Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.
Tuy nhiên, ông Mark Beeson – giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia – cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones – một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.
Khi được hỏi trong số đó, ai là người đóng vai trò chính yếu, ông Lee Jones trả lời: “Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc là người đặt giàn khoan. Mặc dù đó là một doanh nghiệp nhà nước, cũng giống như những doanh nghiệp nhà nước khác ở Trung Quốc, công ty này hoạt động khá độc lập và đều có mục đích là tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng điều làm cho tình hình thêm phức tạp là tàu hải quân Trung Quốc cũng tham gia hộ tống giàn khoan. Vì vậy, ít hay nhiều hải quân Trung Quốc cũng có liên quan”.
Vì không tin rằng Trung Quốc có một chủ trương lớn và thống nhất từ trên cao xuống, tiến sỹ Lee Jones – tác giả của cuốn sách “ASEAN, Sovereignty and Intervention in Southeast Asia”, xuất bản năm 2012 – không cho rằng việc Trung Quốc quyết định đặt giàn khoan vào thời điểm này là một cách đáp trả lại chuyến thăm châu Á gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama hay nhằm thử Mỹ và các nước ASEAN.
Video đang HOT
“Nếu Trung Quốc thực sự làm như vậy thì đó là một chiến lược ngớ ngẩn vì nó sẽ làm các nước láng giềng đối nghịch với Trung Quốc và đẩy họ đến gần hơn với Mỹ”, ôngLee Jones nhận định.
Cùng chung quan điểm khi được hỏi về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển của Việt Nam là hành động đơn lẻ, bộc phát, chỉ đơn thuần mang tính chất kinh tế hay nằm trong chủ chương đã được toan tính từ lâu, thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: “Tổng công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc là một đơn vị kinh tế nhà nước, 100% vốn nhà nước nên mọi hành động của đơn vị này đều phải xuất phát từ các cấp lãnh đạo của nhà nước”.
Cách đây 10 năm, Trung Quốc đã có chiến lược biển, trong đó có phần không phổ biến ra thế giới – là từng bước một hiện thực hóa cái gọi là “chủ quyền đường lưỡi bò” (chiếm 80% diện tích Biển Đông). Đây là điều phi lý nhất, có thể là nói là trong 50-60 năm nay, cả thế giới hỏi lãnh đạo hay nhà khoa học Trung Quốc căn cứ vào đâu họ đưa ra yêu sách chủ quyền đối với điều này.
Vì vậy, “đây là một hành động được tính toán từ trước nằm trong một chiến lược dài hạn để từng bước hiện thực hoá chủ quyền phi lý của Trung Quốc với các vùng biển tại Biển Đông”, thiếu tướng Cương khẳng định.
Như vậy, trước diễn biến tình hình phức tạp hiện nay liên quan tới Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, câu hỏi đang được truyền thông quốc tế đặt ra: Làm thế nào tránh xung đột?
Trên BBC News, tiến sỹ Lee Jones cho rằng triển vọng duy nhất để giải quyết những căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông là tất cả các bên thẳng thắn đưa ra các yêu sách của mình và thiện chí bước vào đàm phán để giải quyết xung đột.
Về phía Trung Quốc, tiến sỹ Lee Jones cho rằng giới tinh hoa, lãnh đạo nước này “biết họ chẳng được lợi gì khi gây thù địch với các nước láng giềng dẫn đến việc các quốc gia này lôi kéo Mỹ vào các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Họ càng không được gì khi làm cho các quốc gia đó lo sợ và liên kết với Mỹ để hạn chế sự trổi dậy của Bắc Kinh”.
Nói về những phương thức buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), Thiếu Tướng Lê Văn Cương cũng cho biết: “Về mặt tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong phạm vi quốc tế, thông thường có 4 phương thức gồm: trao đổi song phương, đàm phán với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế; dùng nước thứ 3 làm trung gian hòa giải; đưa ra tòa án quốc tế phân xử và cuối cùng là giải pháp quân sự. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào, không chỉ là nước nhỏ mà cả nước lớn đều luôn cố gắng tránh giải pháp cuối cùng, đó luôn là hạ sách.
