Ai chống lưng cho bị can Nghiêm Quang Minh xây chung cư mini bị cháy ở Thanh Xuân
Chung cư mini bị cháy ở Hà Nội được cấp phép 6 tầng, nhưng xây dựng 9 tầng, quá trình xây dựng người dân chung quanh phản ánh tới chính quyền địa phương nhưng công trình vẫn tồn tại…
Nhiều người dân xung quanh chung cư mini 9 tầng bị cháy ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân cho biết họ đã phản ánh với cấp có thẩm quyền việc toà nhà này xây dựng sai phép từ khi công trình này thi công nhưng sai phạm không được ngăn ngừa.
Như PLO đã thông tin, tháng 3-2015, UBND quận Thanh Xuân cấp giấy phép cho ông Nghiêm Quang Minh xây dựng tòa nhà riêng lẻ tại số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân.
Theo giấy phép, công trình được xây 6 tầng (chiều cao tương đương 20,2m, không tính tum thang), tầng lửng và tum thang có không gian kỹ thuật. Tỷ lệ xây dựng là 70%, trong diện tích xây dựng tầng 1 (có tầng lửng) là 167,4m2, trên thửa đất 240m2.
Giấy phép xây dựng cũng yêu cầu chủ đầu tư phải thi công đúng bản vẽ, đặc biệt phải liên hệ với cảnh sát PCCC để được hướng dẫn thực hiện các quy định về PCCC trước khi đưa công trình vào sử dụng.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện, công trình này được xây cao 9 tầng, tỷ lệ xây dựng cũng đạt 100% diện tích đất, đều vượt so với giấy phép. Đặc biệt, sau khi hoàn thiện đưa vào sử dụng, tòa nhà này trở thành chung cư mini với 45 căn hộ, khoảng 150 người dân sinh sống.
Toà nhà chỉ có lối ra vào duy nhất, không có cầu thang thoát hiểm, không đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ.
Chung cư mini tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân bị cháy đêm 12-9 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 56 người thiệt mạng, 42 người bị thương.
Người dân quanh khu vực ngách 29/70 phố Khương Hạ cho hay từ khi chung cư mini này xây dựng, họ đã nhiều lần phản ánh tới cấp có thẩm quyền về việc toà nhà xây dựng sai phép, không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC…
Thế nhưng, sau đó công trình trên vẫn tiếp tục được hoàn thiện, đưa vào sử dụng và để xảy ra vụ hoả hoạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 56 người thiệt mạng, 42 người bị thương.
Video đang HOT
Trao đổi với PLO tối ngày 13-9, ông Đặng Hồng Thái, nguyên Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân thừa nhận chính ông là người ký giấy phép xây dựng công trình trên cấp cho ông Nghiêm Quang Minh vào năm 2015.
“Khi họ xây dựng sai phạm (vào năm 2015 -PV), tôi đã có 2 văn bản chỉ đạo. Một là qua báo cáo của Thanh tra xây dựng quận thì tôi đã ra quyết định xử phạt. Đồng thời, tôi cũng ra quyết định cưỡng chế, giao Chủ tịch UBND phường chủ trì việc cưỡng chế đó. Còn tiếp theo xử lý thế nào giờ phải kiểm tra lại” – ông Thái nói.
Trao đổi với báo chí ngày 18-9, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng không chỉ có mỗi tòa chung cư mini bị cháy ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân xây sai phép, mà tại Hà Nội có rất nhiều công trình xây dựng vượt so với giấy phép.
Điều đặc biệt là các công trình này đều được “phạt cho tồn tại” và đây chính là kẽ hở để chủ đầu tư công trình chạy chọt để sai phạm được hợp thức hoá. Đồng thời là hình thức đồng phạm một cách hợp pháp với sai phạm của cán bộ quản lý, cán bộ địa phương.
