Ai Cập: SCAF cam kết bầu cử tổng thống công bằng
AFP đưa tin rằng ngày 3/5, giới lãnh đạo quân sự đang cầm quyền ở Ai Cập đã cam kết rằng cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức trong tháng này sẽ diễn ra công bằng, một ngày sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào cuộc biểu tình phản đối chế độ quân sự ở Ai Cập làm 20 người thiệt mạng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thiếu tướng Mohammed al-Assar của Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập ( SCAF) tuyên bố: “Chúng tôi cam kết tiến hành cuộc bầu cử hoàn toàn công bằng. Chúng tôi không có ứng cử viên nào và tất cả các ứng cử viên đều là những người Ai Cập đáng kính. Chúng tôi muốn nhấn mạnh tới cam kết của các lực lượng vũ trang… không sử dụng vũ lực nhằm vào người dân. Các lực lượng vũ trang là của nhân dân.”
Tướng al Assar, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết thêm các lực lượng an ninh đã “ra sức” can thiệp để chấm dứt tình trạng đổ máu và đảm bảo ổn định, hơn một năm sau cuộc nổi dậy của người dân lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak./.
Theo TTXVN
Ai Cập: Giới quân sự mâu thuẫn với Anh em Hồi giáo
Ngày 25/3, Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) đã lên tiếng bảo vệ cách thức xử lý của mình đối với tiến trình chuyển giao chính trị tại nước này trước sự công kích của lực lượng Hồi giáo.
Binh sỹ Ai Cập. (Nguồn: Internet)
Trong một tuyên bố trên truyền hình quốc gia, SCAF nhấn mạnh: "Chúng tôi biết rằng hoạt động của chính phủ có thể không đáp ứng nguyện vọng của công chúng. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia mới là mối quan tâm hàng đầu, do đó SCAF sẽ không từ bỏ bất cứ nỗ lực nào và sẽ thực hiện bất cứ biện pháp hay quyết định cần thiết nào vì lợi ích của quốc gia và lợi ích của nhân dân."Tuyên bố trên của SCAF được đưa ra một ngày sau khi tổ chức Anh em Hồi giáo, với đại diện là đảng Tự do và Công lý (FJP) hiện nắm nhiều ghế nhất trong Quốc hội Ai Cập, đã chỉ trích giới quân đội vẫn tiếp tục ủng hộ nội các của Thủ tướng Kamal al-Ganzouri, và mô tả nội các này là "thất bại lớn nhất" khi để xảy ra tình trạng bạo lực, cải cách trì trệ, nhiên liệu thiếu hụt và dự trữ ngoại tệ sụt giảm.
Tuyên bố của Anh em Hồi giáo, lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất tại Ai Cập hiện nay, còn cho biết khi họ yêu cầu chính phủ giải tán, người đứng đầu chính phủ đã từ chối và đáng tiếc là điều này lại được SCAF hậu thuẫn.
Theo tổ chức Anh em Hồi giáo, chính phủ hiện tại hoạt động kém hơn cả các chính phủ tiền nhiệm, không ngăn chặn được nền kinh tế trượt dốc, sử dụng những biện pháp "độc đoán" đàn áp các hoạt động biểu tình phản đối.
Tổ chức Anh em Hồi giáo cáo buộc giới quân sự cầm quyền hậu thuẫn chính phủ nhằm "cản trở cách mạng", cũng như bày tỏ nghi ngờ khả năng SCAF tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống tự do và công bằng vào tháng Năm tới.
Từ khi chiếm đa số trong Quốc hội Ai Cập, lực lượng Anh em Hồi giáo không ngừng gia tăng sức ép nhằm buộc giới quân sự nắm quyền giải tán chính phủ và bổ nhiệm FJP đứng đầu nội các mới.
Đáp lại, SCAF luôn bác bỏ, nói rằng họ không thể bị ngăn cản thực thi nhiệm vụ đưa đất nước vượt qua giai đoạn chuyển giao./.
Theo TTXVN
AI CẬP: Tại sao làn sóng chống đối vẫn tiếp diễn? Quảng trường Tahrir lại chứng kiến một quang cảnh quen thuộc: những người Ai Cập chống đối xung đột với những lực lượng an ninh, trong khi những người khác ca hát những bài ngợi ca tự do. Nhưng bây giờ sự thay đổi chế độ mà những người chống đối kêu gọi không còn là ông Hosni Mubarak nữa nhưng là Hội...