Ai Cập nối lại đường bay tới Nam Phi
Từ ngày 16/12 tới, Hãng hàng không quốc gia EgyptAir của Ai Cập sẽ nối lại các chuyến bay tới Nam Phi, sau khi tạm dừng đường bay này trong tháng trước do lo ngại về biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Máy bay của Hãng hàng không quốc gia Ai Cập EgyptAir tại sân bay quốc tế Sharm el-Sheikh trên bán đảo Sinai. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, EgyptAir sẽ duy trì hằng tuần đường bay giữa thủ đô Cairo (Ai Cập) và thành phố Johannesburg (Nam Phi). Bên cạnh đó, các biện pháp phòng ngừa mà Bộ Y tế Ai Cập công bố sẽ được áp dụng đối với hành khách từ Nam Phi đến Ai Cập.
Trước đó, Ai Cập đã quyết định tạm ngừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Nam Phi kể từ ngày 27/11. Bộ Y tế nước này đã nâng cao mức độ phòng dịch ở tất cả các cảng trên bộ, hàng không và đường biển sau khi Nam Phi công bố về sự xuất hiện của biến thể Omicron ngày 25/11 vừa qua.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Ai Cập đã ghi nhận tổng cộng hơn 364.900 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 20.800 ca tử vong.
Video đang HOT
Giới chức y tế Ai Cập cho biết quốc gia này hiện chưa ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron trong nước.
Trong khi đó, Bộ Y tế Israel thông báo kéo dài thời gian điều trị cách ly đối với những người nhiễm biến thể Omicron từ 10 ngày lên 14 ngày. Các trường hợp mắc biến thể khác chỉ cần cách ly 10 ngày. Biện pháp này được đưa ra do quan ngại thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron có thể kéo dài hơn so với bệnh nhân nhiễm các biến thể khác.
Trong trường hợp không xuất hiện các triệu chứng bệnh trong 3 ngày cuối cùng của thời gian cách ly, bệnh nhân mắc biến thể Omicron sẽ được cấp chứng nhận bình phục. Trước đó, bệnh nhân mắc Omicron được coi là đã khỏi bệnh nếu sau 10 ngày điều trị họ có kết quả phân tích gene không còn biến thể này. Cho đến nay, Israel đã ghi nhận 21 ca mắc biến thể Omicron và 21 ca nghi nhiễm biến thể này.
Tại châu Âu, số ca mắc mới COVID-19 gia tăng đã buộc Đan Mạch tái áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Cụ thể, nước này sẽ đóng cửa các trường học, giảm hoạt động kinh doanh ban đêm và khuyến khích người dân làm việc tại nhà. Trong một tuyên bố ngày 8/12, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết thêm chính phủ sẽ kéo dài đợt nghỉ Giáng sinh thêm 4 ngày cho học sinh, tức là từ ngày 15/12/2021 đến ngày 5/1/2022.
Từ ngày 10/12 tới, các quán bar, nhà hàng buộc phải đóng cửa vào lúc 24h hằng ngày và việc kinh doanh đồ uống có cồn sau thời gian này cũng bị nghiêm cấm.
Giới chức y tế Đan Mạch đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại nước này là rất nghiêm trọng với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Trong thông báo cập nhật ngày 8/12, Đan Mạch đã ghi nhận 6.629 ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua. Điều đáng lo ngại là hiện quốc gia Bắc Âu này đã có 577 ca nhiễm biến thể Omicron sau khi xác nhận trường hợp đầu tiên mắc biến thể này vào ngày 22/11.
Sau khoảng 2 tháng nới lỏng các biện pháp kiểm dịch, tháng trước, giới chức Đan Mạch đã buộc tái áp đặt quy định đeo khẩu trang và thẻ thông hành COVID-19 do dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng trở lại.
