Ai Cập sắp cung cấp lại khí đốt cho Israel, sau 2 năm gián đoạn
Theo truyền thông Israel ngày 21/5 đưa tin nước này và Ai Cập gần đạt được một thỏa thuận bồi thường thiệt hại hàng tỷ USD do Ai Cập đơn phương ngừng cung cấp khí đốt cho IEC.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Theo truyền thông Israel ngày 21/5 đưa tin nước này và Ai Cập gần đạt được một thỏa thuận bồi thường thiệt hại hàng tỷ USD do Ai Cập đơn phương ngừng cung cấp khí đốt cho Tập đoàn Điện lực Israel (IEC).
Nếu được ký kết, thỏa thuận này sẽ mở đường để Ai Cập nối lại cung cấp khí đốt cho Israel, vốn bị gián đoạn hơn 2 năm qua.
Thỏa thuận bồi thường liên quan đến khoản tiền lên tới 1,75 tỷ USD mà Ai Cập nợ IEC.
Khoản nợ này xuất phát từ việc Ai Cập từ chối cung cấp khí đốt cho Israel, thông qua đường ống dẫn khí al-Arish-Ashkelon, kể từ tháng 2/2011.
Theo một hãng tin Bloomberg, Ai Cập sẽ trả cho IEC 865 triệu USD trong vòng 14 tháng. Tổng số tiền bồi thường mà Ai Cập phải trả Israel đã được đưa ra thẩm định bởi các cơ quan trọng tài các đây nhiều năm, sau khi Ai Cập đơn phương cắt đứt các hợp đồng với IEC.
Từ năm 2008, Ai Cập bắt đầu cung cấp khí đốt cho Israel thông qua đường ống dẫn khí từ al-Arish đến thành phố Ashkelon của Israel.
Tuy nhiên, vào tháng 2/2011, làn sóng “Mùa Xuân Arập” dẫn đến việc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak khi đó bị lật đổ và tuyến đường ống dẫn khí đốt nói trên cũng bị tấn công và thiệt hại.
Video đang HOT
Chính quyền Ai Cập sau đó đã tiến hành sửa chữa tuyến đường ống dẫn này. Tuy nhiên, do trở thành mục tiêu tấn công và đánh bom liên tiếp sau đó, tuyến đường ống này phải chấm dứt hoạt động vĩnh viễn.
Nếu được ký kết, thỏa thuận đền bù giữa Ai Cập và Israel sẽ mở đường cho việc nối lại các thỏa thuận khí đốt khác giữa hai nước, vốn đã bị gián đoạn trong hơn hai năm qua./.
Theovietnamplus.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Nga lưu luyến Ukraine khi tắc đường Thổ Nhĩ Kỳ
Việc hủy "Dòng chảy phương Nam" và đóng băng "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đang khiến Nga lâm vào thế bí. Moscow muốn quay lại với dòng chảy qua Ukraine.
Lưu luyến Ukraine
Sự lưu luyến của Nga với Ukraine đã được Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố hôm 28/12 rằng nước này không có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine.
Theo quan điểm của Nga, nước này sẽ tiếp tục đàm phán với Kiev, song sẽ không ký hợp đồng mới sau năm 2019 với những điều kiện bất lợi.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossia 24, Bộ trưởng năng lượng Novak cho biết Nga đang thực hiện các phương án vận chuyển khí đốt khác nhau, trong đó có dự án "Dòng chảy phương Bắc-2".
Tuy nhiên, Nga không có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Theo Bộ trưởng Novak, Nga và Ukraine sẽ tiếp tục đàm phán về một hợp đồng trung chuyển mới cho tới sát thời điểm hợp đồng hiện nay hết hiệu lực vào năm 2019, nhưng trong trường hợp bất lợi, Nga sẽ không ký kết hợp đồng mới.
Trước khi người đứng đầu ngành năng lượng Nga đưa ra thông điệp trên, Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ cuộc họp báo thường niên cuối năm vừa qua, cho rằng ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine là việc làm không hợp lý.
Trong khi đó Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ không kéo dài hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine với những điều kiện bất lợi dành cho Nga.
Và việc cắt đứt quan hệ hợp tác với Nga là điều Ukraine thực sự không mong muốn và nó đã khiến nước này chịu rất nhiều thiệt hại, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã buộc phải thừa nhận nước này bị thiệt hại nặng nề khi cắt đứt quan hệ với Nga, khiến Moscow ngừng ưu đãi về khí đốt, đồng thời xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí đốt khác sang châu Âu, thay thế cho tuyến ống qua Ukraine.
