Ai chi phối bữa ăn bán trú ở trường học?
Cùng với sự việc học sinh Bắc Ninh ăn phải thịt lợn nhiễm sán, một vấn đề đang được phụ huynh và các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm là vai trò của lãnh đạo nhà trường đối với việc kiểm soát chất lượng bữa ăn bán trú.
“Chúng tôi lo, nhưng khó tiếp cận bếp ăn…”
Chị Mai Hương, phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Thành Công B (Hà Nội), cho biết những thông tin về thực phẩm bẩn, kém chất lượng gần đây khiến chị rất băn khoăn về bữa ăn bán trú của con. Nhưng bếp ăn trường học hiện vẫn đang là nơi phụ huynh rất khó tiếp cận.
Phụ huynh Bắc Ninh lo lắng trước việc con em bị ăn thực phẩm bẩn
“Nếu như ở các trường tư, phụ huynh có quyền tham gia kiểm soát đầu vào thực phẩm hay đột xuất kiểm tra khu chế biến thức ăn của nhà trường thì ở các trường công lập, việc tiếp cận bếp ăn trường học là điều không thể” – chị Hương lo lắng.
Theo chi, ngay đến Ban đại diện phụ huynh lớp con chị cũng chưa một lần được tận mắt xem bữa ăn của các con. Khi con tan học, bảo vệ cũng không cho phép phụ huynh vào trường. Hàng ngày, chị chỉ có thể hỏi con hôm nay ăn gì, có món gì ngon không, bữa xế ra sao? Những thông tin về nguồn thực phẩm hay cách dự trữ, chế biến thức ăn, chị hoàn toàn không được nắm rõ.
“Đối với cháu bé, tôi cho học trường tư, khi có vấn đề gì phụ huynh có thể giám sát bếp ăn và ý kiến ngược trở lại. Còn đối với trường công, chúng tôi không thể đòi hỏi nhiều vì dù có băn khoăn cũng không thể đem chuyện đó đề cập với thầy cô. Việc “đột nhập” với bếp ăn – nơi vốn được coi là “bất khả xâm phạm” – cũng là điều không thể” – chị Hương bày tỏ.
Chị Nguyễn Thu Hồng, có con đang học tiểu học tại một trường công lập ở Quận 3, TPHCM, cũng cùng chung tâm tư như chị Hương. Chị cho biết lâu nay chủ yếu đặt niềm tin vào nhà trường: “Con về nhà tôi hỏi cháu cũng chỉ nói được cơm hôm nay ở trường ngon hay dở, cháu thích ăn món này hay món kia, chứ nó chưa có khái niệm gì về thực phẩm sạch và bẩn. Việc giám sát đồ ăn với phụ huynh như tôi cũng là điều rất khó”.
Còn chị Nguyễn Thị Huyền là phụ huynh có con học tại Trường Mầm non Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội) – nơi đã từng bị phát hiện sử dụng thực phẩm không an toàn.
“Trước đây, bản thân tôi cũng không thực sự quan tâm lắm đến việc con ăn gì ở trường. Nhưng đợt giữa tháng 8 năm ngoái, Ban đại diện phụ huynh bất ngờ kiểm tra tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thì phát hiện trường đang sử dụng mọc thiu chua và pudding hết hạn cho các con ăn.
Mặc dù may mắn không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra nhưng tôi cũng bắt đầu ý thức quan tâm hơn đến các bữa ăn bán trú của con”.
Sau sự việc này, chị Huyền cho biết hiện tại, ở trường con chị, phụ huynh được phép vào trường kiểm tra các con ăn uống ra sao. Ngoài ra, phụ huynh cũng có quyền đến bất ngờ, lấy mẫu thức ăn, mẫu nước đi xét nghiệm và khiếu nại nếu thức ăn có vấn đề.
Trong khi đó, chị Từ Nữ Triệu Vương, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) thì cho biết chị khá yên tâm về vi ăn uống của con tại trường.
“Ở trường, Ban đại diện phụ huynh có thể giám sát bất kỳ lúc nào. Cứ 5h sáng, các cô y tế phải xuống kiểm tra từng mẫu sản phẩm.
Thịt sẽ được nhìn bằng mắt, rau xanh củ quả sẽ đo bằng dụng cụ riêng; dầu chao được dùng tối đa 2 lần sau đó sẽ được đổ đi. Tất nhiên, nhà trường sẽ thuê một bên thứ ba nấu cho các con ăn, nhưng nhân viên bếp làm mọi thứ rất cẩn thận như một gia đình trung bình khá ăn uống.
