Ai Cập: Tái diễn các cuộc biểu tình lớn và bế tắc chính trị
Giới phân tích cảnh báo rằng, thế bế tắc chính trị và làn sóng biểu tình lớn tiếp diễn đang tạo áp lực lớn lên Tổng thống lâm thời.
Hưởng ứng lời kêu gọi của các lực lượng chính trị Ai Cập, ngày 7/7, hàng trăm ngàn người dân nước này đã xuống đường tham gia các cuộc biểu tình mang hai mục đích đối nghịch nhau: ủng hộ và phản đối Chính quyền mới. Trong khi đó, các nỗ lực nhằm tiến tới việc thành lập một Chính phủ mới tại quốc gia bắc Phi, cũng chưa mang lại kết quả mong đợi.
Các cuộc biểu tình lớn tại Ai Cập vẫn tiếp diễn sau khi Tổng thống Morsi bị phế truất (Ảnh: AP)
Tại thủ đô Cairo, hàng chục ngàn người ủng hộ Tổng thống vừa bị truất quyền Mohamed Morsi tiếp tục tập trung ngày thứ 10 liên tiếp tại quảng trường Rabaa Aladawiya thuộc thành phố Nasr City và quảng trường Phục Hưng phía trước Đại học Cairo, để biểu tình phản đối Chính quyền mới và kêu gọi khôi phục chức vụ cho ông Morsi. Lãnh đạo Tổ chức Anh em Hồi giáo của ông Morsi khẳng định, chiến dịch biểu tình cự tuyệt sẽ chỉ chấm dứt khi ông Morsi được khôi phục chức Tổng thống.
Video đang HOT
Cùng lúc đó, hàng chục ngàn người ủng hộ Chính quyền mới của Ai Cập đã đổ về quảng trường Giải phóng và khu vực trước Phủ Tổng thống – hai khu vực mang tính biểu tượng cao tại Ai Cập, để biểu tình thị uy lực lượng, ủng hộ Chính quyền. Lãnh đạo Mặt trận cứu quốc và Phong trào Nổi loạn khẳng định, chiến dịch biểu tình triệu người hôm qua là nhằm “bảo vệ thành quả Cách mạng” và “sự hợp pháp nhân dân”.
Cùng ngày, hàng chục cuộc biểu tình khác, gồm cả biểu tình phản đối và biểu tình ủng hộ Chính quyền mới, cũng đã diễn ra tại nhiều thành phố miền bắc và miền trung Ai Cập. Trong đó, riêng tại thành phố cảng Alexandria thuộc phía bắc Ai Cập, những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Morsi đã tổ chức hơn 10 cuộc tuần hành tại nhiều khu vực khác nhau. Đụng độ giữa những người biểu tình thuộc hai phía đã xảy ra, nhưng không gây thương vong lớn và nhanh chóng bị giản tán bởi lực lượng quân đội.
Cho đến sáng sớm nay (8/7) theo giờ Ai Cập, các cuộc biểu tình của cả hai phía vẫn tiếp tục diễn ra tại Cairo và Alexdria trong sự bảo vệ an ninh đặc biệt nghiêm ngặt của các lực lượng quân đội và cảnh sát. Tại tất cả các vị trí nhạy cảm ở hai thành phố lớn nhất Ai Cập này, quân đội đã triển khai xe thiết giáp hạng nặng cùng lính vũ trang để duy trì trật tự, ngăn chặn đổ máu.
Trong khi đó, trên bình diện chính trị, sự bế tắc trong tiến trình thương lượng giữa Tổng thống lâm thời Adli Mansour và lãnh đạo các phe phái trong nước về việc lập Chính phủ mới, vẫn chưa được khai thông.
Đêm qua, một số nguồn tin Ai Cập và khu vực cho biết, do vấp phải sự phản đối của một số phe phái, trong đó có đảng Hồi giáo Al Nour Salifi, nhiều khả năng ông Baradei, Chủ tịch đảng Hiến pháp, sẽ không được chỉ định thành lập Chính phủ mới, mà sẽ được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng thống. Ghế Thủ tướng lâm thời có thể sẽ do luật sư Ziad Behaa El Din, người sáng lập đảng Dân chủ Xã hội Ai Cập, đảm nhiệm.
