Ai Cập quyết tâm “vượt bão”
Bốn năm kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình lật đổ chế độ H.Muba-rắc, Ai Cập vẫn đối mặt thách thức an ninh lớn. Tổng thống Ai Cập A.Xi-xi đã phải thừa nhận, cuộc chiến chống các nhóm phiến quân tại quốc gia Bắc Phi sẽ còn kéo dài và hết sức cam go.
Lực lượng an ninh Ai Cập tăng cường kiểm soát ở Bán đảo Xi-nai.
Dù gần như hoàn tất tiến trình dân chủ sau chặng đường đầy chông gai, song đến nay chính quyền Ai Cập vẫn chật vật tìm chiếc chìa khóa an ninh cho đất nước. Sự trả thù của Anh em Hồi giáo (MB), lực lượng bị thất thủ sau thời gian ngắn lên nắm quyền sau “Mùa xuân A-rập”, đã đẩy Ai Cập vào bất ổn bởi thù hận tôn giáo. Phe Hồi giáo liên tục kêu gọi các cuộc biểu tình chống chính phủ của Tổng thống An Xi-xi, vị cựu Tổng Tư lệnh quân đội đã lật đổ Tổng thống Hồi giáo M.Mo-xi hồi năm 2013. Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình gây đổ máu. Ngay trong ngày đánh dấu sự kiện nổi dậy lật đổ chế độ Mu-ba-rắc (ngày 25-1) vừa qua, hàng trăm người biểu tình tuần hành hướng về trung tâm Quảng trường Ta-hơ-ria, nơi từng là “tâm chấn” của làn sóng biểu tình năm 2011.
Người biểu tình muốn tái diễn sự kiện đã xảy ra cách đây bốn năm.
Vừa phải đối phó các cuộc biểu tình, chính quyền Ai Cập “đau đầu” trước làn sóng khủng bố liên tục xảy ra, đe dọa an ninh Bán đảo Xi-nai.
Sau hàng loạt vụ tiến công của các nhóm phiến quân nhằm vào lực lượng cảnh sát và quân đội Ai Cập làm ít nhất 30 người thiệt mạng và 60 người khác bị thương gần đây, Tổng thống A.Xi-xi nhận định rằng, không có sự khác biệt giữa tổ chức MB hay các nhóm phiến quân khác tại nước này với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và tổ chức khủng bố quốc tế An Kê-đa, bởi những nhóm này đều có chung hệ tư tưởng cực đoan, đe dọa hòa bình và ổn định trên toàn thế giới. Tổng thống Ai Cập cũng tuyên bố rằng, mặc dù cuộc chiến sẽ kéo dài và tốn nhiều công sức song Ai Cập sẽ không chùn bước trước chủ nghĩa cực đoan. Tình hình nguy hiểm khi Nhóm thánh chiến Hồi giáo “Những người ủng hộ Giê-ru-xa-lem”, nhóm phiến quân hoạt động mạnh nhất tại Ai Cập hiện nay, tuyên bố trung thành với IS. Kể từ cuộc chính biến lật đổ Tổng thống M.Mo-xi, các nhóm phiến quân Hồi giáo đã đẩy mạnh tiến công nhằm vào lực lượng an ninh Ai Cập tại bán đảo Xi-nai bất ổn, đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động sang thủ đô Cai-rô và các tỉnh, thành phố đông dân. Đối phó tình hình bất ổn, chính quyền Ai Cập đã quyết định thiết lập một vùng đệm an ninh chạy dọc biên giới với dải Ga-da, vốn nằm dưới sự kiểm soát của phong trào Ha-mát ở Pa-le-xtin, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các tay súng từ bên kia biên giới, đồng thời áp đặt tình trạng khẩn cấp tại một phần của tỉnh Bắc Xi-nai.
Ai Cập trải qua bất ổn chính trị nghiêm trọng kể từ khi Tổng thống của MB M.Mo-xi bị lật đổ sau các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh khiến gần 1.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị bắt. Kể từ đó, các hoạt động khủng bố và chống chính phủ gia tăng trên phạm vi cả nước, đẩy quốc gia Bắc Phi này tới tình trạng bất ổn kéo dài. Từng là điểm đến du lịch hấp dẫn với doanh thu từ ngành công nghiệp không khói chiếm tới 11% GDP, song nguồn thu du lịch của Ai Cập sụt giảm mạnh bởi khủng hoảng chính trị. Bởi thế, nỗ lực trấn áp khủng bố của Ai Cập cũng nhằm đưa đất nước trở lại quỹ đạo ổn định và kéo du khách trở lại với đất nước Kim tự tháp. Bộ trưởng Du lịch Ai Cập H.Da-a-du tuyên bố rằng, ngành du lịch của quốc gia lớn nhất thế giới A-rập này có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2015 nếu tình trạng bất ổn được kiểm soát triệt để trên phạm vi cả nước.
