Ai Cập phát hiện 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên
Một phái đoàn khảo cổ của Ai Cập ngày 19/12 đã công bố phát hiện về 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại (từ năm 664 cho đến năm 332 trước Công nguyên) tại địa điểm khảo cổ Tel El-Deir ở tỉnh Damietta.
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn lời Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập Mostafa Waziri, cho biết một số ngôi mộ cổ được làm bằng gạch bùn, trong khi một vài thi hài khác được chôn cất hết sức đơn giản.
Quan chức này khẳng định “đây là một khám phá khoa học và khảo cổ rất quan trọng vì nó sẽ viết lại lịch sử của Damietta”. Ông cho biết thêm những ngôi mộ gạch bùn có thể có niên đại từ thời kỳ cai trị của các Pharaoh Saites thuộc Vương triều thứ 26 (từ năm 664 đến năm 525 trước Công nguyên).
Cũng theo các nhà khảo cổ Ai Cập, trong quá trình khai quật những ngôi mộ trên, họ đã phát hiện một bộ sưu tập các mảnh vàng bao phủ hài cốt người đã khuất với các hình dạng mô phỏng các vị thần Ai Cập cổ đại như Isis, Bastet và Horus (dưới dạng một con chim ưng có cánh). Ngoài ra họ cũng khai quật được nhiều tấm bùa hộ mệnh với hình dạng và kích cỡ khác nhau cùng với một chiếc gối tựa đầu. Các nhà khảo cổ trên còn tìm thấy một số bình lọ đại diện cho 4 người con trai của thần Horus, cũng như một bộ sưu tập các bức tượng đại diện cho các vị thần Isis, Neftis và Djehuti.
Video đang HOT
Trước đó, cũng tại Tel El-Deir, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một số ngôi mộ thuộc các thời đại khác nhau. Những ngôi mộ này cho thấy các hình thức nghi lễ chôn cất rất khác biệt được thực hiện bởi những cư dân sinh sống trong khu vực trong suốt chiều dài lịch sử của Ai Cập.
Phát hiện kim tự tháp 'nữ hoàng vô danh' cùng hàng trăm xác ướp
Các nhà khảo cổ học phát hiện hàng trăm xác ướp và kim tự tháp của một nữ hoàng vô danh được khai quật tại Giza, Ai Cập.
Các nhà khảo cổ học đã làm việc tại Saqqara, một địa điểm khảo cổ ở Giza, cách thủ đô Cairo khoảng 32 km về phía nam trong một thời gian dài và phát hiện ra kim tự tháp bất ngờ.
Nhóm các nhà khảo cổ khai quật kim tự tháp của một nữ hoàng Ai Cập cổ đại, kho chứa quan tài, xác ướp, đồ tạo tác và hàng loạt đường hầm thông nhau.
Trong những xác ướp có một số là tướng lĩnh và cố vấn thân cận nhất của Vua Tut trong thời kỳ trị vì của ông, khoảng từ 1.333 TCN cho đến khi ông qua đời vào năm 1.323 TCN.
Phát hiện mới tìm thấy ở khu vực gần kim tự tháp Teti, vị vua đầu tiên của Vương triều thứ Sáu của Ai Cập. Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng bộ cổ vật Ai Cập, cho biết: "Teti được tôn thờ như một vị thần trong thời kỳ Vương quốc mới, vì vậy mọi người muốn chôn cất gần Teti. Chúng tôi đã tìm thấy 22 đường hầm liên kết với nhau, có độ sâu từ 9 đến 18 mét".
Bị chôn vùi trong những đường hầm là một quan tài đá vôi khổng lồ cùng với khoảng 300 chiếc quan tài tuyệt đẹp từ thời kỳ Vương quốc mới.
"Những chiếc quan tài có khuôn mặt riêng, mỗi khuôn mặt đều khá độc đáo, phân biệt rõ nam và nữ, có trang trí bằng những cảnh trong một văn bản tang lễ của Ai Cập cổ đại. Mỗi chiếc quan tài có tên của người quá cố và thường có hình Bốn người con trai của Horus, những người làm nhiệm vụ bảo vệ nội tạng của người chết", Hawass nói.
Bên trong quan tài và hầm mộ cũng có nhiều đồ tạo tác khác nhau như những bức tượng nhỏ, tượng của thần Ptah-Sokar và chiếc rìu kim loại ...
Điều đáng kinh ngạc là hầu hết các xác ướp vẫn ở trong tình trạng tốt sau nhiều thế kỷ. Một số quan tài có hai nắp, đáng chú ý có chiếc quan tài chứa mặt nạ người phụ nữ làm hoàn toàn bằng vàng nguyên khối.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ tìm thấy một kim tự tháp của nữ hoàng, nhưng họ chưa xác định được danh tính.
Hawass cho biết: "Chúng tôi nghi ngờ tên của nữ hoàng là Neith, chưa từng biết đến trong hồ sơ lịch sử. Thật tuyệt vời, nếu đó là sự thật và chúng ta biết thêm một nữ hoàng mới".
Bộ sưu tập quan tài và cổ vật tìm thấy tại địa điểm khai quật này sẽ trưng bày tại Bảo tàng Grand Egypt, ở Giza, Ai Cập trong năm tới.
Sự thật về thần chết của Ai Cập cổ đại, ai nghe cũng giật mình Người Ai Cập được biết đến là những người chú trọng tới cái chết và sự sùng kính đối với nhiều vị thần. Vậy bạn đã từng hỏi ai là thần chết của Ai Cập cổ đại chưa? Lâu nay, Osiris thường được coi là thần của thế giới ngầm hoặc thần chết của Ai Cập, nhưng vấn đề này không hề đơn...