Ai cho phép thu phí gửi xe “cắt cổ” ở Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng?
Chiều 12.2.2019, tôi đến Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) dự tang lễ bạn tôi – Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Theo tôi biết, nhà tang lễ này vốn trước nay không thu phí giữ xe máy, ô tô của người đến viếng.
Nhưng khi đến gần đây thì thấy lập trạm gác có barie để thu tiền giữ ô tô. Giờ viếng bạn tôi bắt đầu lúc 15h30. Tôi đến trước 15 phút, đánh xe vào bãi. Đến khi theo xe tang ra cổng lúc 17h30 tôi đưa thẻ để tính tiền thì bị thu phí là 90.000 đồng. Do không muốn cản trở đoàn tang nên tôi không đôi co (dù rất bực).
Tôi muốn hỏi Ban quản lý Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng:
1) Có phải thiếu tiền đến mức phải tận thu tiền của dân cả ở nhà tang lễ không? (Trong khi đây là nhà tang lễ trung ương). Tôi đi đến những nhà tang lễ như ở Bệnh viện Quân đội 354 hay ở bệnh viện dân sự Thanh Nhàn vẫn được miễn phí trông xe.
2) Tôi bị thu 90.000 đồng cho hai tiếng giữ xe trong khi giá quy định của Thành phố Hà Nội là 25.000 đồng cho hai tiếng đầu, tiếp hai tiếng sau vẫn là 25.000 đồng, số tiền thu lại không có biên lai. Số tiền này ai hưởng?
Video đang HOT
Tôi đề nghị bỏ ngay việc thu tiền giữ xe tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng để không làm ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh quân đội. Chẳng lẽ tiền dịch vụ tang ma do tang quyến ký với ban quản lý nhà tang lễ chưa đủ hay sao mà còn lợi dụng người chết để tận thu tiền người sống?
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Năm 2019, phải thực hiện quy hoạch báo chí
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngày 15.1.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ TTTT là bộ về công nghệ, công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, CNTT (còn gọi là ICT). Sứ mạng của nó là đưa ICT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. ICT là nền tảng của kinh tế số, xã hội số và Cách mạng Công nghệ 4.0.
Bộ TTTT cũng là bộ quản lý nhà nước về báo chí, về thông tin tuyên truyền. Sứ mạng của nó là báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường.
"Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính là sức mạnh tinh thần. Báo chí phải góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần đó. Dù là đưa tin tiêu cực hay tích cực thì vẫn phải với mục tiêu khích lệ Việt Nam, làm cho Việt Nam mạnh lên, làm cho Việt Nam ổn định", Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, mọi chính sách, mọi cố gắng của ngành TTTT nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của 6 lĩnh vực: Bưu chính; Viễn thông; CNTT; An toàn, an ninh mạng; Công nghệ ICT và Thông tin tuyên truyền.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra nhiều nhiệm vụ mới của ngành TTTT trong năm 2019. Ảnh: Trọng Đạt
Báo chí không được bỏ trống trận địa
Bộ trưởng cho rằng, người Việt Nam đọc tin nhiều hơn đọc sách. Chính vì vậy, báo chí tác động, ảnh hưởng đến nhận thức của người Việt Nam rất nhiều. Vậy nên, ý thức trách nhiệm của người làm báo càng phải cao. Phóng viên phải thấy trách nhiệm này để không dễ dãi với các bài viết của mình.
"Hãy giữ lấy danh dự người làm báo, giữ lấy niềm tin của xã hội vào báo chí", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, muốn quản lý được báo chí, điều đầu tiên phải nhìn thấy toàn bộ bức tranh hàng trăm triệu thông tin mỗi ngày trên không gian mạng. Phải giám sát được, đo lường được, phân tích và dự báo được các xu thế, phát hiện sai phạm để nhắc nhở. Các đơn vị, cá nhân sai phạm có hệ thống thì phải xử lý nghiêm minh.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, nhiều báo hiện nay không nhận được hỗ trợ tài chính của nhà nước, tự bươn chải trên thị trường, trong khi thị trường quảng cáo bị chia sẻ gần 40% với mạng xã hội (MXH), và con số này có xu thế ngày càng tăng lên. Chính vì vậy, Bộ TTTT cần sớm hoàn thiện cơ chế, đặt hàng báo chí, đề xuất cơ chế thuế, cơ chế tự chủ tài chính thuận lợi cho báo chí phát triển.
Bộ trưởng nói, báo chí không được bỏ trống trận địa, tận dụng lợi thế của MXH để thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội. Phải sử dụng công nghệ để cạnh tranh với MXH. Thay vì đưa nội dung của báo mình lên MXH của người khác thì mỗi báo phải là một MXH thu nhỏ. Xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử trên MXH, ban hành quy định pháp luật về tin sai (fake news).
"Năm 2019, phải thực hiện quy hoạch báo chí. Sơ kết thực hiện Luật Báo chí và lập kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí. Nghiên cứu, đánh giá mô hình trung tâm/tổ hợp truyền thông đa phương tiện của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và một số địa phương. Giải quyết tình trạng báo hóa tạp chí, báo hóa trang tin điện tử tổng hợp, giải quyết nạn phóng viên làm tiền doanh nghiệp", Bộ trưởng cho hay.
CƯỜNG NGÔ
Theo Laodong
Tiền lương cán bộ, công chức cơ quan BHXH từ 2019 - 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 51/2018/QĐ-TTg quy định về chi phí quản lý BHXH, BHTN và BHYT giai đoạn 2019 - 2021. Theo đó, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan BHXH bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy...