Ai Cập thiếu ngoại tệ trầm trọng, chỉ cho phép khách nước ngoài mua vé tàu bằng USD, euro
Bắt đầu từ tháng 1, những người nước ngoài đến Cairo sẽ chỉ có thể mua vé tàu nếu họ thanh toán bằng đồng USD hoặc euro.
“Các hướng dẫn ban hành mới sẽ có hiệu lực vào tháng 1. Vé tàu sẽ chỉ được bán cho người nước ngoài bằng đồng USD hoặc euro”, Bộ trưởng Giao thông vận tải Ai Cập Kamel Wazir nói với đài truyền hình Ai Cập ngày 25/12.
Nhà chức trách nhu cầu mua vé từ người nước ngoài đã gia tăng đáng kể, khi có hơn 1.000 vé mua bằng ngoại tệ trong vài ngày qua.
Bộ trưởng Wazir giải thích quyết định này được đưa ra trong bối cảnh các giao dịch hối đoái trên thị trường chợ đen tăng mạnh vào thời điểm Ai Cập đang gặp phải tình trạng thiếu ngoại tệ nghiêm trọng. Bộ Giao thông vận tải sẽ sử dụng số tiền thu được để mua các toa tàu mới từ nước ngoài.
Thị trường chợ đen trở nên sôi động hơn kể từ tháng 3, sau khi đồng tiền Ai Cập giảm 60% so với đồng USD. Tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen cao hơn 1,5 lần so với tỷ giá chính thức.
Theo chính phủ nước này, Ngân hàng Trung ương Ai Cập và Bộ Tài chính đang nghiên cứu các lựa chọn giao dịch bằng đồng tiền quốc gia với Nga.
Vào tháng 3/2020, dự trữ ngoại hối của Ai Cập đạt mức cao kỷ lục 45 tỷ USD. Kể từ đó, dự trữ đã giảm dần. Ngân hàng trung ương giải thích dự trữ ngoại hối được sử dụng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của thị trường Ai Cập và đảm bảo nhập khẩu hàng hóa chiến lược, cũng như thanh toán các nghĩa vụ nợ nước ngoài. Vào cuối tháng 11, dự trữ của ngân hàng trung ương chỉ còn hơn 33 tỷ USD.
COP27: Hơn 25 nước tham gia nhóm đối tác mới nhằm duy trì cam kết bảo vệ rừng
Ngày 7/11, tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập, hơn 25 quốc gia đã nhất trí tham gia nhóm đối tác mới nhằm thể hiện trách nhiệm với cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời công bố tài trợ hàng tỷ USD cho những nỗ lực này.
Một khoảng rừng Amazon bị thiêu rụi ở gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Khuôn khổ mới được thành lập mang tên Quan hệ đối tác của các Lãnh đạo về Rừng và Khí hậu với sự tham gia của các nước Nhật Bản, Pakistan, Cộng hòa Congo, Anh và nhiều nước khác. Diện tích rừng của các nước tham gia nhóm chiếm 35% tổng diện tích rừng trên thế giới. Nhóm đặt mục tiêu họp 2 lần/năm để theo dõi tiến triển trong việc thực hiện cam kết chấm dứt nạn phá rừng.
Cuộc họp đầu tiên của nhóm do 2 nước Ghana và Mỹ chủ trì diễn ra ngay trong ngày 7/11, một năm sau hội nghị COP26 tại Anh, khi hơn 140 lãnh đạo cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào cuối thập kỷ này. Từ đó đến nay, mới chỉ có một số nước đưa ra các chính sách quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và tài trợ cho các nỗ lực chấm dứt hành vi trái phép này.
Trong một tuyên bố, ông Alok Sharma, người giữ chức Chủ tịch COP26 năm ngoái, cho biết khuôn khổ quan hệ đối tác mới này là bước tiến quan trọng tiếp theo để cùng thực hiện cam kết nói trên và giúp duy trì mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các báo cáo cho thấy khoảng 22% trong số 12 tỷ USD quỹ công mà chính phủ một số nước năm ngoái cam kết đóng góp trong giai đoạn 2021-2025 đã được giải ngân để hỗ trợ các nước đang phát triển bảo vệ rừng. Trong tuyên bố mới nhất, Đức cho biết sẽ tăng gấp đôi khoản tài trợ lên 2 tỷ euro (1,97 tỷ USD) đến năm 2025 cho công tác bảo vệ rừng.
Đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế Ukraine sau 8 tháng xung đột Nền kinh tế Ukraine ước tính đã suy giảm khoảng 30% trong ba quý đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, phần lớn là do cuộc xung đột với Nga. Hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine tại cảng biển ở Odesa ngày 19/8/2022. Ảnh: Reuters Theo nhận định của chuyên gia Sławomir Matuszak trên trang web của Trung tâm...