“Ai chết giơ tay” Bản điện ảnh : Vượt qua cái bóng “linh dị” của Hongkong, tinh tế trong từng chi tiết
Nhiều khi tôi hay nói đùa khi xem tác phẩm của Huỳnh Lập rằng :”Chắc anh chàng này phải có đầu to bằng cái bồ”, nếu không thì chẳng thể cho ra đời những tác phẩm tinh tế thế được. Với “Pháp sư mù”, tôi lại càng muốn khẳng định rằng suy nghĩ của mình là đúng.
Bản điện ảnh của bộ phim web-drama Ai chết giơ tay – Pháp sư mù đã chính thức ra rạp vào ngày 6/11. Sau khi nhận được rất nhiều sự chú ý từ web-drama, bản điện ảnh đã nhận không ít áp lực khi nhiều người kỳ vọng vào một “ Tinh Lâm hậu truyện” kịch tính, hồi hộp, kinh dị và ma quái.
Và quả thật khi vừa ra rạp, “Pháp sư mù” đã nhận đủ những ý kiến trái chiều từ khen cho đến chê của khán giả. Có những người thất vọng vì nó không đủ kinh dị, có những người cảm nhận được sự sâu sắc của bộ phim. Có những người mong chờ “Pháp sư mù” giống như “Ai chết giơ tay phần 2″ và rồi thất vọng khi nó không như mình mong muốn. Thế nhưng web-drama là chuyện của web-drama. Còn phim điện ảnh “linh dị” nó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
“Pháp sư mù” không phải là phim kinh dị
Điều đầu tiên tôi muốn khẳng định, chắc chắn “Pháp sư mù” không phải là một bộ phim kinh dị. Như ngay từ đầu bản thân Huỳnh Lập có nói, đây là bộ phim “linh dị”, tức là “tâm linh” xen lẫn những điều “li kỳ”, “kỳ dị”. Nó không phải tác phẩm để thỏa mãn những con người thích những điều ghê rợn, những màn hù dọa đau tim.
Chắc hẳn nhiều người đã vô cùng bỡ ngỡ khi nghe về thể loại phim này. Thậm chí có người còn cho rằng Huỳnh Lập “bịa” ra thể loại “linh dị” để “hợp thức hóa” bộ phim nói về tâm linh của mình. Nhưng không, những ai là fan của phim HongKong, điển hình như tôi hẳn đều đã xem qua “Âm dương lộ”, loạt phim về Cương Thi của huyền thoại Lâm Chánh Anh, hoặc quen thuộc nhất là “pháp sư bắt ma” của Châu Tinh Trì, hay thâm chí loạt phim Liêu trai chí dị. Đấy đều là thể loại linh dị cả.
Thể loại Linh dị thường thể hiện sự liên quan giữa con người và thế giới tâm linh, nhân quả báo ứng hơn là những màn hù dọa.
Trong “linh dị”, “kinh dị” chỉ chiếm một phần rất nhỏ mà thôi. Thứ tạo nên dòng phim này chính là mối quan hệ giữa con người và thế giới tâm linh qua những câu chuyện li kỳ đậm chất “liêu trai”, phảng phất đâu đó chút truyền thuyết dân gian. Và nếu xét theo yếu tố đó, “Pháp sư mù” đã đạt đủ mọi tiêu chí của một bộ phim “linh dị” thực sự. Người xem không thể đòi hỏi những thứ quá ghê rợn trong một bộ phim thể loại này, vì đấy không phải bản chất của nó.
Kịch bản đậm chất tâm linh, câu thoại lại vô cùng…”Huỳnh Lập”
Tôi nghe không ít lời khen chê của mọi người khi bước ra khỏi rạp phim. Có người chẳng hiểu phim đang nói về gì, có người cảm thấy kịch bản quá rời rạc, nhiều chi tiết “hài không cần thiết”. Nhưng đối với tôi, đây là một kịch bản vô cùng thông minh, thể hiện đẳng cấp “đầu to bằng cái bồ” của Huỳnh Lập.
Không một giây nào trong phim tôi cho rằng nó là thừa thãi. Từ những phong tục tập quán về tổ tiên, ông bà, nghi lễ cúng bái, quan niệm về “hữu duyên…vô duyên” và cả những truyền thuyết được người xưa truyền miệng, cho đến cách mà Huỳnh Lập biến tấu nó đi đều vô cùng tinh tế. Có thể nói “linh dị” Việt vừa nổ phát súng đầu tiên đã tìm được ra con đường cho riêng mình, con đường mà những người đam mê tâm linh một chút, tìm hiểu kỹ dòng phim linh dị một chút đều bị thuyết phục. Bởi lẽ nó thực sự chỉnh chu và mang màu sắc tâm linh thuần Việt.
Kịch bản có phần dễ hiểu, thế nhưng như tôi nói từ ban đầu, “Pháp sư mù” là thể loại phim linh dị chứ không phải “trinh thám” mà cần những cú twist hay “kinh dị” mà cần những điều quá kịch tính. Một kịch bản “dễ hiểu” sẽ là thứ mà các bộ phim “linh dị” cần để điều hòa nhịp đô phim vì bản thân “linh dị” nó đã vô cùng kỳ bí. Nếu khán giả phải vừa suy nghĩ xem phim sẽ có cú twist thế nào, kết thúc ra sao vừa phải nghĩ xem vì sao diễn viên lại rải muối, lá bùa kia có tác dụng gì, đây là nghi thức, nghi lễ gì thì tâm trí đâu để thưởng thức những cái “nhỏ nhặt” được lồng ghép ?
Có những chi tiết tôi vô cùng ấn tượng như khi Huỳnh Lập khéo léo đưa những điều vô cùng “đời” và phản ánh hiện thực vào trong phim. Quả thật, Lập hơi “tham vọng” khi đưa bao nhiêu điều nhức nhối về “tâm linh thời hiện đại” vào phim như việc cúng bái vô tội vạ, phóng sinh để cả bao ni lông, quá sùng bái sự mê tín “phi tâm linh”. Kể cả các chi tiết về tình cảm gia đình, tình yêu được Huỳnh Lập đưa vào kịch bản của mình cũng tạo nên ý nghĩa đặc biêt. Đấy cũng chính là những gì “linh dị” thường hướng tới, một sự nhân văn sâu sắc đằng sau các câu chuyện li kỳ về thế giới tâm linh.
Ngay những đoạn thoại hài hước, rất “đời”, đời từ câu chữ cho đến tình tiết phim cũng làm tôi nể phục. Ai nói “thoại phim” không được “điện ảnh” thì tôi không đồng ý. Chẳng có một quy chuẩn nào về việc “thoại” sao cho điện ảnh cả. Huỳnh Lập đã để lại trong “Pháp sư mù” rất nhiều câu thoại đậm chất tâm linh như :” Hỡi những thiện hồn thiện vong, nghe lời ta thỉnh mau mau đáo tràng” và anh chàng này cũng để lại luôn chất “đời”, chất hài của riêng mình trong phim, đấy mới là cái tạo nên thương hiệu của Huỳnh Lập.
Huỳnh Lập từng bật mí anh bị ảnh hưởng không ít bởi sự nghiệp diễn xuất của Châu Tinh Trì, nhưng có lẽ với “Pháp sư mù”, Huỳnh Lập đã thoát hoàn toàn đươc cái bóng của vua hài và tạo nên cho bản thân mình một con đường diễn xuất rất riêng.
Vì sao các diễn viên thực lực đều có lúc diễn rất “kịch” ?
Tôi theo dõi NSND Ngọc Giàu, Việt Hương, Đại Nghĩa, Huỳnh Lập, Quang Trung, Hạnh Thảo,… không ít qua các bộ phim, các chương trình kịch sân khấu, tôi có thể khẳng định nếu muốn họ “diễn như không diễn”, “thật như ngoài đời” không phải quá khả năng. Dàn diễn viên thực lực của “Pháp sư mù” đủ tầm để làm được điều đó. Thế vì sao “Pháp sư mù” vẫn mang chút hương vị của “kịch” dù có những đoạn rất “đời”.
Dù dư sức diễn “thật như đời” ở mọi hoàn cảnh, thế nhưng “cường điệu” cũng là một phần trong bản chất của “linh dị”.
Điều này thì lại phải bàn về bản chất của “linh dị” pha chút hài hước, đó chính là sự “cường điệu” trong diễn xuất, một sự sắp đặt có chủ ý chứ không phải do thực lực diễn viên hay do sự “non tay” trong việc viết lời thoại. “Chuyên gia bắt ma” của Châu Tinh Trì cũng rất kịch, trong khi anh ta hoàn toàn có khả năng diễn vô cùng tự nhiên. Một kịch bản đậm màu kỳ bí thì tất nhiên phải có những câu thoại “kịch”. Cứ thử tự mình nói ra câu “Hỡi những thiện hồn thiện vong,…”, đố ai lại nói được câu thoại ấy một cách “đời”. Sự “cường điệu” xen lẫn “đời thường” là bản chất của “linh dị”, cũng là linh hồn của thể loại phim này, mà nếu không như thế, sẽ không ra được đúng cái chất linh dị.