Khi phụ huynh quản lý, nhà trường cũng quản lý, phụ huynh có thể yên tâm 80-90% về chất lượng bữa ăn bán trú của con”.
Tuy nhiên, chị Vương cũng bày tỏ sự “không yên tâm lắm” là “ở nhiều trường (trong đó có trường con mình), việc “đi chợ” và đứng bếp vẫn được thực hiện bởi những người thân quen với lãnh đạo trường. Tất nhiên, họ vẫn phải đảm bảo việc an toàn thực phẩm cho học sinh, nhưng mình vẫn lo một sự lỏng lẻo có thể khiến các con ngộ độc”.
Thờ ơ với sức khỏe của trẻ là tội ác
Bác sĩ Nguyễn Trọng An – nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em – gọi những người cung cấp thực phẩm bẩn và những người để thực phẩm bẩn tràn vào trường học là “kẻ bất lương”. Cũng dùng từ rất mạnh – “tội ác”, trao đổi với báo Thanh Niên, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng các cơ sở giáo dục phải tăng cường tự kiểm tra hàng ngày, phát huy vai trò giám sát của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú.
Những công ty cung cấp thực phẩm cho trường học tại TP.HCM phải nằm trong danh sách đã được Ban An toàn thực phẩm niêm yết trên website
Là địa phương có gần 2 triệu học sinh, nên với TP.HCM, an toàn thực phẩm ở trường học luôn là vấn đề nóng. Bà Nguyễn Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho VietNamNet biết, ngàh giáo dục thành phố yêu cầu thực phẩm đưa vào trường phải đủ chuẩn quy định VietGap, Global Gap.
“Những công ty cung cấp thực phẩm cho trường học phải nằm trong danh sách đã được Ban An toàn thực phẩm niêm yết trên website. Chúng tôi còn giao cho nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm của đơn vị mình”.
Theo bà Thu, nếu xảy ra vấn đề gì, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm.
Ngoài việc xử lý công ty cung cấp thực phẩm, nên nghiêm trị cả người làm giáo dục vì sức khỏe lâu dài của học sinh” bởi “thực phẩm là vấn đề lương tâm của thầy cô”.
Không được cả nể, lấp lửng…
Tuy nhiên, theo ông Đăng Thanh Tuấn, nguyên Trưởng phòng GD-ĐT Gò Vấp, TP.HCM 8 năm, để học sinh ăn phải thực phẩm bẩn thì không chỉ có trách nhiệm của hiệu trưởng mà còn của các cơ quan chính quyền. Do vậy, cần làm rõ những biểu hiện can thiệp trong việc cung ứng thực phẩm cho trường học; có chuện đó thì phải nghiêm trị.
“Các đơn vị trường học mà đứng đầu là hiệu trưởng phải nhận thức được trách nhiệm, không vì cả nể cá nhân mà lấp lửng, nể nang rồi lựa chọn đơn vị cung cấp thiếu an toàn. Bên cạnh đó, phụ huynh phải được quyền thường xuyên vào kiểm tra thức ăn hằng ngày của con” – ông Tuấn nêu quan điểm.
Đặc biệt, các cấp chính quyền như Phòng GD-ĐT, UBND phải để các trường chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp. Các đơn vị Nhà nước không kinh doanh để đảm bảo công bằng, vừa để tránh thế khó nếu có dây mơ, rễ má.
“Lúc làm trưởng phòng giáo dục, tôi không bị áp lực bởi một “thế lực” nào trong việc cung ứng thực phẩm cho trường.Chúng tôi giao quyền chủ động cho các trường lựa chọn các đơn vị. Các công ty cung cấp thực phẩm đấu thầu, nếu không được, các trường phải nấu ăn tại chỗ bằng cách mua thực phẩm từ các đơn vị công khai, có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu”.
Theo Vietnamnet
Hiệu phó trường Thanh Khương: Phụ huynh nóng vội cho con khám sán lợn
Trái với tâm trạng bức xúc của hàng trăm phụ huynh tại trường Mầm non Thanh Khương, Bắc Ninh, khi được hỏi vì sao không phát hiện sự việc, bà Nguyễn Thị Mây nói "không biết được".
Hiệu phó trường Thanh Khương không biết có bao nhiêu trẻ nhiễm sán lợn Phó hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Khương Nguyễn Thị Mây nói không nắm được vụ việc vì phụ trách chuyên môn. Công việc của trường do hiệu trưởng phụ trách.
Sáng 18/3, bà Nguyễn Thị Mây - Phó hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) - cho biết khi sự việc xảy ra, các cơ quan ban ngành đã tiến hành điều tra, xác minh.
