Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Hạ viện Ai Cập ngày 17/11 đã thông qua về nguyên tắc đạo luật đầu tiên của nước này để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến người tị nạn và người xin tị nạn.
Người dân sơ tán khỏi Sudan tới cửa khẩu Argeen, Ai Cập, ngày 27/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Dự thảo luật mới này hướng tới mục tiêu điều chỉnh các chính sách tị nạn của Ai Cập với các thỏa thuận quốc tế mà Cairo đã phê chuẩn, đặc biệt là Công ước về người tị nạn năm 1951. Theo luật mới nêu trên, Ủy ban thường trực về các vấn đề tị nạn ( PCRA), do Thủ tướng Ai Cập chỉ đạo, sẽ được thành lập để xử lý tất cả các vấn đề tị nạn, bao gồm thu thập và phân tích dữ liệu về số người tị nạn.
PCRA, với trụ sở đặt tại Cairo, sẽ hợp tác với Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ( UNHCR) và các tổ chức quốc tế khác. Cơ quan này cũng sẽ làm việc với các cơ quan trực thuộc chính phủ Ai Cập để đảm bảo người tị nạn nhận được sự hỗ trợ cũng như các dịch vụ cần thiết. Dự luật mới của Ai Cập định nghĩa người tị nạn là người nước ngoài chạy trốn khỏi đất nước của họ do sợ bị đàn áp liên quan đến chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nhóm xã hội hoặc quan điểm chính trị hay do sự xâm lược bên ngoài, sự chiếm đóng hoặc các mối đ.e dọ.a khác đối với an ninh công cộng.
Video đang HOT
Theo dự luật, những người xin tị nạn hoặc đại diện hợp pháp của họ có thể nộp đơn cho PCRA, cơ quan được ủy quyền giải quyết đơn xin tị nạn trong vòng 6 tháng đối với những người nhập cảnh hợp pháp vào Ai Cập và trong vòng một năm đối với những người nhập cảnh bất hợp pháp. Những người nhập cảnh bất hợp pháp phải nộp đơn cho PCRA trong vòng 45 ngày. Những người không tuân thủ sẽ phải đối mặt với án tù và phải nộp phạt rất nặng.
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, tr.ẻ e.m không có người đi kèm và nạ.n nhâ.n của nạn buôn người, tr.a tấ.n và bạo lực tìn.h dụ.c.
Bên cạnh đó, dự luật mới nhất của Ai Cập cũng quy định các cá nhân có được quy chế tị nạn thông qua các phương thức gian lận hoặc tham gia vào các hoạt động đ.e dọ.a an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng của Ai Cập sẽ bị tước quy chế tị nạn và bị trục xuất.
Trong những năm gần đây, Ai Cập đã tiếp nhận hàng trăm nghìn người chạy trốn khỏi các cuộc xung đột và chiến tranh ở Syria, Yemen và Sudan. Theo UNHCR, khoảng 800.000 người tị nạn và người xin tị nạn đã đăng ký với UNHCR tại Ai Cập tính đến tháng 10/2024. Sudan có số người tị nạn lớn nhất trong số này, tiếp đến là Syria.
Trong báo cáo công bố vào tuần trước, UNHCR cho biết hàng trăm người tị nạn Sudan vẫn tiếp tục chạy sang Ai Cập mỗi ngày, cùng với hơn 1,2 triệu người Sudan đang cư trú ở đất nước Kim tự tháp. UNHCR ghi nhận Ai Cập là nước tiếp nhận người tị nạn Sudan lớn nhất, đồng thời lưu ý dòng người tị nạn Sudan đã và đang gây thêm nhiều áp lực đối với nền kinh tế Ai Cập. Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly mới đây kêu gọi Ngân hàng Thế giới (WB) thiết lập một “cơ chế hợp tác rõ ràng” để giúp Cairo hỗ trợ hàng triệu người di cư và tị nạn đang lưu trú tại Ai Cập. Theo ông Madbouly, Ai Cập hiện chi tới 10 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ người tị nạn và di cư.
Gần 3 triệu người chạy trốn khỏi Sudan sau 18 tháng xung đột
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/10, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết sau 18 tháng xung đột, gần 3 triệu người tị nạn và người hồi hương đã chạy trốn khỏi Sudan để tìm kiếm sự an toàn ở các nước láng giềng và xa hơn, chủ yếu là tới CH Trung Phi, CH Chad, Ai Cập, Ethiopia, Libya, Nam Sudan và Uganda.
Người dân rời bỏ nhà cửa do xung đột tại Wad Madani, Sudan, ngày 17/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
OCHA đã bày to lo ngại về tình trạng người dân tiếp tục phải di dời do xung đột ở một số khu vực của Sudan. Số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho thấy trong bối cảnh căng thẳng leo thang, chỉ riêng trong nửa đầu tháng 10 đã có khoảng 40.000 người phải rời bỏ nhà cửa, nâng tổng số người di tản bên trong Sudan kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 4/2023 lên gần 8,2 triệu người.
Thống kê của IOM cho thấy tại khu vực Tây Darfur, khoảng 27.500 người đã phải di dời do tình trạng mất an ninh, các cuộc tấ.n côn.g tại thị trấn Selea và các ngôi làng xung quanh vào đầu tuần trước.
Do bạo lực gia tăng ở Darfur, gần 25.000 người đã đến miền Đông CH Chad chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 10, đây là số lượng người mới đến cao nhất trong một tuần của năm 2024. Theo OCHA, Chad hiện là nơi tiếp nhận 681.944 người tị nạn Sudan, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Trước tình hình trên, OCHA kêu gọi tất cả các bên xung đột ở Sudan ngừng giao tranh, bảo vệ dân thường và tạo điều kiện tiếp cận nhân đạo. OCHA cho biết khi mưa giảm, các tổ chức viện trợ sẽ vận chuyển nhu yếu phẩm đến những khu vực có nhu cầu cấp thiết nhất.
Kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức ở Liban và tăng cường viện trợ Ngày 5/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết 88 thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), bao gồm Pháp và Canada, kêu gọi ngừng bắ.n "ngay lập tức và lâu dài" ở Liban. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Paris ngày 8/3/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới khi kết thúc Hội nghị Cấp...