Theo ông Nghị, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt chung cư mini xây dựng sai phép này được ngang nhiên tồn tại như vậy. “Mỗi công trình ấy đằng sau đều có người chống lưng đấy. Không phải mình đương đầu với chủ công trình vi phạm đâu, mình còn đương đầu với cả cái anh chống lưng đó” – ông Nghị nhấn mạnh và đề nghị TP cần nghiêm khắc trong xử lý trách nhiệm cán bộ, nếu cấp dưới vi phạm mà không bị xử lý thì cấp trên phải bị xử lý.
Liên quan vụ cháy, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng bị can Nghiêm Quang Minh (44 tuổi, ngụ Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy) về tội vi phạm quy định về PCCC theo quy định.
Cơ quan điều tra truy tận gốc những sai phạm trong xây dựng chung cư mini
Chưa đầy một ngày sau vụ cháy khủng khiếp tại chung cư mini ở phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Công an TP Hà Nội đã thực hiện các biện pháp tố tụng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (SN 1979; hiện trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy), về tội "Vi phạm quy định về PCCC" theo Điều 313 Bộ Luật Hình sự.
Dư luận bức xúc, phẫn nộ cho rằng, để xảy ra vi phạm trên, ngoài trách nhiệm của chủ chung cư còn là sự buông lỏng trong quản lý, giám sát, thanh kiểm tra... của cơ quan chức năng cơ sở.
Vụ cháy chung cư mini ở phường Khương Đình đã khiến dư luận rúng động, xót xa, đau đớn. Cho tới chiều 13/9, thống kê của Công an TP Hà Nội xác định có 56 người đã tử vong. Số người tử vong, bị thương trong vụ cháy chung cư kinh hoàng trên khiến người dân ám ảnh và phẫn nộ trước những sai phạm mang tính hệ thống trong quá trình cấp phép, quản lý, xây dựng của chủ chung cư và chính quyền các cấp có liên quan.
Theo Bộ Xây dựng, ở một số địa phương có tình trạng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng nên các hộ gia đình tự ý thực hiện việc xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ ở mà không tuân thủ các quy định của pháp luật. Các sai phạm tập trung chủ yếu là tình trạng xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng... rồi tự do mua bán, chuyển nhượng.
Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như: vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao trong cộng đồng dân cư; quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...
Bị can Nghiêm Quang Minh trong vụ cháy chung cư mini.
Ngay sau khi vụ cháy chung cư mini xảy ra, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội đã thống nhất điều tra tận gốc vấn đề từ khâu cấp phép xây dựng chung cư. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng vào cuộc kiểm tra trách nhiệm lãnh đạo, quản lý. Cũng trong ngày 13/9, Bộ Công an có Điện gửi Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH); Công an các địa phương về việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC&CNCH, xử lý các tình huống cháy, nổ, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt là đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao trên cả nước.
Cuộc tổng kiểm tra, rà soát chung cư mini nhằm phát hiện và xử lý nghiêm, tận gốc những sai phạm trong công tác cấp phép, quản lý, sử dụng... loại hình chung cư mini, tránh xảy ra những thảm họa tương tự trong tương lai.
Trở lại với chung cư mini bị cháy trên, theo tìm hiểu của PV, chung cư trên được cấp Giấy phép xây dựng số 89-2015/GPXD, ngày 11/3/2015. Giấy phép xây dựng này được ký bởi ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, cho ông Nghiêm Quang Minh, tại địa chỉ: Tổ 3 cụm 4 (tức số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ), phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) - nơi xảy ra vụ cháy là công trình nhà ở riêng lẻ.
Cũng theo giấy phép xây dựng được cấp thì diện tích xây dựng tầng 1 (có tầng lửng) là 167,4m2; Mật độ xây dựng: 70%; Tổng diện tích sàn xây dựng: 1165,9m2; Tổng chiều cao công trình là 20,2m (không tính tum thang). Giấy phép xây dựng cũng cấp phép cho công trình được xây 6 tầng, tầng lửng và tum thang có không gian kỹ thuật.
Tuy nhiên, qua ghi nhận tại hiện trường, đến nay công trình này đã xây dựng trên 100% diện tích với 10 tầng trong đó có 1 tầng hầm, 8 tầng nổi và 1 tum. Chiếu theo quy định của giấy phép xây dựng, 30% diện tích còn lại đáng ra chủ chung cư phải chừa ra thì chỉ tồn tại "trên giấy".