Tôi đã không rời mắt một giây nào của bộ phim, kể cả phần After Credit vì tôi tin rằng, với cá tính của Huỳnh Lập, anh ta sẽ không để bất cứ giây nào trong phim của mình trôi qua một cách vô nghĩa. Để trông chờ “Pháp sư mù” là một bộ kinh dị khiến người ta hồi hộp hay một bộ phim hành động kịch tính, một bộ phim có cái kết bất ngờ thì không phải.
Đối với cá nhân tôi, tôi cho rằng “Pháp sư mù” là một “bản hòa nhạc” hội tụ đủ mọi yếu tố cần có của dòng phim linh dị, nhưng lại được biến tấu đậm chất Việt Nam. Và “nhạc trưởng” Huỳnh Lập đã vô cùng thành công khi lồng ghép mượt mà cả sự hài hước, sự nhân văn, những yếu tố tâm linh, khoa học vào cùng một tác phẩm.
Cuối cùng, sự thông minh của Huỳnh Lập được thể hiện rõ nhất ở việc anh ta bỏ ngỏ câu hỏi “tâm linh có thật hay không?” nhưng vẫn cho mọi người một câu khẳng định ngầm về việc tồn tại đâu đó cái thế giới kỳ dị mà không phải ai cũng biết và tin vào.
Trailer pháp sư mù
Theo yeah1
'Pháp sư mù' Huỳnh Lập bật mí Châu Tinh Trì là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất với mình trong phong cách nghệ thuật
Nam diễn viên chia sẻ về cảm xúc khi được nhận xét là tiểu Châu Tinh Trì của Việt Nam, đồng thời trải lòng về những ảnh hưởng của Tinh Gia lên phong cách diễn xuất và con đường theo đuổi nghệ thuật của mình.
Với phong cách diễn xuất hài hước, gần gũi cùng với cá tính "đậm chất miền Tây", thời gian gần đây, Huỳnh Lập ngày càng nhận được nhiều sự chú ý và yêu mến của khán giả. Thậm chí trên một số diễn đàn, không ít người ưu ái gọi anh chàng với cái tên "tiểu Châu Tinh Trì" của Việt Nam, đặc biệt sau khi Huỳnh Lập trở lại với dự án phim điện ảnh Ai chết giơ tay: Pháp sư mù.
'Pháp sư mù' Huỳnh Lập bật mí về người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong phong cách nghệ thuật
Nghe được những nhận xét đó về mình, Huỳnh Lập không khỏi tỏ ra vô cùng vui mừng, thích thú. Nam diễn viên chia sẻ: "Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã rất mê xem phim của Châu Tinh Trì. Hầu như tất cả các tác phẩm của Tinh Gia tôi đều tìm xem cho bằng được. Có lẽ cũng vì vậy mà ít nhiều tư duy của tôi trong nghệ thuật cũng bị ảnh hưởng bởi phong cách của Châu Tinh Trì. Nếu có ai đó gọi tôi là "Tiểu Châu Tinh Trì" thì đương nhiên, tôi sẽ rất vui vì được ưu ái so sánh với một tượng đài trong lòng của biết bao nhiêu thế hệ yêu thích phim hài.
Huỳnh Lập thừa nhận Châu Tinh Trì là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới mình trong phong cách nghệ thuật.
Tự bản thân tôi thấy mình đã học hỏi được ở Châu Tinh Trì rất nhiều trong cách xử lý các tình huống, từ hài hước cho đến bi kịch. Ông là người rất giỏi việc trong việc tạo "tiếng cười trong nước mắt" rồi dẫn dắt cảm xúc khán giả theo ý mình muốn một cách tuyệt vời, lắm chiêu trò nhưng đích đến cuối cùng bao giờ cũng là tình người và những giá trị nhân văn" - Huỳnh Lập cho biết.
Bên cạnh đó, anh chàng còn tâm sự rằng mình học được ở Tinh Gia cách truyền tải tâm tư, câu chuyện cá nhân thành một vấn đề đại chúng, biến khổ đau thành những niềm tin tích cực. Tuy nhiên, giữa phong cách nghệ thuật của 2 người vẫn có điều khác biệt:" Điểm khác biệt lớn nhất là tôi chưa bao giờ làm được những điều vĩ mô như Châu Tinh Trì đã từng làm cho khán giả, cho cả thế giới. Thực sự, tôi không dám mơ quá cao, quá xa, nhưng để học đươc một phần ít tư duy làm phim từ ông, thì đó cũng là một bài học làm nghệ thuật giá trị".