Ai Cập đang nỗ lực tăng cường an ninh nhằm bảo đảm thành công cho cuộc bầu cử QH dự kiến diễn ra từ ngày 21-3 tới. Ủy ban Bầu cử tối cao Ai Cập (HEC) đã cấp phép cho các tổ chức quốc tế với 790 quan sát viên tham gia giám sát bầu cử. Ai Cập cũng dự định huy động khoảng 16 nghìn thẩm phán giám sát quá trình bỏ phiếu. Đứng trước thách thức an ninh, những nỗ lực của chính quyền Ai Cập hiện nay chứng tỏ quyết tâm vượt qua khủng hoảng, đưa đất nước Kim tự tháp hoàn thành chặng cuối cùng của lộ trình chuyển tiếp chính trị.
Video đang HOT
HÀ ANH
Theo_Báo Nhân Dân
Vì Nga, Mỹ bị đồng minh tạt gáo nước lạnh
Mỹ có lẽ sẽ cảm thấy không gì có thể bẽ mặt hơn khi bị chính đồng minh thân thiết lâu năm dội gáo nước lạnh bằng việc bắt tay với "đối thủ" của họ là Nga để loại bỏ "quyền bá chủ" của Mỹ.
Tổng thống Nga và Tổng thống Ai Cập
Một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong những ngày gần đây là việc Nga và Ai Cập đang thắt chặt quan hệ ở mức chưa từng có bất chấp việc Ai Cập từng là một nước vốn là đồng minh lâu năm gắn bó với Mỹ, .
Ngoài lợi ích kinh tế chung cho cả hai phía, sự thân thiết giữa Ai Cập và Nga cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng bền chặt giữa hai nước này đã cho thấy một lập trường chung của họ về việc không chấp nhận "thế độc quyền, bá chủ của Mỹ" trên thế giới. Đây có lẽ là điều khiến Mỹ cảm thấy ngỡ ngàng và sốc nhất.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 9/2 đã bắt đầu chuyến thăm chính thức 2 ngày đến thủ đô Cairo. Tại đây, ông đã có các cuộc hội đàm với người đồng cấp Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi về việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược và đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự giữa hai nước Nga và Ai Cập.
"Thông điệp đầu tiên sau chuyến thăm là cả Nga và Ai Cập đều không hài lòng với sự bá chủ của Mỹ ở cả trên lĩnh vực kinh tế và chính trị", ông Nourhan al-Sheikh - một giáo sư về khoa học chính trị ở trường Đại học Cairo và cũng là một chuyên gia về Nga đã nhận định như vậy.
Vị giáo sư trên đã nói rằng, việc Nga và Ai Cập bác bỏ sự thống trị của Mỹ cũng được thể hiện qua lời phát biểu của Tổng thống Ai Cập Sisi về sự cần thiết phải "thiết lập một hệ thống kinh tế quốc tế công bằng hơn".
Mặc dù ông Sisi không chỉ đích danh tên nước Mỹ nhưng Tổng thống Ai Cập hôm qua (10/2) đã cho biết trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Putin rằng thế giới cần phát triển "một hệ thống quốc tế dân chủ hơn, công bằng hơn và an toàn hơn cho tất cả mọi nước".
Ai Cập đang phải đối diện với sự chỉ trích từ phương Tây do Mỹ dẫn đầu kể từ khi ông Sisi - người từng là một lãnh đạo quân sự, đứng lên dẫn đầu một cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi tháng 7 năm 2013. Trong khi đó, Nga đang phải hứng chịu sự dồn ép, gây áp lực cũng như các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Giáo sư Sheikh miêu tả chuyến thăm của Tổng thống Putin đến thủ đô Cairo là "mang tính ủng hộ và thể hiện sự nhiệt thành" bởi chuyến thăm đó cho thấy Nga tự tin vào sự ổn định của đất nước Ai Cập. Ông Putin đã đến Cairo trước thềm một hội nghị thượng đỉnh kinh tế được chờ đợi lâu nay của Ai Cập. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ được tổ chức ở Sharm El-Sheikh vào tháng Ba với mục đích mở ra các cơ hội đầu tư cho những doan nghiệp nước ngoài vào Ai Cập.