Sau khi xây dựng xong, tòa nhà này trở thành chung cư mini với 45 căn hộ và khoảng 150 người dân sinh sống. Rõ ràng, bị can Nghiêm Quang Minh đã xây dựng sai nghiêm trọng so với những tiêu chí, yêu cầu trong giấy phép xây dựng đã được ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cấp.
Trả lời báo chí, ông Đặng Hồng Thái, nguyên Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (là người ký quyết định cấp phép cho công trình này) cũng khẳng định, chủ đầu tư đã xây dựng sai phép. UBND quận Thanh Xuân đã có văn bản xử phạt, cưỡng chế từ năm 2015.
Phản ứng trước thông tin trên, dư luận bức xúc đặt câu hỏi rằng: Vì sao UBND quận Thanh Xuân sau khi phát hiện chung cư vi phạm xây dựng không đúng theo giấy phép, đã có văn bản xử phạt, cưỡng chế từ năm 2015 nhưng bằng cách nào mà một tòa nhà sai phạm như vậy vẫn được mọc lên?
Thay vì chỉ xây 6 tầng, tầng lửng và tum thang có không gian kỹ thuật như trong giấy phép đã quy định, thì tòa nhà này được chồng thêm 3 tầng nữa mà không bị "cắt ngọn". Liệu có tình trạng các cấp chính quyền từ UBND phường, quận biết sai phạm, ra quyết định xử phạt nhưng lại là "phạt rồi cho tồn tại" như nhiều chung cư khác trên địa bàn TP.
Công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở bất cứ quốc gia, thành phố nào. Tại Khoản 5, Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trong việc quản lý trật tự xây dựng cũng nêu rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp.
Cụ thể là, UBND cấp huyện, xã phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh, TP. Cùng với đó, tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Sau khi cấp phép, UBND các cấp có liên quan phải thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng. Tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 56 Nghị định 15/2021/NĐ có quy định việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.
Nội dung về quản lý trật tự xây dựng đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng theo các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan. Khi phát hiện vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng phải yêu cầu dừng thi công, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
Chiếu theo những quy định trên, việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện liên tục ngay từ khi tiếp nhận thông báo khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình được bàn giao đưa vào sử dụng nhằm ngăn chặn việc vi phạm.
Rõ ràng, những quy định về việc quản lý trật tự xây dựng trên không được thực hiện đầy đủ, hiệu quả tại chung cư mini nơi xảy ra thảm họa cháy khủng khiếp này. Trong năm 2015, UBND quận đã xử phạt vi phạm nhưng những tầng sai phạm vẫn mọc lên, cùng với diện tích sai lệch trong giấy phép... mà không được cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
Dư luận cho rằng, trách nhiệm về số người tử vong lên tới 56 người trong vụ cháy chung cư mini trên chắc chắn không dừng lại ở chủ đầu tư mà còn là những cá nhân, đơn vị có liên quan trong công tác cấp phép, giám sát, thanh tra, kiểm tra...
Trong ngày 14/9, PV đã nhiều lần liên hệ với các đơn vị chức năng có liên quan của UBND quận Thanh Xuân để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc cấp phép, quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của chung cư mini trên; song đến nay vẫn chưa có thông tin phản hồi về những nội dung có liên quan.
Ở một diễn biến khác, chiều 14/9, thông tin với PV, đại diện Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội cho biết, hiện đang phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai tổng rà soát số chung cư mini cũng như những nội dung đã được Bộ Công an, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo.
Lãnh đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội cũng khẳng định, đang tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm, tận gốc những sai phạm trong vụ án cháy chung cư mini trên cũng như các sai phạm của những chung cư khác trên địa bàn TP...
Bắt giam chủ chung cư mini xảy ra cháy làm 56 người chết tại Hà Nội Nghiêm Quang Minh là chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy làm 56 người chết đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về PCCC theo Điều 313 Bộ Luật Hình sự. Liên quan đến vụ hỏa hoạn xảy ra tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận...