Ai chịu trách nhiệm vụ ca nô chở 39 người chìm trên biển Cửa Đại?
Dù đây là một vụ tai nạn không ai mong muốn, các bên nếu có vi phạm cũng là lỗi vô ý.
Nhưng pháp luật vẫn buộc các cá nhân, tổ chức có liên quan phải chịu trách nhiệm.
Ai sẽ bồi thường?
Vụ chìm ca nô ở biển Cửa Đại (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) xảy ra vào chiều 26/2 khiến 17 người tử nạn đang gây rúng động, xót xa với toàn xã hội những ngày qua.
Mặc dù tai nạn xảy ra là điều không ai mong muốn, nhưng nhiều người đặt ra câu hỏi, sau vụ tai nạn này, ai sẽ là người bồi thường cho các nạn nhân và gia đình người bị nạn; ai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi 17 người mất đi sinh mạng?
Trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Công Tín – Công ty luật FDVN, đoàn luật sư Đà Nẵng cho rằng, liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho những tổn thất về tính mạng, sức khỏe của hành khách, theo quy định tại Điều 597 Bộ Luật Dân sự 2015 thì pháp nhân (Công ty du lịch Phương Đông) phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân mất tích vào chiều ngày 26/2.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 528 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Do đó trong vụ việc này, Công ty du lịch Phương Đông (đơn vị vận tải) phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Sen (người lái tàu). Trường hợp xác định người lái tàu có lỗi thì sau khi bồi thường cho hành khách, Công ty Phương Đông có quyền yêu cầu người lái tàu hoàn trả lại một khoản tiền phù hợp với quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Chiếc ca nô xảy ra tai nạn thuộc Công ty du lịch Phương Đông.
Trường hợp khác, nếu Công ty du lịch Phương Đông có mua bảo hiểm tai nạn hành khách (không phải là bảo hiểm bắt buộc) thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào tổn thất thực tế và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Còn về trường hợp những hành khách không có vé (vé có bảo hiểm) thì theo quy định tại Điều 523 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.
Theo luật sư, trong vụ việc này, Công ty du lịch Phương Đông là phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.
Như vậy, trong trường hợp không có vé nhưng có cơ sở xác định rằng hành khách và bên vận chuyển đã xác lập hợp đồng vận chuyển bằng lời nói hoặc bằng sự thừa nhận của các bên, hoặc hành vi cụ thể (hành khách giao tiền phí vận chuyển, bên vận chuyển chở hành khách đến địa điểm đã định theo thỏa thuận) thì hành khách không có vé cũng sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bồi thường.
Trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân nào có liên quan?
Trao đổi thêm về vấn đề này, luật sư Nguyễn Công Tính cho biết, chắc chắn cơ quan công an sẽ vào cuộc và điều tra nguyên nhân dẫn đến tai nạn để làm cơ sở khởi tố hay không khởi tố vụ án.
Việc điều tra có thể sẽ bắt đầu từ việc xác minh, làm rõ người lái tàu có đủ bằng cấp, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hay không? Người lái tàu, thành viên có vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy hay không, có sử dụng rượu bia, ma túy hay các chất kích thích khác hay không? Phương tiện có bảo đảm an toàn hay không…
Ông Lê Sen (người lái tàu) có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu kết quả điều tra xác định ông vi phạm.
Hoạt động điều tra hiện nay vẫn đang được tiến hành. Sẽ quá sớm để kết luận về trách nhiệm hình sự của những người có liên quan. Nhưng có thể lường trước một số tình huống pháp lý sau:
Trường hợp điều tra xác định được rằng người lái tàu vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy thì người lái tàu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo quy định tại Điều 272 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), mức phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù.
Trường hợp xác định phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn thì người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện có thể bị khởi tố về Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn theo Điều 274 Bộ Luật Hình sự, mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Đây là vụ việc nghiêm trọng và hiện lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Ngoài ra, người nào điều động người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà gây hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Điều 275 Bộ Luật hình sự, mức phạt cao nhất là 15 năm tù.
Vụ lật ca nô ở biển Cửa Đại: Vì sao cứu hộ khó khăn?
Tính đến chiều 27-2, vụ tai nạn lật ca nô trên biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) đã khiến 15 người tử vong.
Người thân đau buồn thắp nhang cho người xấu số - Ảnh: LÊ TRUNG
Tại nhà tang lễ ở Hội An vào sáng 27-2, 13 chiếc quan tài đã được lực lượng chức năng quàng ở đây, bên cạnh đó là 2 thi thể nạn nhân vừa được tìm thấy vào sáng cùng ngày được khâm liệm.
