Ai Cập xét xử cựu Tổng thống Morsi vì tội gián điệp
Tòa án Ai Cập hôm nay xét xử cựu Tông thông Morsi với cáo buộc làm gián điêp, tiêt lô bí mât quôc gia cho Qatar.
Truyền thông Ai Cập đưa tin: tòa án hình sự Cairo tiếp tục xét xử cựu Tổng thống Morsi và 10 người khác với cáo buộc “làm gián điệp, tiết lộ thông tin bí mật quốc gia cho nhà nước Qatar”.
Cựu Tổng thống Morsi. Ảnh: al Jazeera.
Phiên tòa xét xử diễn ra từ ngày hôm qua (9/8). Tuy nhiên, thẩm phán Mohammed Shereen Fahmi đã hoãn phiên tòa sang ngày hôm nay để có thêm thời gian lắng nghe các nhân chứng và thảo luận về các bằng chứng một cách chi tiết hơn.
Khác với các phiên tòa trước đó, tại phiên tòa này phía tòa án cho phép gia đình các bị cáo tham dự. Bắt đầu phiên xét xử, đại diện phía công tố cho biết tình trạng sức khỏe của cựu Tổng thống Morsi và các bị cáo còn lại hoàn toàn bình thường. Trước đó, có rất nhiều nguồn tin cho rằng họ đã bị đầu độc hay sức khỏe yếu do tuyệt thực…
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Morsi từng đối mặt với các cáo buộc làm gián điệp, tiết lộ bí mật quốc gia cho Qatar tại 5 phiên tòa xét xử trước đó.
Ông từng bị xét xử với mức án cao nhất là 20 năm tù với các tội danh trên. Tuy nhiên, luật sư của ông đã bác bỏ các phán quyết của tòa án và yêu cầu phía tòa án cung cấp thêm các bằng chứng thuyết phục và xét xử lại./.
Đinh Nam Theo Alhayat
Theo_VOV
"Hạ màn": Đại tham quan Chu Vĩnh Khang nhận án chung thân
Kết thúc phiên tòa bí mật ngày 9-6 xử các tội danh hối lộ, tiết lộ bí mật quốc gia và lạm dụng quyền lực, tòa án Trung Quốc vừa kết án tù chung thân cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang.
Theo báo chí nước này đưa tin, ông Chu Vĩnh Khang, tâm điểm của vụ bê bối cấp cao chấn động Trung Quốc từ trước đến nay, đã thừa nhận các cáo buộc và chấp nhận không kháng án. Tân Hoa Xã dẫn lời ông tại phiên tòa: "Tôi xin chấp nhận các cáo buộc của tòa, giờ đây sự thật đã được phơi bày, tội xin thừa nhận tội lỗi của mình và vô cùng hối hận."
Các tội lỗi của ông Chu Vĩnh Khang kéo dài qua nhiều thập niên, khi còn là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) đến khi trở thành ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm 2007.
Ông Chu Vĩnh Khang, tâm điểm của vụ án tham nhũng lớn nhất chính trường Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Khi ông nắm quyền lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Hành pháp, bộ máy an ninh được mở rộng mạnh mẽ và ngốn lượng ngân sách lớn hơn cả ngân sách chi tiêu quốc phòng, gây nên nhiều bất đồng trong nước.
Nhiều nhà hành pháp và luật sư trong nước cũng cho rằng Chu Vĩnh Khang có dính líu đến nhiều vụ lạm dụng quyền hành pháp để vươn lên thành một trong những nhân vật quyền lực và nhiều tranh cãi nhất trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
ÔngTập Cận Bình quyết tâm "đả hổ", truy tố tham nhũng các cán bộ cấp cao trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Quyết định khởi tố Chu Vĩnh Khang đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng ở những cấp cao nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vụ án cũng phá vỡ luật bất thành văn rằng các thành viên của Bộ Chính trị là bất khả xâm phạm dù đã nghỉ hưu.
Đồng sự cũ của ông, cựu lãnh đạo CNPC Tưởng Khiết Mẫn, cũng đang bị Chính phủ Trung Quốc điều tra với các cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Minh Trường
Theo_PLO
Nga cấm tiết lộ bí mật về binh sỹ hy sinh ở thời bình Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký một nghị định, coi những hy sinh của binh sĩ Nga trong các &'chiến dịch đặc biệt' ở thời bình là bí mật quốc gia. Trước đó, Nga chỉ liệt kê thương vong của quân đội trong thời chiến là bí mật quốc gia. Theo luật của Liên bang Nga về bí mật quốc gia, việc...