Ai Cập tổ chức triển lãm kỷ niệm 150 năm kênh đào Suez
Kênh đào Suez dài 190km, là một trong những hải trình quan trọng nhất trên thế giới do con người tạo ra, nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ, giảm bớt được 7.000km hành trình qua lại giữa Ấn Độ với châu Âu.
Công chúng tham quan các hiện vật tại triển lãm. (Nguồn: Tân hoa xã)
Bộ Khảo cổ Ai Cập đã mở một cuộc triển lãm trưng bày bộ sưu tập đồ tạo tác nhân kỷ niệm 150 ngày khai trương kênh đào Suez – kênh giao thông quốc tế quan trọng nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez.
Cuộc triển lãm diễn ra tại Bảo tàng và Cung điện Manial ở thủ đô Cairo, gồm nhiều vật dụng từ thời Vua Mohamed Said Pasha, người đã cho phép xây kênh đào này, đến thời Vua Khedive Ismail, người đã khai trương kênh đào cho giao thông đường thủy.
Giám đốc Bảo tàng và Cung điện Manial, ông Wala al-Dun Badawi cho biết: “Triển lãm này nhằm kỷ niệm 150 năm ngày khai trương kênh đào Suez, ngày 17/11/1869, và cung cấp cho mọi người thêm thông tin và câu chuyện về kênh đào này trong suốt chiều dài lịch sử.”
Theo ông Badawi, trong số các hiện vật nổi bật nhất được trưng bày, có bộ sưu tập đồng tiền xu đánh dấu ngày khai trương kênh đào, và một bộ cốc có tên và hình ảnh của nhà vua Khedive Ismail.
Video đang HOT
Ngoài ra, một bức họa quý hiếm vẽ vua Khedive Ismail với Hoàng Thái tử Mohamed Tawfiq đứng trước một bức tượng nhà sáng lập nước Ai Cập hiện đại Muhammad Ali Pasha, cũng được trưng bày tại triễn lãm.
Triển lãm còn trưng bày một loạt tranh sơn dầu quý hiếm, một trong những công trình nghệ thuật nổi bật nhất của một danh họa nổi tiếng người Pháp, vẽ cảnh khai trương kênh đào.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày 18/11, người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh Suez (SCA), Osama Rabie cho biết SCA đang nỗ lực biến công trình hành chính cũ của một cơ quan chính phủ thành một viện bảo tàng toàn cầu, nơi sẽ lưu giữ các đồ khảo cổ có từ thời đào con kênh đặc biệt này.
Theo ông Rabie, bảo tàng sẽ mở cửa đến nửa đầu năm 2020.
Kênh đào Suez dài 190km, là một tuyến đường trên biển do con người tạo ra, nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
Kênh được mở cho lưu thông đường thủy sau 10 năm xây dựng. Đây là một trong những hải trình quan trọng nhất trên thế giới, cho phép tàu bè qua lại giữa châu Âu và Nam Á mà không phải đi vòng qua châu Phi, nhờ vậy giảm bớt 7.000km hành trình qua lại giữa Ấn Độ với châu Âu.
Tháng 8/2015, Ai Cập đã mở một hải trình mới dài 35km dọc kênh Suez ban đầu, cộng thêm 37km mở rộng và sâu ở một số phần của kênh.
Hải trình nhân tạo mới là một phần của dự án lớn hơn nhằm mở rộng cảng Suez và các cầu cảng cho tàu thuyền và xây dựng các khu công nghiệp lớn, nhằm tăng vị thế quốc tế của Ai Cập, hướng tới mục đích xây dựng quốc gia này thành một “cái rốn” thương mại trọng điểm.
Đối với nhiều người Ai Cập, kênh Suez là một trong những công trình vĩ đại mà Ai Cập đã dành cho nhân loại thế giới trong suốt chiều dài lịch sử./.
Bích Liên
Theo vietnamplus.vn
Hé lộ bí ẩn hàng triệu xác ướp chim trong lăng mộ Ai Cập
Một số lượng đáng kinh ngạc loài chim thiêng đã bị người Ai Cập cổ đại giết để ướp xác tế thần Thoth - một vị thần ma thuật và trí tuệ, được miêu tả có cơ thể người và cái đầu có mỏ dài của loài chim...
Sự "giết chóc" này diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 650 đến 250 trước Công nguyên. Và các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng triệu lễ vật vàng mã này trong các nghĩa trang của người Ai Cập cổ đại, nơi các xác ướp chim bị "giam giữ".
Hình ảnh mô tả trong cuốn sách Books of the Dead (Bảo tàng Ai Cập).
Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 13-11 trên tạp chí Plos One, các nhà khoa học cho rằng người Ai Cập cổ đại đã bắt giữ, thuần hóa tạm thời các loài chim hoang dã để ướp xác chúng trong các nghi lễ thời cổ đại.
Một số mẫu xác ướp tìm thấy trong lăng mộ Ai Cập.
Trong nhiều hầm mộ của Ai Cập có chứa xác ướp những đàn chim, đặc biệt là những loài chim được cho là có ý nghĩa thiêng liêng của châu Phi. Những xác ướp này được đựng trong các lọ nhỏ, quan tài bé và xếp chồng lên nhau.
Một nhà khảo cổ đang nghiên cứu xác ướp chim.
Với số lượng đã thu được lên đến cả triệu xác ướp chim, các học giả nghiên cứu từ lâu đã đưa ra giả thiết rằng người Ai Cập phải nuôi các loài chim như một thú nuôi được thuần dưỡng để đáp ứng nhu cầu ướp xác của mình.
V.Cường
Theo theguardian
Phó Chủ tịch ECB kêu gọi mở rộng bộ công cụ chính sách tiền tệ Phó Chủ tịch ECB Luis De Guindos cho rằng bộ công cụ chính sách tiền tệ cần được mở rộng theo nghĩa ECB cần làm nhiều hơn là một chính sách tiền tệ thông thường. Đồng euro tại Lille, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN) ECB cần mở rộng bộ công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo bộ công cụ này tiếp tục hoạt...