Bà Mây và ban giám hiệu nhà trường đang chờ kết luận của cơ quan chức năng. Cá nhân hay tập thể để xảy ra sai phạm tuồn thực phẩm bẩn vào trường học này xảy ra từ đợt cuối tháng hai sẽ được xem xét, xử lý.
Phó hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Khương Nguyễn Thị Mây nói không nắm được sự việc vì phụ trách chuyên môn. Công việc của trường do Hiệu trưởng Cao Thị Hòe phụ trách. Ảnh: Q.Q.
Không biết bao nhiêu học sinh nhiễm sán
Theo bà Mây, Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh Vân cùng cô nuôi phụ trách bán trú là người ký giao nhận thức ăn buổi sáng. Trước câu hỏi thịt lợn nhiễm sán hạt gạo nổi trên bề mặt dễ nhìn, tại sao không phát hiện sớm từ khi giao nhận thực phẩm, bà Mây trả lời "cũng không biết được".
Bà Mây nói không nắm được sự việc vì là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Tất cả công việc do bà Cao Thị Hòe, hiệu trưởng nhà trường, phụ trách. Bà Hòe đang bị đình chỉ công việc.
Liên quan Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Hương Thành cung cấp thực phẩm cho trường từ đầu năm học, bà Mây cho hay ban giám hiệu đã họp bàn và thống nhất chọn đơn vị cung cấp thực phẩm này.
Ngay sau khi phát hiện thực phẩm nhiễm sán gạo, UBND xã Thanh Khương tổ chức cuộc họp với các bên. Công ty Hương Thành cho biết nếu kết luận thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh, họ sẽ chịu trách nhiệm.
Bà Mây cho rằng đã thông báo với phụ huynh chờ các cơ quan ban ngành, cấp trên chỉ đạo. "Phụ huynh nóng vội nên đi Hà Nội khám, họ cứ đi. Còn lại hôm nay, tỉnh đã hỗ trợ một phần chi phí xét nghiệm cho học sinh", bà Mây nói.
Nữ hiệu phó khẳng định không nhận được thông tin chính thức nào về việc trẻ bị nhiễm sán lợn. Mới đây, một phụ huynh có hai con đến trường trình giấy xét nghiệm dương tính với căn bệnh này.
Nhiều phụ huynh đưa con đến trường Mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) làm xét nghiệm sán lợn sáng 18/3. Ảnh: Q.Q.
Sẽ lấy mẫu máu xét nghiệm cho học sinh 19 trường ở Thuận Thành
Ngày 17/3, UBND huyện Thuận thành gửi công văn về kế hoạch lấy mẫu máu xét nghiệm phát hiện sán lợn của học sinh 19 trường mầm non trên địa bàn huyện Thuận Thành.
Theo đó, thời gian lấy máu từ 18/3-28/3, tại trường mầm non của các xã. Đơn vị tổ chức thực hiện là Phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế huyện.
Phòng Y tế huyện sẽ phối hợp Viện Sốt rét - Côn trùng Trung ương hoàn thành các thủ tục hành chính, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành, đồng thời phối hợp các ngành liên quan tổng hợp đề xuất nhu cầu kinh phí trình UBNd huyện phê duyệt.
Phía Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận máu để chuyển về theo xe cấp cứu 115 vận chuyển tới Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
'Tôi mất niềm tin vì đến thức ăn bẩn hại các cháu họ còn dám làm' Sáng 18/3, rất đông phụ huynh đưa con đến trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) lấy máu xét nghiệm. Lo lắng, bất an là tâm trạng chung khi số ca mắc sán lợn tăng.
Thống kê đến 10h sáng 18/3, 120 trẻ đã lấy máu tại trường Mầm non Thanh Khương. Trước 15h hôm nay, số máu này sẽ được chuyển về 2 bệnh viện ở Hà Nội (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới) để xét nghiệm sán lợn.
Theo địa phương, chi phí xét nghiệm 600.000 đồng đến một triệu đồng, do tỉnh chi trả. Với các cháu nhiễm sán, tỉnh sẽ cấp thuốc điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Ông Hoàng Bình Minh, Chủ tịch xã Thanh Khương, từ chối trả lời cụ thể về vụ việc.
Theo Zing
Học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Phụ huynh bức xúc yêu cầu khởi tố Hiện đã có hơn 200 học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh. Nhiều phụ huynh bức xúc, đồng thời gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu khởi tố. Theo Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội), nếu biết lợn bị dịch bệnh nhưng không tiêu hủy mà vẫn chế biến cho học sinh...