Ai Cập và Saudi Arabia muốn mua tàu chiến Mistral của Pháp
Tờ Le Monde của Pháp hôm nay cho biết (8/8), Ai Cập và Saudi Arabia sẵn sàng mua hai tàu chiến Mistral của Pháp.
Hợp đồng mua bán mới này là nằm trong khuôn khổ việc thành lập một lực lượng quân sự Arab chung.
Tàu chiến Mistral. (Ảnh: Defenseindustrydaily)
Trước đó, Pháp đã từ chối giao 2 tàu Mistral đã đóng xong cho Nga vì lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt sau khi Nga sát nhập vào lãnh thổ nước này, cũng như vai trò của Nga đối với cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.
Theo nguồn tin, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 6/8 tuyên bố, nước này không gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc tìm kiếm khách hàng mới, Ai Cập và Saudi Arabia đã trở thành những đối tác tiềm năng muốn mua lại hai tàu chiến Mistral.
Video đang HOT
Tới Ai Cập để dự lễ khánh thành mở rộng kênh đào Suez, Tổng thống Pháp Hollande đã tận dụng chuyến thăm để ký các hợp đồng mới với Ai Cập, trong đó có hợp đồng bán hai tàu quân sự của Pháp.
Hồi đầu năm, Pháp và Ai Cập cũng đã đạt được hợp đồng mua bán 24 máy bay Rafale và một tàu chiến.
Theo một nguồn tin ngoại giao Pháp, ngoài Ai Cập, Saudi Arabia cũng rất quan tâm tới tàu chiến Mistral. Trên thực tế, Quốc vương Saudi Arabia Sanman và Tổng thống Pháp Hollande ngày 30/7 đã ký tại thủ đô Cairo, Ai Cập, một thỏa thuận hợp tác an ninh và kinh tế, trong đó đề cập khả năng thành lập một lực lượng Arab chung. Hai tàu chiến Mistral, có khả năng vận chuyển 1.000 người cùng các xe thiết giáp và máy bay trực thăng có thể là một trong những trang thiết bị của lực lượng này.
Theo tờ Le Monde, Canada và Singapore cũng nằm trong danh sách “những khách hàng tiềm năng”./.
Theo Thu Hoài/VOV-Trung tâm Tin/ AFP
Ai Cập mở nhánh kênh đào Suez mới trị giá 8,5 tỷ USD
Giữa tuần qua, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã chính thức tuyên bố khánh thành và thông tàu dự án mở rộng kênh đào Suez, trị giá 8,5 tỷ USD, trong một động thái được tin giúp củng cố uy tín của chính quyền quân sự.
Máy bay nhào lộn trình diễn trong ngày khánh thành kênh đào Suez mở rộng (Ảnh: AFP)
Theo BBC, dự án này bao gồm việc nạo vét tuyến đường thủy chính của kênh đào Suez, đồng thời mở một tuyến kênh mới dài 35km, song song với tuyến kênh hiện hữu.
Tại lễ khánh thành, Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi đã mời các nguyên thủ quốc gia khách mời lên một chiếc du thuyền lịch sử El-Mahrousa để đi dạo trên tuyến kênh mới, trong lúc các chiến đấu cơ bay trên đầu. Đây chính là du thuyền đầu tiên đi qua kênh đào Suez khi đoạn kênh này được xây dựng năm 1869.
Dự án nhằm tăng lượng tàu qua lại trên tuyến kênh này. Tới dự lễ khánh thành có Tổng thống Pháp Francois Hollande, thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, quốc vương Jordan cùng nhiều nguyên thủ khác.
Truyền thông Ai Cập khẳng định dự án mở rộng dòng kênh là một chiến thắng của đất nước, một bước ngoặt sau nhiều năm bất ổn.
"Người Ai Cập đã có những nỗ lực khổng lồ để trao cho thế giới món quà của sự phát triển, xây dựng và khai hóa", ông Sisi khẳng định. Người Ai Cập đã "chứng tỏ khả năng làm nên lịch sử một cách hiệu quả và bật nhảy vào tương lai vì sự thịnh vượng của nhân loại".
Theo tờ The Economist, dự án được hoàn thành "thần tốc", trong thời gian chỉ 1 năm, bằng 1/3 so với dự kiến 3 năm của các kỹ sư trước đó.
Chính phủ Ai Cập khẳng định, dự án này hoàn toàn do các nhà đầu tư trong nước góp vốn, và sẽ giúp tăng gấp đôi doanh thu của kênh Suez lên mức 13,2 tỷ USD vào năm 2023
Thanh Tùng
Theo Dantri/BBC, Economist
Ấn Độ, Brazil hoặc Việt Nam sẽ mua tàu Mistral Sau khi phía Pháp tuyên bố rằng tàu trực thăng lớp Mistral của nước này đang "đắt khách", một chuyên gia quốc phòng của Nga cho rằng các quốc gia như Ấn Độ, Brazil và Việt Nam có khả năng sẽ thế chỗ Moskva mua chiếc tàu này. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết có nhiều đối tác đang...