Ai Cập tiêu diệt kẻ tuyên bố bắn rơi máy bay Nga
Cảnh sát Ai Cập tuyên bố đã tiêu diệt kẻ đứng ra nhận trách nhiệm bắn rơi máy bay Nga.
Reuters cho biết, thủ lĩnh IS chi nhánh ở bán đảo Sinai (Ai Cập) Ashraf Ali al-Gharably, kẻ mới đây lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ bắn rơi máy bay chở khách Nga hôm 31/10, đã chết trong một cuộc đọ súng với lực lượng cảnh sát Ai Cập trong khu phố El-Marg thuộc đông bắc thủ đô Cairo.
Theo đó, cảnh sát đã phát hiện ra thủ lĩnh IS đang bỏ trốn trên một chiếc xe và đã bắn chết khi tên này dùng súng chống trả.
“Ashraf Ali al-Gharably đã phát hiện ra sự hiện diện của lực lượng cảnh sát và đã cố gắng chống trả trên đường chạy trốn. Cảnh sát đã buộc phải nổ súng để bắn hạ nghi phạm”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết.
Nhóm thánh chiến Ansar al-Bait Maqdis tại Sinai, Ai Cập.
Ashraf Ali al-Gharably là thủ lĩnh cấp cao thuộc nhóm thánh chiến Ansar al-Bait Maqdis tại tỉnh Sinai. Tổ chức này đã thề trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS) và Thủ lĩnh Ashraf nằm trong danh sách đen những tội phạm nguy hiểm nhất Ai Cập.
Hiện tại phía Nga chưa có phản ứng gì về các thông tin từ phía Ai Cập. Việc tiêu diệt được một tên khủng bố một cách dễ dàng như vậy quả là chưa có tiền lệ.
Trong khi đó, tình tiết mới liên quan đến cuộc điều tra vụ máy bay Nga rơi tại bán đảo Sinai, Ai Cập khiến toàn bộ 234 người thiệt mạng mới được truyền thông Nga cung cấp.
Trang mạng Lifenews (Nga) đưa tin, lỗ thủng được phát hiện nằm ngay dưới đuôi máy bay Airbus A321-200. Phát hiện này có thể là cơ sở củng cố lời nhận định rằng máy bay Nga đã nổ tung ngay trên không.
Hiện chưa xác định thấy dấu vết của chất nổ còn sót lại xung quanh lỗ thủng. Cũng theo các nhà điều tra, có khả năng máy bay gặp nạn do đánh bom từ bên trong hoặc khung máy bay bị gãy đột ngột do sự xuống cấp của kết cấu kim loại.
Tuy vậy, dữ liệu phân tích từ hộp đen lại không cho thấy dấu hiệu của một vụ nổ bom hay gãy khung máy bay, Lifenews cũng cho biết.
Video đang HOT
Các nhà điều tra đã đem lỗ thủng này đi phân tích và lấy mẫu xét nghiệm hóa học.
Isarel cho rằng máy bay Nga chính xác bị khủng bố tấn công.
Trước đó, một quan chức Ai Cập giấu tên tiết lộ về tiếng ồn bất thường ghi nhận ở giây cuối cùng trước khi máy bay Nga gặp nạn. Âm thanh này có thể xuất phát từ một vụ nổ bên trong máy bay.
Các chuyên gia cũng nhận định, sự cố diễn ra quá nhanh khiến phi công không kịp bật tín hiệu cấp cứu và cáp dữ liệu dẫn đến hộp đen cũng đứt đột ngột.
Lời trọng lượng từ Israel
Một thông tin liên quan nữa từ Bộ trưởng Quốc phòng Irael Moshe Yaalon cho rằng cuộc tấn công khủng bố là giả thuyết sát đúng nhất trong vụ máy bay A321 của Nga rơi tại bán đảo Sinai, theo Reuters.
“Xuất phát từ những thông tin chúng tôi có được, có thể khẳng định xác suất lớn nhất gây nên thảm họa cho hàng không Nga vừa qua là một cuộc tấn công khủng bố” – Ông Moshe Yaalon tuyên bố.
Hãng truyền thông CNN, (Mỹ) ngày 8/11 dẫn lời giới chức Mỹ cho biết chính tình báo Israel đã bắt được liên lạc giữa các thành viên của tổ chức khủng bố IS về vụ rơi máy bay Nga.
Sau khi nghe lén được các cuộc gọi của các nhóm khủng bố IS ở Ai Cập gọi cho IS ở Syria nói về vụ đặt bom trên máy bay Nga, Israel đã chia sẻ các thông tin tình báo này cho Mỹ và Anh theo chính sách “chia sẻ có chọn lọc”. Thông tin chi tiết về các liên lạc này không được tiết lộ.
Đông Phong(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Khủng bố có thể tuồn bom lên máy bay Nga như thế nào
Bom của các phần tử khủng bố khó có thể lọt qua hệ thống soi chiếu để tuồn lên máy bay nếu không có sự tiếp tay của nội gián.
An ninh Ai Cập kiểm tra hộ chiếu hành khách tại sân bay Sharm el-Sheikh. Ảnh: AP
Cơ quan tình báo các nước phương Tây và cả các điều tra viên Ai Cập đang ngày càng nghiêng về giả thuyết chiếc máy bay Airbus A-321 của Nga đã bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) gài bom, khiến máy bay rơi ở Ai Cập, làm 224 người thiệt mạng.
Các chuyên gia hàng không quốc tế đều cho rằng nếu giả thuyết này được chứng minh là đúng, các phần tử khủng bố chắc chắn phải có nội gián tại sân bay Sharm el-Sheikh của Ai Cập, bởi hệ thống kiểm tra an ninh và hành lý tại hầu hết các sân bay hoạt động rất hiệu quả và khó có kẽ hở để phiến quân lợi dụng, theo AFP.