Trước đó, nhiều nguồn tin của Ai Cập và khu vực đã liên tiếp đưa tin về việc ông Mohamed Al Baradei sẽ giữ ghế Thủ tướng lâm thời của Ai Cập. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, quyết định cuối cùng về việc ai sẽ trở thành Thủ tướng mới của Ai Cập, vẫn chưa được đưa ra.
Giới phân tích Ai Cập và khu vực cảnh báo rằng, thế bế tắc chính trị và làn sóng biểu tình lớn tiếp diễn đang tạo áp lực lớn lên Tổng thống lâm thời Adli Mansour, đe dọa phá vỡ các nỗ lực xây dựng Chính quyền mới và cản trở quá trình hòa giải dân tộc tại Ai Cập – quốc gia vốn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm trọng cả về an ninh, kinh tế, chính trị và xã hội./.
Theo VOV
Tổng thống Putin: "Ai Cập đang trên bờ vực nội chiến"
" Ai Cập đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến". Đó là nhận định vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra hôm qua (7/7) trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang giữa phe ủng hộ và phe đối lập lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi.
" Syria đã rơi vào một cuộc nội chiến và Ai Cập cũng đang trượt theo hướng đó. Sẽ rất tốt nếu người dân Ai Cập tránh được nghiệp chướng này", Tổng thống Putin phát biểu trong chuyến công du tới Kazakhstan .
Cuộc khủng hoảng ở Ai Cập bùng phát vào ngày 30/6, đúng kỷ niệm một năm ngày nhậm chức của Tổng thống Morsi sau cuộc cách mạng lật đổ chế độ được phương Tây ủng hộ của Hosni Mubarak, khi lực lượng đối lập và những người ủng hộ ông Morsi đã tập trung tại Quảng trường Giải phóng của Cairo. Phe đối lập kêu gọi Tổng thống Morsi từ chức vì cho rằng ông đã không giữ lời hứa của mình trong năm đầu tiên cầm quyền, trong khi đó, phía những người ủng hộ lại cho rằng cần cho chính phủ còn non trẻ thêm thời gian để thực hiện cam kết của mình.
Đến ngày 1/7, quân đội Ai Cập đã đưa ra tối hậu thư, yêu cầu Tổng thống Morsi phải có giải pháp cho tình hình khủng hoảng hiện nay của nước này trong vòng 48 giờ.Theo tối hậu thư trên, nếu tổng thống và các lãnh đạo đối lập không dàn xếp được kết quả "phù hợp ý dân" thì quân đội có trách nhiệm đề xuất một "lộ trình hòa bình".
Tuy nhiên, 48 tiếng sau, tức là ngày 3/7, vì không nhận được hồi đáp của Tổng thống Morsi, quân đội Ai Cập đã tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ ông này và giải thể hiến pháptrong một động thái nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của Ai Cập.
Ngày 4/7, Chánh Tòa án Hiến pháp tối cao của Ai Cập, Adly Mansour, tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời của quốc gia Bắc Phi cho tới khi cuộc bầu cử tổng thống sớm được tổ chức.
Hàng chục người được thống kê là đã thiệt mạng cùng hàng trăm người khác bị thương trong các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ ông Morsi và phe đối lập trên khắp đất nước kể từ khi ông Morsi bị phế truất.
Theo VTC
Ai Cập đi theo vết xe đổ của Syria Nỗ lực tiến hành chuyển giao chính trị đầu tiên ở Ai Cập sau khi Tổng thống Mohamed Morsi bị quân đội lật đổ đã gặp trở ngại khi ghế Thủ tướng lâm thời hiện vẫn khuyết do nhiều tranh cãi giữa các phe phái. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin cho rằng, quốc gia Bắc Phi này đang đi vào vết...