Ai Cập xuất hiện 4 biến chủng nCoV triệu chứng khác nhau
Bốn biến chủng nCoV mới được Ai Cập phát hiện khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, tâm trạng bất ổn, gặp vấn đề hô hấp, đặc biệt là không gây sốt.
Ayman al-Sayed Salem, Trưởng Khoa Lồng ngực, Bệnh viện Qasr al-Ainy, Đại học Cairo, đưa ra tuyên bố hôm 2/1. Ông cho biết tình trạng suy kiệt cơ thể cũng làm tăng các cơn buồn ngủ ở bệnh nhân nhiễm chủng nCoV mới. Đặc biệt, những bệnh nhân này không sốt, trong khi đây vốn là triệu chứng thường gặp của Covid-19.
Kết quả này được bác sĩ khảo sát dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong đợt bùng phát thứ hai ở Ai Cập và khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo bác sĩ Salem, kích thước của nCoV quyết định mức độ nghiêm trọng và phức tạp của các triệu chứng bệnh.
“Do đó, xây dựng hệ thống miễn dịch cho cơ thể rất quan trọng. Chúng ta nên uống nhiều nước, ngủ đủ giấc”, ông gợi ý.
Từ khi Covid-19 bùng phát, phương pháp điều trị của Ai Cập là sử dụng huyết tương, kháng thể, các thuốc chống viêm.
Mới đây, Ủy ban Khoa học Chống Covid-19 của Bộ Y tế nước này công bố phác đồ điều trị mới, sau khi hiểu rõ hơn về các biến chủng virus. Đây là lần thứ tư Bộ cập nhật phác đồ điều trị từ khi dịch bệnh bùng phát.
Video đang HOT
Một số thuốc mới được bổ sung gồm thuốc kháng virus, chống sốt rét, thuốc kháng sinh, thuốc kích thích miễn dịch. Bác sĩ đưa ra phương án điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh, ông Salem cho biết.
Nhân viên y tế Ai Cập thu thập mẫu xét nghiệm nCoV của người dân. Ảnh: AFP
Bộ Y tế Ai Cập cũng yêu cầu phân loại các ca nhiễm, đảm bảo bệnh nhân phục hồi nhanh chóng từ 7 đến 10 ngày.
Salem cảnh báo người dân cần tuân thủ các hướng dẫn y tế phòng virus, không làm gia tăng cuộc khủng hoảng y tế.
Trong bối cảnh các biến chủng nCoV mới xuất hiện, lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, Ai Cập đang thực hiện những bước đầu chống lại dịch bệnh. Hôm 3/1, nước này phê duyệt vaccine Sinopharm của Trung Quốc, dự kiến bắt đầu kế hoạch tiêm chủng cuối tháng 1, theo Bộ trưởng Y tế Hala Zayed. Trước đó vào đầu tháng 12, Ai Cập đã nhận những lô vaccine đầu tiên.
Tính tới ngày 4/1, Ai Cập ghi nhận 142.187 ca nhiễm, ít nhất 7.805 ca tử vong, là quốc gia chịu ảnh hưởng thứ tư tại châu Phi, sau Nam Phi, Morocco và Tunisia.
Giới chức Anh hôm 14/12 công bố phát hiện biến chủng nCoV mới mang tên B.1.1.7, với hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc và có khả năng lây nhiễm cao hơn 70%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói chưa có bằng chứng cho thấy B.1.1.7 gây tử vong nhiều hơn các chủng trước đó.
Nhiều quốc gia đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng nCoV như Pháp, Canada, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Singapore, Hàn Quốc… Hơn 50 quốc gia đã cấm mọi chuyến bay hoặc siết chặt kiểm soát hành khách từ Anh nhằm hạn chế sự lây lan của chủng nCoV này.
Trưa 2/1, Việt Nam cũng ghi nhận một trường hợp mắc đồng thời hai biến chủng gây lây lan nhanh. Bệnh nhân là ca nhiễm nhập cảnh cách ly ngay sau khi về từ Anh, nên không có khả năng lây nhiễm cộng đồng, theo chuyên gia y tế đánh giá.
Chuyên gia Anh cảnh báo nCoV sẽ tồn tại mãi mãi
Một chuyên gia tư vấn cho chính phủ Anh nhận định nCoV sẽ "tồn tại mãi mãi ở dạng này hay dạng khác".
Vì thế, theo Mark Walport, thành viên tổ Tư vấn Khoa học cho các Tình huống khẩn cấp của Anh (SAGE), người dân cần được tiêm chủng đều đặn.
Bình luận của Walport được đưa ra sau khi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 21/8 bày tỏ hy vọng rằng Covid-19 sẽ kết thúc trong vòng hai năm nữa, giống như đại dịch cúm Tây Ban Nha, kéo dài từ tháng 2/1918 đến tháng 4/1920.
Người dân đeo khẩu trang để ngăn Covid-19 trên đường phố thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 20/8. Ảnh: Reuters.
Walport cho biết mật độ dân số dày đặc cũng như việc đi lại nhiều hơn đồng nghĩa với việc virus dễ dàng lây lan hơn. Mặt khác, dân số thế giới hiện nay cũng lớn hơn nhiều so với năm 1918.
Trả lời phỏng vấn chương trình "Today" của đài BBC, Walport nhấn mạnh để kiểm soát dịch bệnh "tiêm chủng toàn cầu" là yêu cầu bắt buộc, nhưng nCoV không giống như thủy đậu, căn bệnh có thể được xóa sổ nhờ vaccine.
"Đây là loại virus sẽ tồn tại mãi mãi với chúng ta, chỉ là ở dạng này hay dạng khác, và gần như chắc chắn rằng chúng ta sẽ phải tiêm phòng nhiều lần", ông nói thêm. "Vì vậy, giống như bệnh cúm, mọi người sẽ cần tiêm chủng định kỳ".
Walport đồng thời cảnh báo nCoV có khả năng sẽ lại "bùng phát", nhưng cho biết hiện nay, chính phủ các nước có thể sử dụng những biện pháp kiểm soát hướng mục tiêu hơn thay vì phong tỏa đại trà.
Covid-19 đã xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 23 triệu người nhiễm và gần 808.000 người tử vong. Sóng lây nhiễm mới đang bùng phát trở lại tại nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Italy...
Châu Âu lại hỗn loạn đối phó đợt bùng phát Covid-19 mới 32 Hàn Quốc tái áp đặt giãn cách xã hội Người Mỹ xin 'bùa hộ mệnh' quốc tịch ngoại giữa đại dịch 35
Đối mặt tiền phạt 750.000 USD vì vi phạm kiểm dịch Một người đàn ông Mỹ đối mặt khoản tiền phạt hàng trăm nghìn USD hoặc 6 tháng tù vì cáo buộc vi phạm luật kiểm dịch ở Canada. John Pennington, 40 tuổi, bị phạt lần đầu hôm 25/6, sau khi Lực lượng Tuần tra Biên phòng (RCMP) ở thị trấn Banff, tỉnh Alberta, Canada, nhận được tin báo về một người đàn ông...