Ông Arseniy Yatsenyuk cho biết, theo tính toán, công trình xây dựng nhánh thứ hai của đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc" sẽ làm Kiev đối mặt với nguy cơ mất 2 tỷ USD phí trung chuyển khí đốt đến EU. Đồng thời nước này cũng sẽ mất thêm hàng trăm triệu USD từ việc bị mất ưu đãi giá bán của Nga.
"Đối với Ukraine, công trình này đồng nghĩa với việc bị loại khỏi tuyến trung chuyển quá cảnh đến Liên minh châu Âu. "Dòng chảy phương Bắc-2" sẽ khiến chúng ta thiệt hại 2 tỷ USD nhận được nhờ tuyến ống cung cấp khí đốt đến EU" - RIA Novosti dẫn lời Thủ tướng Ukraine.
Với những tín hiệu trên được cả Nga và Ukraine đưa ra RIA Novosti nhận định sẽ không có gì khó khăn nếu Moscow và Kiev nối lại dòng chảy khi đốt đi qua lãnh thổ Ukraine.
Nga cắt đứt "Dòng chảy phương Nam", trong khi "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đang bế tắc.
Nga lâm bước đường bí bách
Việc Nga muốn nối lại dòng chảy khí đốt qua lãnh thổ Ukraine được nhận định do sự phá sản của "Dòng chảy phương Nam" và sự đóng băng của "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
"Dòng chảy phương Nam" (South Stream) là một trong những dự án "vòng tránh Ukraine", mang tính cải thiện cơ cấu năng lượng ở châu Âu, được Nga đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng cuối cùng đã chết yểu bởi những vấn đề gây khó dễ của Liên minh châu Âu trong dự án này.
Theo thiết kế, tuyến đường ống "Dòng chảy phương Nam" sẽ vận chuyển và cung cấp 63 tỷ m3 khí đốt/năm cho các nước châu Âu thông qua hai nhánh, một hướng tới Áo, một dẫn sang Balkan và Italia, với tổng chiều dài 3600km nhằm vận chuyển khí đốt từ Siberia, xuyên qua Biển Đen.
Các công trường của dự án "Dòng chảy phương Nam" được khởi động vào cuối năm 2012 nhưng Nga không thể tiếp tục theo đuổi việc xây dựng bởi Bulgaria đã không cho phép đường ống nói trên chạy qua lãnh thổ của mình, với sức ép của Liên minh châu Âu.
Ông Putin tuyên bố hủy dự án "Dòng chảy phương Nam", xuất phát từ việc EU phản đối các đoạn đường ống chạy qua lãnh thổ các nước thành viên của mình, đặc biệt là Bulgaria. Mùa hè 2014, Brussels đã gây một sức ép rất mạnh mẽ, buộc Sofia phải từ bỏ các công trình đầu tiên của đoạn đường ống từ Biển Đen.
Nga đã quyết định chuyển hướng sang triển khai dự án xây dựng đường ống dẫn khí mới sang châu Âu với tên gọi "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
Tuyến đường ống mới sẽ tiếp tục nối vào phần đường ống Nga đã xây dựng dưới đáy Biển Đen, nhưng thay vì chạy sang phía tây, vào đất Bulgarria thì nó tiếp tục chạy xuống phía nam. tới Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, Moscow sẽ không bị thiệt hại số tiền đã bỏ ra ban đầu.
Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đứng hàng thứ hai, chỉ sau Đức, trong số danh sách khách hàng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Nga. Có thể nói rằng, vào thời điểm cuối năm 2014, viễn cảnh quan hệ hai nước là vô cùng tốt đẹp và Nga yên tâm cắt đứt "Dòng chảy phương Nam", chuyển sang "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
Nhưng rồi, "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" lại tan thành mây khói trước toan tính của Mỹ và Phương Tây.
Ngọc Hòa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Lại ngoại kích Theo sáng kiến của Pháp và bất chấp sự bác bỏ của Israel, một khuôn khổ diễn đàn quốc tế mới sẽ được thiết lập để kích hoạt trở lại tiến trình hòa đàm giữa Israel và Palestine. Một thanh niên Palestine với lá cờ Palestine trên tay, ở khu vực gần biên giới Gaza ngày 15.5.2016. AFP Trước đó, bên cạnh nỗ...