Ai Cập phát hiện 13 xác ướp bí ẩn trong giếng cổ
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập ngày 11-9 cho biết, Ai Cập đã phát hiện một bộ quan tài bí ẩn được cho là bảo quản các xác ướp từ hơn 2.500 năm qua.
Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, 13 quan tài chưa được mở nắp, được tìm thấy xếp chồng lên nhau trong một giếng sâu gần 12m. Những quan tài này được bảo quản tốt đến mức vẫn còn rõ nguyên thiết kế và màu sắc chi tiết ban đầu.
(Ảnh: CNN)
Các nhà khảo cổ đã khám phá ra bộ sưu tập quan tài tại di chỉ Saqqara, một khu di tích cổ nằm cách thủ đô Ai Cập về phía nam khoảng 20 dặm và cũng là quê hương của địa danh nổi tiếng trong đó có Kim tự tháp bậc thang (Kim tự tháp Djoser).
Các nhà khảo cổ học tin rằng đây là các quan tài cổ nhất thế giới. Trong những ngày tới, các nhà khảo cổ học dự kiến sẽ tiếp tục khai quật, khám phá di chỉ này.
Video đang HOT
(Ảnh: CNN)
Trên tài khoản cá nhân Twitter, Bộ trưởng Du lịch và Khảo cổ Ai Cập Khaled El-Enany bày tỏ “một cảm giác khó tả khi bạn chứng kiến một phát hiện khảo cổ mới”.
Phát hiện này có được chỉ một tuần sau khi Ai Cập mở cửa trở lại các địa điểm khảo cổ và bảo tàng cho du khách sau khi đóng cửa hồi tháng 3 do đại dịch Covid-19.
Du lịch là ngành xương sống của nền kinh tế Ai Cập. Trong năm 2019, quốc gia này đã đón hơn 13,6 triệu du khách. Hơn một triệu người làm việc trong lĩnh vực du lịch.
Trước khi phát hiện ra bộ quan tài cổ đại này, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều quan tài khác tại di chỉ Saqqara hồi đầu năm nay. Vào tháng 4, các nhà khảo cổ học đã khai quật được bốn quan tài chứa các xác ướp, cùng với năm quan tài bằng đá vôi trong cùng một trục chôn cất.
Sự thật sốc về xác ướp thiêng không phải con người trong mộ cổ Ai Cập
Một máy quét micro-CT đã vén màn bí ẩn hàng ngàn năm về những xác ướp kỳ lạ, không phải là con người mà là những sinh vật đại diện cho những vị thần tôn kính của người Ai Cập.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Ai Cập tại Đại học Swansea (Anh) đã bị sốc khi kết quả chụp CT hé lộ cách mà những xác ướp đại diện cho những động vật linh thiêng trong văn hóa Ai Cập được tạo thành.
Xác ướp đầu tiên là một con mèo, biểu tượng của nữ thần hoàng hôn Bastet, một trong những vị thần bảo hộ được người Ai Cập tôn sùng và thờ cúng rộng rãi nhất. Nhưng quá trình tạo ra một xác ướp mang hình dáng vị thần mình người, đầu mèo hết sức đáng sợ. Nạn nhân là một con mèo con chưa đầy 5 tháng tuổi, đã được chọn từ thuở sơ sinh, nuôi và thuần hóa chỉ để bị ướp xác. Cổ của nó bị bẻ gãy để có thể được tư thế thẳng đứng, thanh tú của con người, sau đó được mang một chiếc mặt nạ tử thần được tạo tác công phu.
Xác ướp mang hình dáng nữ thần Bastet thanh tú thực ra là một con mèo đã trải qua cái chết vô cùng tàn khốc - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 2 là một con rắn hổ mang bị gãy xương sống nặng nề, chết trong một nghi lễ "quất roi": bị giữ đuôi rồi đập mạnh xuống đất nhiều lần. Nó cũng được khử độc ở nanh, với niềm tin là để xác ướp con người chôn cùng không bị giết bởi nọc độc. Rắn hổ mang cũng là vật thiêng trong văn hóa Ai Cập. Biểu tượng Uraenus - "rắn hổ mang ngẩng đầu"- là biểu tượng vương quyền tối thượng. Nữ thần Meretseger mình người, đầu rắn hổ mang là người bảo vệ các lăng mộ hoàng gia, được thờ cúng trang trọng khắp Thung lũng các vị vua.
Từ trên xuống: xác ướp chim cắt lưng hung, mèo và rắn hổ mang - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 3 là một con chim cắt lưng hung, được ướp xác và chôn theo người chết như một thứ vàng mã, một đồ tùy táng. Con chim cắt này được bắt trong tự nhiên. Khi ướp, người ta dường như đã bẻ gãy mỏ và o ép nhiều phần cơ thể để tạo hình.
Xác ướp chim cắt lưng hung được "mổ xẻ" bằng micro-CT scan.
Theo nhà Ai Cập học Carolyn Graves-Brown, thành viên nhóm nghiên cứu, có thể có hàng chục triệu xác ướp động vật trong các mộ cổ Ai Cập. Rõ ràng, dù được "hưởng" nghi lễ ướp xác chỉ dành cho vua chúa trong thế giới con người, nhưng những động vật này đã bị đối xử tệ bạc và trải qua cái chết khủng khiếp trước khi biến thành vật thiêng trong mộ cổ.
Xác ướp giám mục hé lộ nguồn gốc bệnh lao Dấu vết trong phổi của một giám mục ở thế kỷ 17 giúp các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh lao xuất hiện vào thời Đồ Đá mới. Xác ướp giám mục Peder Winstrup. Ảnh: Wikipedia. Khi nhà nhân chủng học Caroline Arcini và đồng nghiệp ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển phát hiện những nốt vôi hóa nhỏ trong...