Tỷ phú Mỹ trao trả hàng trăm cổ vật bị đánh cắp trị giá tới 70 triệu USD
Cơ quan Tư pháp thành phố New York (Mỹ) ngày 6/12 cho biết một nhà sưu tập nghệ thuật nổi tiếng, đồng thời là một tỷ phú của nước này đã trao trả 180 tác phẩm nghệ thuật và cổ vật bị đánh cắp từ khắp nơi trên thế giới, với giá trị ước tính lên tới 70 triệu USD.
Một số hiện vật đã được thu giữ từ nhà của tỷ phú Michael Steinhardt. Ảnh: greekcitytimes.com
Thông tin trên do văn phòng Tổng chưởng lý quận Manhattan Cyrus Vance công bố cũng đã đánh dấu việc tỷ phú Michael Steinhardt, 80 tuổi, sẽ tránh được nguy cơ bị truy tố, song ông sẽ bị cấm vĩnh viễn việc mua đồ cổ trên thị trường nghệ thuật hợp pháp.
Tổng chưởng lý Vance nêu rõ trong khuôn khổ cuộc điều tra kéo dài từ tháng 2/2017, giới chức tư pháp quận Manhattan đã tiến hành khám xét các văn phòng trực thuộc quỹ đầu tư của ông Steinhardt và căn hộ ở Đại lộ số 5 của tỷ phú này. Qua đó, cơ quan chức năng đã tìm được "bằng chứng thuyết phục" rằng 180 cổ vật đã bị đánh cắp từ 11 quốc gia. Ít nhất 171 cổ vật trong số này đã qua tay các đối tượng buôn lậu trước khi được tỷ phú Steinhardt mua lại. Tổng chưởng lý Vance nhấn mạnh suốt nhiều thập kỷ qua, ông Steinhardt luôn muốn sở hữu các cổ vật mà không quan tâm đến tính hợp pháp trong các hoạt động mua cổ vật của mình, cũng như tính hợp pháp của những món đồ mà ông đã mua và bán.
Theo Tổng chưởng lý Vance, tỷ phú New York này - sở hữu khối tài sản theo ước tính của Forbes lên tới 1,2 tỷ USD - không màng tới ranh giới địa lý hoặc đạo đức khi giao dịch trong thế giới ngầm với những kẻ buôn bán cổ vật, trùm tội phạm, các đối tượng rửa tiền, cũng như những kẻ cướp phá các lăng mộ để giúp bộ sưu tập của mình trở nên đồ sộ.
Tuyên bố của Tổng chưởng lý Vance nêu rõ trước mắt cơ quan tư pháp chưa có kế hoạch truy tố tỷ phú Steinhardt. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo khắc phục thiệt hại đối với di sản văn hóa thế giới, trao trả 180 cổ vật đã bị đánh cắp về với chủ sở hữu hợp pháp tại 11 quốc gia thay vì giữ lại các cổ vật này để làm bằng chứng nhằm phục vụ việc truy tố ông Steinhardt
Các quốc gia có chủ sở hữu những hiện vật này gồm có Bulgaria, Ai Cập, Hy Lạp, Iraq, Israel, Italy, Jordan, Liban, Libya, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số 180 cổ vật nói trên có một số hiện vật thời Hy Lạp cổ đại như bình nước với tạo hình đầu của một con hươu có niên đại từ năm 400 trước Công nguyên và trị giá tới 3,5 triệu USD; một tiểu quách cổ - một dạng hũ đựng tro cốt - có niên đại từ năm 1200 đến năm 1400 trước Công nguyên với trị giá 1 triệu USD.
Tỷ phú Steinhardt là nhà tài trợ lớn cho các tổ chức như Đại học New York và Bảo tàng Metropolitan, nơi đặt tên một phòng trưng bày theo tên của ông.
Ai Cập triển khai tiêm vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi Ai Cập ngày 28/11 đã cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho trẻ em ở độ tuổi từ 12-15. Công nhân đóng gói vaccine phòng COVID-19 tại một công ty ở Cairo, Ai Cập, ngày 1/9/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Với quyết định mới nhất này, độ tuổi tối thiểu đủ điều kiện để nhận vaccine (hai liều) ở Ai Cập đã...