Ai Cập: Phát hiện 12 cung hoàng đạo hoàn chỉnh đầu tiên tại Đền Esna
Trong quá trình trùng tu, các nhà khảo cổ học Ai Cập đã lần đầu tiên phát hiện các bức phù điêu 12 cung hoàng đạo hoàn chỉnh ở trên trần của ngôi đền Esna thuộc tỉnh Luxor.
Một trong những bức phù điêu 12 cung hoàng đạo hoàn chỉnh ở trên trần của ngôi đền Esna, tỉnh Luxor, Ai Cập, ngày 20/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, du khách đến thăm ngôi đền Esna sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng 12 cung hoàng đạo trên trần của sảnh Hypostyle, sau nhiều năm những cung hoàng đạo này bị những lớp bụi bẩn dày đặc che phủ.
Sau 5 năm trùng tu ngôi đền, các nhà khảo cổ Ai Cập và Đức đã phát hiện ra những hình ảnh thiên văn rực rỡ và đầy màu sắc của người Ai Cập cổ đại. Các bức phù điêu trên trần của ngồi đền Esna chứa tất cả 12 cung hoàng đạo, các hành tinh gồm Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Hỏa, cũng như các chòm sao được người Ai Cập cổ đại sử dụng để đo thời gian.
Tổng Thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, Tiến sĩ Mostafa Waziri cho biết các bức phù điêu đầy màu sắc này cũng mô tả các vị thần, động vật, tên của các nhân vật thần thánh và các sinh vật tưởng tượng gồm một con rắn đầu cừu và một con chim đầu cá sấu.
Một trong những bức phù điêu 12 cung hoàng đạo hoàn chỉnh ở trên trần của ngôi đền Esna, tỉnh Luxor, Ai Cập, ngày 20/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Trưởng đoàn Ai Cập tham gia dự án trùng tu, Tiến sĩ Hisham El-Leithy cho biết thêm đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy những chữ khắc và phù điêu đầy đủ về 12 cung hoàng đạo được người Ai Cập cổ đại sử dụng ở ngôi đền Esna. Ông khẳng định những phát hiện này không được ghi lại trong ấn bản khám phá trước đây về ngôi đền Esna vào năm các năm 1963 và 1975 của nhà Ai Cập học người Pháp quá cố Serge Sauneron.
Trong khi đó, trưởng đoàn của Đức, chuyên gia Christian Leitz thuộc Đại học Tbingen, cho biết cung hoàng đạo là một phần của thiên văn học Babylon, có khả năng được đưa vào Ai Cập thuộc thời kỳ người Hy Lạp cai trị trong 3 thế kỷ trước Công nguyên. Cung hoàng đạo trở nên rất phổ biến vì được sử dụng để trang trí các ngôi mộ, quan tài và là một yếu tố quan trọng trong các văn bản chiêm tinh và lá số tử vi được khắc bằng chữ Demotic trên các ostraca (những mảnh gốm có khắc chữ). Tuy nhiên, những hình ảnh về các cung hoàng đạo rất hiếm thấy trong các ngôi đền Ai Cập cổ đại.
Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập tiến tới bình thường hóa quan hệ song phương
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và người đồng cấp Ai Cập đã thảo luận về một loạt vấn đề song phương và quốc tế, đồng thời trao đổi các biện pháp hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (trái) hội đàm với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry tại Cairo. (Nguồn: Getty Images)
Ngày 18/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Ai Cập tại Cairo trong chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tới Ai Cập sau một thập kỷ căng thẳng giữa hai nước.
Hai bên đã thảo luận về một loạt vấn đề song phương và quốc tế, đồng thời trao đổi các biện pháp hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu bày tỏ vui mừng về các bước đi cụ thể nhằm bình thường hóa quan hệ với Ai Cập.
Ông nhấn mạnh hai nước sẽ có sự hợp tác gần gũi hơn trong tương lai, đồng thời hy vọng mối quan hệ ngoại giao với Ai Cập sẽ được nâng lên cấp đại sứ càng sớm càng tốt.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tuyên bố nước này có thiện chí chính trị "bình thường hóa hoàn toàn" quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Shoukrycho biết đã thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng khôi phục đại sứ của nước này tại nước kia và ngược lại và hai bên sẽ thảo luận cụ thể vấn đề này trong thời gian thích hợp.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết chuyến thăm của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ "sẽ khởi động một lộ trình đối thoại sâu rộng về quan hệ song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai nước cùng quan tâm, với mục tiêu đạt được sự hiểu biết lẫn nhau nhằm đảm bảo lợi ích của hai quốc gia."
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập trở nên căng thẳng kể từ năm 2013 sau khi khi nhà lãnh đạo Ai Cập thuộc Phong trào Anh em Hồi giáo, ông Mohamed Morsi, bị lật đổ.
Ông Morsi là người được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ủng hộ.
Quan hệ giữa hai nước có dấu hiện tan băng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi và ông Erdogan tại thủ đô Doha của Qatar bên lề Lễ khai mạc World Cup 2022 hồi tháng 11 năm ngoái.
Cũng trong năm 2022, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức 2 vòng đàm phán thăm dò ở cấp thứ trưởng ngoại giao nhằm hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa hai bên.
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện tình đoàn kết sau thảm họa động đất làm hơn 50.000 người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ gần đây thông báo kế hoạch gia tăng các khoản đầu tư mới trị giá 500 triệu USD vào Ai Cập.
Buôn lậu 476 người, một ngư dân Ai Cập chút nữa bị kết án 4.760 năm tù Một ngư dân Ai Cập đã phải đối mặt với bản án 4.760 năm tù tại Hy Lạp. Người di cư trên con tàu cập cảng tại Palaiochora, đảo Crete, Hy Lạp ngày 22/11/2022. Ảnh: AP Hãng Euronews ngày 8/3 đưa tin H. Elfallah trong tuần này bị kết tội buôn lậu gần 500 người từ Libya đến Hy Lạp vào tháng 11/2022...