Theo KTO
Doanh nghiệp lớn vẫn vững bước
TTCK sụt giảm với tốc độ kỷ lục thời gian qua được cho là ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý với hành động gây hấn của Trung Quốc, còn trên yếu tố cơ bản, các DN niêm yết lớn hiện vẫn khẳng định đẳng cấp của mình.
Từ khi xảy ra sự kiện biển Đông đến nay, giá cổ phiếu REE sụt giảm xấp xỉ 30%
Trong những ngày qua, cổ phiếu REE của CTCP Cơ Điện Lạnh có mức độ sụt giảm giá khá mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/5, giá REE giảm còn 21.100 đồng/CP, mức thấp nhất trong gần 1 năm nay. So với mức giá 34.000 đồng/CP mà REE đã đạt được cách đây 3 tháng, loại bỏ yếu tố hưởng quyền (nhận cổ tức tỷ lệ 1.600 đồng/CP hồi giữa tháng 2/2014), cổ phiếu REE ghi nhận mức giảm hơn 33,23%. Chỉ tính từ khi xảy ra sự kiện biển Đông đến nay, giá cổ phiếu REE sụt giảm xấp xỉ 30%.
Về phía REE, Ban lãnh đạo Công ty cho biết, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường, suôn sẻ và đủ khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2014 đã đặt ra. Đặc biệt, mảng M&E của Công ty hiện nay ghi nhận mức tăng trưởng khá tích cực.
Liên quan đến con số lợi nhuận quý I/2014 sụt giảm tới 40% so với cùng kỳ 2013, REE cho hay, điều này không đến từ hoạt động kinh doanh (vì REE vẫn tăng mạnh doanh thu), mà đến từ yếu tố đặc thù của năm 2013. Cụ thể, do thay đổi phương pháp hạch toán (hạch toán công ty liên doanh - liên kết vào mỗi quý thay vì bán niên), nên trong năm 2014, để tiện so sánh, REE đã điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính quý I/2013, dẫn đến lợi nhuận quý I năm trước tăng đột biến do phát sinh các công ty liên kết mới lần đầu hạch toán vào REE là PPC và NBC.
Tại CTCP Dược Hậu Giang, cổ phiếu DHG vốn được coi là một mã trú ẩn an toàn trên TTCK, nhưng tính từ đầu tháng đến nay, mã này cũng ghi nhận mức giảm giá 17,14%, từ 141.000 đồng về 116.000 đồng/CP. Trao đổi với ĐTCK, dù từ chối trả lời với tư cách phát ngôn báo chí, nhưng người phụ trách quan hệ cổ đông của Dược Hậu Giang cho hay, diễn biến giá nằm hiện nay nằm ngoài diễn biến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hết quý I/2014, Dược Hậu Giang ghi nhận con số lãi 118,337 tỷ đồng, tương đương với EPS quý I là 1.811 đồng/CP, tăng so với con số 116,130 tỷ đồng cùng kỳ năm trước (EPS quý I/2013 tương đương 1.777 đồng/CP).
Không giống như REE, Dược Hậu Giang, với Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling, mã PVD), quý I/2014, Tổng công ty ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh hoạt động kinh doanh. Quý vừa qua, lợi nhuận sau thuế của PVDrilling đã tăng 41,77%, lên mức gần 600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Quan trọng hơn, tăng trưởng lợi nhuận này đến từ diễn biến tăng giá cho thuê giàn khoan và tăng số lượng giàn khoan - yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng bền vững.
Dù kinh doanh tốt, cổ phiếu PVD của PVDrilling cũng không thoát khỏi diễn biến chung toàn thị trường - giảm giá. Từ đầu tháng 5, giá cổ phiếu này đã giảm 8,82%. So với toàn thị trường, mức sụt giảm này khá thấp, nhưng quan sát diễn biến giao dịch chi tiết hơn sẽ thấy, để có mức giảm nhẹ nhàng này, khối ngoại là nhân tố quan trọng.