Huỳnh Lập cũng cho biết thêm, ngay từ khi bước chân vào con đường làm nghệ thuật, giải trí, việc trở thành một nghệ sĩ đa năng luôn là mục tiêu lớn của anh. Huỳnh Lập luôn muốn học hỏi thêm, nghiên cứu thêm và trải nghiệm thêm những cái mới để trau dồi kiến thức cho bản thân mình.
"Nếu mọi người có để ý thì từ rất lâu, khi còn làm những sản phẩm nhỏ lẻ, tôi cũng đã tự làm sản xuất, biên kịch, đạo diễn kiêm luôn diễn viên. Có thể vì bản thân có tính cầu toàn nên tôi thường bắt mình phải biết nhiều thứ để có thể dễ dàng thực hiện mọi điều theo ý muốn. Tuy là có hơi... ôm đồm nhưng tôi lại thích vì mình có thể thỏa sức sáng tạo. Và mình không dám chắc tương lai mình sẽ như thế nào nên cứ học đi, không làm được nghề này thì mình vẫn có thể sống bằng nghề khác ", Huỳnh Lập chia sẻ.
Theo Huỳnh Lập, một trong những điểm khá tương đồng giữa phong cách của anh chàng và Châu Tinh Trì là việc hướng đến những giá trị nhân văn, nét văn hóa và những điều đôi khi có vẻ ngoài gai góc, xù xì nhưng lại chứa đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Khi được hỏi liệu có khi nào Huỳnh Lập "tủi thân" vì ít khi nào mình có dịp được xuất hiện lung linh, hào nhoáng trước mặt khán giả như nhiều nghệ sĩ "soái ca" khác, anh cho biết: "Đã là nghệ thuật, thì nó không có đúng hay sai. Mà nó là phù hợp hay không phù hợp. Mỗi một người sẽ có một cảm nhận nghệ thuật khác nhau, có người chọn hài thâm thuý, có người chuộng hài ngoại hình, cái nào cũng vì mục đích hướng đến khán giả, miễn sao không phản cảm, không lố bịch, không gượng ép, không gây khó chịu ức chế cho người xem là được. Làm xấu bản thân để mang tiếng cười cho công chúng cũng cần phải có tư duy, kỹ năng, nghệ thuật, sự tinh tế chứ không phải cứ muốn là được".
Tự nhận mình là người sống hướng nội, Huỳnh Lập rất chú trọng vào những gì mang tính văn hóa dân tộc. Có lẽ chính vì vậy mà anh luôn chú trọng vào việc giữ gìn nét đẹp văn hóa, lối sống cho đến kiến trúc nhỏ nhặt trong các tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, anh cũng sống dựa trên niềm tin của tâm linh nhân quả, thỏa sức sáng tạo nghệ thuật về những yếu tố tâm linh một cách tích cực và nhiều màu sắc.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là bộ phim điện ảnh Ai chết giơ tay: Pháp sư mù do Huỳnh Lập sản xuất sẽ chính thức ra rạp. Được biết, đây là tác phẩm tinh tế khai thác những yếu tố linh - dị, đồng thời chứa đựng câu chuyện xúc động, đậm chất nhân văn. Huỳnh Lập hy vọng rằng bộ phim này sẽ là một bước đà thuận lợi nữa giúp mình có thể tiếp tục có thêm nhiệt huyết để cống hiến nhiều hơn cho khán giả trên con đường nghệ thuật sắp tới.
Trailer Ai chết giơ tay: Pháp sư mù
Phim điện ảnh Ai chết giơ tay: Pháp sư mù dự kiến ra rạp vào ngày 8/11/2019.
Theo saostar
Tiêu Chiến tiết lộ sợ đóng cảnh đối thoại với Dương Tử, nhân viên phim trường nói: 'Anh ấy đi toilet cũng cố gắng học thoại' Tiêu Chiến và Dương Tử hiện đang gây chú ý từ khi Dư sinh xin chỉ giáo nhiều hơn được tuyên truyền. Một nam chính nổi trong phim web-drama, một nữ chính bạo hồng sau phim mùa hè đã làm nên một cặp đôi thú vị làm nhiều người trông chờ. Hiện tại phim truyền hình Dư sinh xin chỉ giáo nhiều hơn...