Sẽ kiến nghị thay đổi thiết kế ca nô
Đến bây giờ, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là vì sao việc cứu hộ khó khăn?
Một lái tàu du lịch tại Hội An cho biết trước năm 2018 Hội An khai thác khách ra vào đảo Cù Lao Chàm bằng ca nô loại nhỏ khoảng 15 chỗ ngồi. Đặc điểm của loại ca nô nhỏ này là mui trần, không đóng kín, chỉ có mái che. Do đó mặc dù khách ngồi trên ca nô loại này có thể bị nước biển tạt, hứng gió mưa nhưng khi xảy ra tai nạn đắm, lật thì hầu hết hành khách đều thoát được ra ngoài và nổi lên bằng áo phao, dễ tiếp cận cấp cứu.
Nhưng từ năm 2018 tới nay, cơ quan chức năng yêu cầu tàu du lịch khai thác khách ra vào Cù Lao Chàm phải là cấp tàu SB lớn hơn, có thể khai thác đến 40 khách. Đặc điểm của loại tàu này là được đóng kín bằng mái kiên cố và kính che xung quanh, chỉ có một lối ra vào phía trước.
Ông Nguyễn Văn Sơn - chủ tịch UBND TP Hội An - cho biết hiện Hội An có khoảng 40 doanh nghiệp vận tải đang khai thác 120 ca nô du lịch loại mới này theo yêu cầu của ngành giao thông vận tải. Ông Sơn nhìn nhận thiết kế tàu đóng kín có thể chống được tạt nước nhưng khi gặp sự cố thì việc cứu hộ rất khó khăn.
Như vụ tai nạn hôm 26-2, việc cứu hộ rất khó khăn; khi ca nô bị lật úp, do bít bùng bên trong nên hành khách không thoát ra được. Theo ông, đây là một thực tế mà Hội An và các doanh nghiệp du lịch sẽ kiến nghị để có giải pháp thay đổi, chẳng hạn cửa kính có thể bung ra khi xảy ra sự cố.
Thuyền trưởng nói gì?
Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam, người lái ca nô cao tốc mang số hiệu QNa-1152 của Công ty TNHH MTV Phương Đông bị lật là ông Lê Sen (52 tuổi), trú Cửa Đại (Hội An). Bằng thuyền trưởng của ông Sen hạng TY3 được cấp lần đầu vào ngày 30-11-2016 và hết hạn ngày 30-11-2021. Đến ngày 10-2-2022, ông được cấp lại bằng thuyền trưởng hạng TY3, có thời hạn đến 10-2-2027.
Ông cũng được cơ quan chức năng cấp các chứng chỉ chuyên môn điều khiển ven biển, điều khiển cấp độ cao 1, chứng chỉ máy trưởng đang còn thời hạn.
Ông Lê Sen cho biết lúc chạy từ Cù Lao Chàm vào Cửa Đại thì sóng rất êm. Tuy nhiên, khi ca nô đến gần bờ thì gặp sóng cao nên ông bớt ga, ngay sau đó tàu bị lật trong tích tắc. Ông Sen nói sau khi vớt được 3 hoặc 4 hành khách thì bản thân bị đuối nên bị ngất đi. Công an tỉnh cũng làm việc với ông Sen để phục vụ công tác điều tra, đồng thời xét nghiệm xem có dương tính với ma túy hay không.
Ca nô rời bến lúc 9h45 ngày 26-2, số hành khách khi rời bến là 35. Người thực hiện cấp phép phương tiện rời bến là ông Trần Thanh Tuân (cảng vụ viên, đội bến thủy nội địa).
Có một điều đáng chú ý: công suất máy là 400CV, sức chở cho phép 35 người (chưa tính thuyền viên). Tuy nhiên, đến nay theo thông tin mà cơ quan chức năng cung cấp cho báo chí thì có 36 khách ngồi trên ca nô và 3 thuyền viên trong vụ lật ca nô, tổng số người trên ca nô là 39 người.
TP.HCM không cho tàu thuyền xuất bến nếu thiếu thiết bị an toàn, cứu sinh, cứu đắm Cảnh sát đường thủy TP.HCM xử lý nghiêm các lỗi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn như sử dụng phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, người điều khiển không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Lực lượng Phòng PC08B tuyên truyền cho người dân sử dụng phương tiện đường thủy - Ảnh: PC08B Thực...