"Chuyến thăm của ông Putin giống như minh chứng cho thấy Nga tin tưởng Ai Cập là một đất nước đủ tin cậy, đủ ổn định, đủ an toàn để thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như thực hiện những khoản đầu tư khổng lồ", giáo sư Sheikh phân tích, nhấn mạnh đến việc thủ đô Cairo là điểm đến nước ngoài đầu tiên mà Tổng thống Nga Putin lựa chọn trong năm 2015.
Trong khi sự ủng hộ của Nga là rất quan trọng cho Ai Cập trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như trong các nguyện vọng phát triển thì Nga cũng cần Ai Cập như một cánh cổng để duy trì các lợi ích của mình ở Trung Đông cũng như để giúp Nga vượt qua sự cô lập về kinh tế mà Mỹ và phương Tây đang tìm cách tạo ra để gây áp lực với Moscow.
Tổng thống Sisi và người đồng cấp Putin đã nhất trí với nhau về việc xây dựng một nhà máy hạt nhân ở thành phố ven biển của Ai Cập, một khu vực thương mại tự do giữa Nga và Ai Cập cũng như một thành phố công nghiệp của Nga gần khu vực hành lang của Kênh đào Suez.
"Nga sẽ đáp ứng nhu cầu của Ai Cập cho các dự án năng lượng cũng như các thoả thuận vũ khí trong khi Ai Cập sẽ cung cấp cho Nga nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp và các mặt hàng tiêu dùng khác mà Nga đang phải chịu ảnh hưởng vì những đòn trừng phạt của phương Tây", giáo sư Sheikh cho biết, nói thêm rằng đây là điều "giải thích cho việc lợi ích chung giữa Nga và Ai Cập lớn như thế nào".
Tổng Putin hôm qua đã phát biểu tại thủ đô Cairo rằng có hơn 400 công ty Nga đang hoạt động ở Ai Cập và rằng 3 triệu du khách Nga đến thăm Ai Cập trong năm 2014, tăng 50% so với năm 2013.
Giá trị giao dịch thương mại hàng năm giữa Ai Cập và Nga đã vượt quá 4 tỉ USD và ước tính con số này sẽ đạt tới 5 tỉ USD trong tương lai gần.
"Quyết định của Nga và Ai Cập trong việc thay thế đồng USD bằng đồng tiền địa phương trong các giao dịch thương mại chung cũng là một phần trong chính sách chống sự bá quyền của Mỹ", ông Abdel-Moneim Fawzi - người đứng đầu ban ngoại giao của tờ báo nhà nước Gomhuria ở Ai Cập nhận định.
Theo ông Fawzi, Nga trước đó đã có những động thái tương tự với các đồng minh thân thiết như Trung Quốc và Thái Lan. Đây được xem như là một nỗ lực nhằm "làm lung lay sự thống trị của đồng đô la Mỹ".
Theo chuyên gia ngoại giao Fawzi, những bước đi mới nhất của Nga và Ai Cập đã phát đi một thông điệp quan trọng rằng hệ thống cấu trúc quốc tế sẽ không thể duy trì mãi thế "một cực".
"Ví dụ, không giống như Mỹ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nước này không tìm cách áp đặt ý chí lên các nước khác. Nga cũng như vậy", ông Fawzi phân tích.
Đồng quan điểm với giáo sư Sheikh, ông Fawzi cho rằng, Nga và Ai Cập có lợi ích bổ sung lẫn nhau và có nhu cầu chung cần đến sự ủng hộ cả về kinh tế lẫn chính trị của nhau, "trong khi Mỹ muốn sắp xếp thế giới theo ý chí và cách nhìn của họ".
Hai nguyên thủ của Ai Cập và Nga còn chia sẻ lập trường chung với nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có sự cần thiết phải đạt được các giải pháp chính trị trong những cuộc khủng hoảng ở Syria, Libya, Iraq và Yemen, cũng như trong việc phải thực hiện giải pháp hai nhà nước nhằm kết thúc cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Giới chuyên gia tin rằng, việc tiến gần tới Nga là một phần trong chính sách đối ngoại của AI Cập nhằm tạo ra một loại cân bằng trong quan hệ giữa nươc snafy với các cường quốc tế giới ở phương Tây cũng như phương Đông qua việc củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược với những nước có ảnh hưởng như Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo NTD
Ông Putin tặng súng AK cho Tổng thống Ai Cập Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới thăm Cairo trong 2 ngày và tặng cho người đồng cấp Ai Cập món quà đặc biệt là một khẩu súng AK, loại vũ khí gắn liền với nước Nga. Theo trang tin ABC News, trong chuyến thăm Ai Cập đầu tiên trong hơn một thập niên qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 9/2 đã...