Mua chuộc và khống chế
Theo ông Sebastien Caron, Giám đốc điều hành công ty Tư vấn an toàn hàng không ASCT, để có thể lọt qua được các hệ thống kiểm tra an ninh và máy quét hành lý tại sân bay, các phần tử khủng bố trước tiên sẽ tìm cách mua chuộc hoặc khống chế nhân viên phụ trách kiểm tra và bốc xếp hành lý.
Theo đó, chúng sẽ dùng các khoản tiền hậu hĩnh để nhờ các nhân viên sân bay chuyển lên máy bay những bưu kiện, hàng hóa buôn lậu, trốn thuế bình thường như điện thoại, ngà voi, sừng tê giác... Các nhân viên sân bay này có thể lóa mắt trước khoản thù lao hậu hĩnh và tiếp tay cho tội ác.
Trong trường hợp không mua chuộc được, hoặc các nhân viên vận chuyển hành lý biết đó là các thiết bị nổ phục vụ mục đích giết người và không đồng ý giúp đỡ, bọn khủng bố có thể bắt cóc người thân của họ để khống chế, buộc họ phải làm việc cho chúng.
Khi bị mua chuộc hoặc khống chế, một nhân viên kiểm tra hoặc bốc xếp hành lý hoàn toàn có thể giúp đối tượng tuồn thêm các bưu kiện "bẩn" dưới vỏ bọc là hàng hóa buôn lậu vào các vali hành lý ký gửi, thậm chí là cả vali xách tay để đưa lên máy bay.
Phương tiện được ưu tiên hơn cả cả chính là hành lý ký gửi, bởi hành lý loại này có số lượng lớn và được chuyển xuống khoang chứa ở dưới thân máy bay. Tại đây, công việc chỉ là xếp dỡ đơn thuần và việc tuồn thêm hàng vào sau khi quá trình kiểm tra kết thúc dễ dàng hơn nhiều.
Một con đường khác mà khủng bố có thể tính đến để tuồn bom lên máy bay là mua chuộc và khống chế các nhân viên hậu cần, quét dọn hoặc phục vụ trên máy bay.
Số lượng lớn các vật dụng phục vụ việc ăn uống của hành khách trên mỗi chuyến bay cũng như các thiết bị vệ sinh trên khoang cũng là những đồ vật lý tưởng để bọn khủng bố gài các thiết bị gây nổ mà không bị phát hiện.
Thiết bị an ninh hiện đại
Các chuyên gia phân tích đánh giá rằng con người có thể là kẽ hở duy nhất giúp IS có thể cài được bom lên máy bay Nga, bởi các sân bay hiện đại như Sharm el-Sheik đều được trang bị những hệ thống quét hành lý, dò tìm thuốc nổ hiện đại nhất.
Ông Caron cho biết quy trình kiểm tra an ninh tại hầu hết các sân bay hiện nay rất gắt gao và có hiệu quả cao, đòi hỏi các hành lý ký gửi phải chạy qua một máy quét X-quang tự động. Máy quét tự động này có thể phát hiện 99% các vật dụng hoặc chất liệu có thể cấu thành một thiết bị nổ.
Theo thống kê của Cơ quan an toàn hàng không châu Âu, sau khâu quét X-quang tự động, khoảng 30% số hành lý được các nhân viên an ninh kiểm tra lại khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, trong đó 5% số hành lý được chuyển đến một máy quét khác mạnh hơn.
Du khách đưa hành lý vào hệ thống soi chiếu tự động tại sân bay Sharm el-Sheik. Ảnh: NBCNews
99% trong số này được xác định là an toàn và được đưa trở lại băng chuyền để chuyển vào khoang chứa hành lý. Đối với những hành lý có nghi vấn nghiêm trọng, an ninh sân bay sẽ triệu tập chủ nhân đến một căn phòng đặc biệt, tại đó chủ nhân được yêu cầu tự tay mở hành lý để cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát.
Ông Xavier Tytelman, một chuyên gia an ninh hàng không, tư vấn viên của Trung tâm Chống sợ hãi Máy bay cho rẳng các hệ thống quét X-quang hoạt động với độ tin cậy khá cao. Chính nhờ các hệ thống này, từ năm 1980 đến nay, các phần tử khủng bố hầu như không thể lợi dụng sự sơ hở về kỹ thuật để đưa bom lên máy bay.
Các chuyên gia an ninh cảnh báo rằng dù các thiết bị soi chiếu, giám sát hiện đại đến đâu, chúng đều do con người kiểm soát. Bởi vậy, việc đảm bảo về chất lượng con người đang trở thành vấn đề quan trọng nhất tại các sân bay nhằm ngăn chặn các thảm kịch khủng bố hàng không tái diễn.
Các giả thiết về nguyên nhân máy bay Nga rơi ở Ai Cập. Đồ họa: Việt Chung (Xem hình cỡ lớn)
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Ai Cập tiêu diệt thủ lĩnh nhóm IS tuyên bố bắn hạ máy bay Nga Cảnh sát Ai Cập hôm nay tiêu diệt một thủ lĩnh địa phương của chi nhánh Nhà nước Hồi giáo trên bán đảo Sinai, nhóm từng tuyên bố bắn rơi chiếc máy bay chở khách Nga hơn một tuần trước. Các thành viên nhóm Wilayat Sinai tấn công vào một xe bọc thép của quân đội Ai Cập. Ảnh: Telegraph Ashraf Ali al-Gharably...