Ăn rau mồng tơi thường xuyên vào mùa hè có tác dụng gì?

Bị liệt nửa người vì thói quen mà rất nhiều đàn ông mắc phải

Vụ ngộ độc "rượu trái cây": Hàm lượng Methanol vượt gấp 1073,05 lần

Vitamin và thảo dược tốt nhất giúp cải thiện trí nhớ

Vì sao có người ăn ít vẫn béo, còn có người ăn nhiều lại không tăng cân?
Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Trump hoãn thuế
Thế giới
20:48:17 10/04/2025
Taylor Swift là người chặn đứng cơ hội diễn Super Bowl của "gã điên Hollywood"?
Nhạc quốc tế
20:39:22 10/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ được khen vì quyết định để con lại cho gia đình chồng nuôi hậu ly hôn
Sao châu á
20:34:47 10/04/2025
Màn cầu hôn lạ nhất Vbiz của cặp sao gen Z: Chú rể "diễn xuất bằng cả tính mạng", cô dâu bị "đánh úp"
Sao việt
20:29:10 10/04/2025
Ảnh 'sông Amazon hóa sa mạc' gây sửng sốt
Lạ vui
20:18:16 10/04/2025
Bắt quả tang 17 người tụ tập đánh bạc qua mạng tại quán cà phê
Pháp luật
20:14:08 10/04/2025
TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường
Tin nổi bật
19:33:35 10/04/2025
Người phụ nữ đang nấu ăn bất ngờ ngã gục, chỉ vài chục giây ngắn ngủi khiến nhiều người nhận ra đột quỵ đáng sợ thế nào
Netizen
19:05:00 10/04/2025
Raphinha cân bằng kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:29:29 10/04/2025
Trang Pháp, Lynk Lee...đội nắng 40 độ C tập luyện cho "Chị đẹp Concert"
Nhạc việt
18:11:15 10/04/2025