Ai chỉ huy tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý thuộc Hoàng Sa?
Tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG-54) của Mỹ bất ngờ đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn và người chỉ huy USS Curtis Wilbur lại là một bất ngờ nữa.
Tàu khu trục DDG-54. Ảnh: Daily Mail.
Lầu Năm góc ngày 30/1 xác nhận tàu khu trục DDG-54 của Mỹ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Wright, tàu khu trục DDG-54 đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn nhưng không thông báo trước, phù hợp với mục đích thực hiện quyền tự do hàng hải của Washington.
Thêm một bất ngờ nữa là chỉ huy tàu khu trục DDG-54 thực hiện nhiệm vụ mang tính chỉ báo cao độ này thuộc phái nữ – sĩ quan Amy Graham – người đã được tấn thăng làm sĩ quan chỉ huy vào tháng 9/2015 tại căn cứ hải quân Mỹ đóng ở Yokosuka (Nhật Bản).
Bà Amy Graham là một trong 7 thuyền trưởng tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hạm đội 7 làm nhiệm vụ tuần tra vùng biển Tây Thái Bình Dương giữa Nhật Bản, Guam và Biển Đông, từng nhiều lần tham gia diễn tập giữa Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc.
Video đang HOT
Tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố phá bỏ toàn diện hạn chế đối với việc phụ nữ tham gia vào các quân chủng tác chiến nơi tiền tuyến. Tuy nhiên, hải quân Mỹ đã sớm không có giới hạn nào đối với phụ nữ trong việc tham gia lực lượng này.
Trong số hơn hơn 300.000 sĩ quan, binh lính thuộc hải quân Mỹ hiện có hơn 50.000 người là phụ nữ. Tỉ lệ này tương đối cao so với các quân binh chủng khác.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc ngày 30/1, Hải quân Hoa Kỳ thực hiện “chiến dịch tự do hàng hải” trong phạm vi 12 hải lý của Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 31/1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa. Là quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Điều 17). Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Theo Báo tin tức
Úc ủng hộ Mỹ điều tàu chiến áp sát Hoàng Sa
Úc hoan nghênh việc Mỹ đưa tàu chiến đến gần khu vực đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và nói Canberra cũng sẽ noi theo Mỹ tuần tra ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne ủng hộ việc tuần tra của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông - Ảnh: Reuters
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ ngày 30.1 đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (đang bị Trung Quốc chiếm đóng). Úc xem đây là quyền của các nước được luật pháp quốc tế công nhận.
"Cần hiểu rằng tất cả các nước có quyền theo luật pháp quốc tế là thực thi tự do hàng hải và hàng không, kể cả ở Biển Đông. Úc ủng hộ mạnh mẽ những quyền tự do này", Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne phát biểu trong một thông cáo đưa ra hôm nay 31.1, theo Australia Financial Review.
Bà Payne cho biết Úc có mối quan tâm hợp pháp trong việc duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền giao thương quốc tế không bị cản trở bất kể hàng hải hay hàng không. Bởi lẽ gần 60% hàng xuất khẩu của Úc đi qua vùng biển này.
"Như chúng ta đã làm từ nhiều thập niên qua, tàu và máy bay của Úc sẽ tiếp tục thực hiện quyền của mình theo đúng luật quốc tế ở các vùng biển và vùng trời, kể cả Biển Đông", Bộ trưởng Quốc phòng Úc nói tiếp.
Theo bà Payne, Úc sẽ hành động chủ động hơn trong việc bảo vệ tuyến đường hàng hải, đồng thời tăng cường hợp tác với Mỹ và những quốc gia trong vùng.
Hồi tháng 12.2015, Canberra triển khai tuần tra hàng không bằng việc điều máy bay P-3 Orion bay trên vùng trời Biển Đông. Hành động này của Úc được thực hiện sau khi Thủ tướng Malcolm Turnbull và Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc họp bàn về vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc doạ không ngại đối đầu
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ đã có chuyến tuần tra sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 30.1.2016 - Ảnh : Reuters
Lầu Năm Góc xem việc đưa tàu chiến vào khu vực Biển Đông lần thứ hai này nhưng không thông báo trước cho bất kỳ nước nào nhằm "thăm dò" phản ứng của các nước có tranh chấp trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân ngay lập tức gọi hành động của Mỹ là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp Trung Quốc, phá hoại hòa bình, an ninh và trật tự hàng hải, đe dọa sự ổn định của khu vực" (?), theo Tân Hoa xã.
Kèm với phát biểu này, người phát ngôn Dương Vũ Quân cho biết máy bay và tàu chiến của Trung Quốc sẵn sàng tác chiến, xác định mục tiêu và ngăn cản tàu chiến của Mỹ xâm nhập.
"Hành động của Mỹ rất không chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm đối với sự an toàn của quân đội 2 bên, có thể gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh, bất kể hành động khiêu khích của Mỹ là gì", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa, theo tờ The New York Times.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ điều khu trục hạm áp sát đảo ở Hoàng Sa Khu trục hạm của hải quân Mỹ hôm nay đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) của hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia ABC News dẫn tin từ Lầu Năm Góc cho hay động thái của...