Trong các ngày từ 5/5 đến nay, giao dịch mua cổ phiếu PVD chủ yếu đến từ khối ngoại, trong đó có phiên khối này mua vào hơn 556.000 cổ phiếu. Phiên giao dịch ngày 13/5, khối ngoại mua 81,27% khối lượng giao dịch cổ phiếu PVD. Trước đó, phiên giao dịch ngày 7/5, khối ngoại cũng mua vào 75,05% tổng khối lượng cổ phiếu PVD được khớp lệnh.
Trên thực tế, không chỉ những DN lớn, đã có vị thế từ trước, ghi nhận hoạt động kinh doanh tích cực. Các DN "mới nổi" thời gian gần đây cũng đang ghi nhận diễn biến khả quan từ hoạt động kinh doanh, nhưng có vẻ tâm lý sợ hãi của thị trường chung đang lấn lướt tất cả.
Tại CTCP Tập đoàn FLC, việc huy động vốn thành công, đưa vốn điều lệ lên mức trên 1.540 tỷ đồng đã đưa FLC trở thành một trong những DN quy mô lớn trên TTCK. Thời gian qua, Công ty hoạt động khá rầm rộ với hàng loạt dự án mới được công bố. Trong đó, có dự án bất động sản tại Hà Nội dù đến tháng 6 mới khởi công nhưng đã được nhiều đơn vị trung gian đến xin được làm nhà phân phối và khách hàng đến mua; kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận tăng đến 27 lần so với cùng kỳ năm trước..., nhưng giá vẫn giảm gần 30% kể từ đầu tháng 5 đến nay.
"FLC tự tin hoàn thành kế hoạch, và mọi hoạt động kinh doanh đang tốt lên, thậm chí tốt hơn so với mặt bằng chung. Thế nhưng, diễn biến giá hiện tại do tâm lý thị trường quá hoảng sợ, nên NĐT chỉ nghĩ đến bán, mà quên mất yếu tố còn lại của định giá là hoạt động cơ bản. Chúng tôi chỉ có thể cập nhật thông tin thường xuyên bên cạnh nỗ lực kinh doanh tốt hơn để NĐT có thể bình tĩnh hơn khi ra quyết định mua bán", ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC cho biết.
Tương tự FLC, quý I/2014, CTCP Đầu tư F.I.T cũng ghi nhận con số lợi nhuận ấn tượng 41,9 tỷ đồng, gần bằng cả năm 2013. Phát hành thành công, F.I.T càng có cơ hội đạt được những kế hoạch đầu tư dài hạn của mình, nhưng bất chấp thông điệp "hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong tầm tay", cổ phiếu FIT cũng theo đà chung lao dốc.
Nếu 1 tháng trước đây, NĐT khó có thể kỳ vọng cổ phiếu SSI có giá dưới 20.000 đồng/CP, HCM về 23.000 đồng/CP, FPT về xấp xỉ 40.000 đồng/CP hay VNM về gần 120.000 đồng/CP, REE về gần 20.000 đồng/CP..., thì nay điều đó đã xảy ra. Những DN này vẫn hoạt động kinh doanh tốt, vẫn là những DN có vị thế hàng đầu... Vì thế, câu chuyện lý giải cho tất cả là sự sợ hãi quá đà, nỗi sợ hãi mà theo giám đốc một công ty quản lý quỹ đầu tư trong nước là: "Khó có thể lý giải đầy đủ được, bởi khi Nhật Bản, Philippines có xung đột tương tự với Trung Quốc, TTCK của họ không phản ứng tiêu cực như thế!".
Theo ĐTCK
Thủ tướng Việt Nam mềm dẻo nhưng cương quyết Bà Aye Thu San, phóng viên cao cấp tờ 7 Day News của Myanmar, rất ấn tượng với phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN, cho rằng ông đã "thể hiện sự mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi bước vào phòng họp của Hội nghị cấp cao...