Ai Cập mở lại cửa khẩu biên giới Raphah
Ngày 10/8, Ai Cập mở lại cửa khẩu biên giới Rafah để những người dân đến từ Dải Gaza bị mắc kẹt có thể trở về nhà.
Xe thiết giáp của Ai Cập tại cửa khẩu Raphah
Tuy nhiên, việc di chuyển từ dải Gaza vào Ai Cập vẫn bị hạn chế. Một người dân Palestine cho biết: “Tôi tin rằng người dân và chính phủ Ai Cập có quyền lựa chọn những giải pháp nhằm bảo vệ người dân, quân đội và chính phủ nước này. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng bất kỳ quyết định nào của chính phủ Ai Cập.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng hy vọng chính phủ Ai Cập sẽ mở lại cửa khẩu biên giới hoàn toàn bởi chúng tôi không thể bị trừng phạt hay phải gánh chịu những hậu quả do những kẻ tội phạm hay các tổ chức khủng bố gây ra”.
Video đang HOT
Ai Cập đã đóng cửa khẩu biên giới Rafah giáp Dải Gaza sau vụ tấn công đêm ngày 5/8, nhằm một trạm kiểm soát an ninh gần cửa khẩu này, làm ít nhất 16 lính biên phòng Ai Cập thiệt mạng.
Sau vụ tấn công này, Chính phủ Ai Cập cũng tiến hành phong tỏa các đường hầm buôn lậu tại khu vực biên giới nhằm đảm bảo an ninh./.
Theo VOV
Syria: Quân nổi dậy mở cuộc hành quyết tập thể
Một đoạn video nghiệp dư ghê rợn vừa được tung lên YouTube, ghi lại một cuộc hành quyết tập thể lực lượng thân chính phủ do tổ chức Quân đội Syria tự do (FSA) tiến hành tại Aleppo.
Theo BBC, cuộc hành quyết có thể được tiến hành ngày 31-7 tại một sân trường học. Đoạn băng chiếu cảnh nhiều người đàn ông người đẫm máu bị lột trần và bị bắt quỳ gối gần một bức tường trong lúc đám đông súng ống reo hò ầm ĩ xung quanh.
Khi tiếng súng dồn dập vang lên, máy quay giật nảy lên nhưng không chuẩn bị trước. Tiếp đó là cảnh đám đông theo dõi chạy tản mát trong lúc tiếng súng vẫn nổ liên hồi. Khi cuộc hành quyết kết thúc, những kẻ đứng xem mới đồng loạt chĩa súng lên trời và tiến đến gần đống thi thể chất chồng trong tiếng hô vang trời.
Những người bị bắt bị lột trần, bắt quỳ gối sát tường. Ảnh: YouTube
Một trong số nạn nhân được xác định là Ali Zeineddin al-Berri, người bị buộc tội dẫn đường cho một nhóm chiến binh thân chính phủ giết chết 15 lính FSA tại Aleppo hôm 31-7, theo tường thuật của đài BBC.
Ông Clive Baldwin, cố vấn luật cấp cao của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW), nói: "Những gì mô tả trong đoạn video trông giống một cuộc hành hình tù nhân. Nếu đúng vậy, đây là một tội ác chiến tranh". Các nhà hoạt động cũng lên án vì đạo Hồi không cho phép giết chết tù nhân.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov đã lên án cuộc hành quyết: "Hành động thảm sát những người thân chính phủ ở Aleppo cho thấy nhân quyền ở Syria bị xâm phạm bởi cả hai phe".
Đây không phải là lần đầu quân nổi dậy Syria bị cáo buộc hành quyết phe thân chính phủ mà không qua xét xử.
Nguồn: YouTube
Trong khi đó, cuộc chiến tại Aleppo vẫn rất ác liệt. Có vẻ quân nổi dậy vẫn kiểm soát phần lớn thành phố bất chấp các cuộc tấn công liên tiếp của quân chính phủ. Phái bộ quan sát viên của Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng quân nổi dậy ở Aleppo đang sử dụng vũ khí hạng nặng và có cả xe tăng.
Các nhà hoạt động cho biết ít nhất 135 người bị giết khắp Syria trong ngày 1-8. Cũng trong ngày 1-8, Tổng thống Bashar al-Assad, người không lộ diện hai tuần qua, đã ra một tuyên bố nhân kỷ niệm 67 năm ngày thành lập quân đội Syria.
Trong bài phát biểu, ông Assad khen ngợi quân lính đang "chiến đấu với bọn khủng bố có vũ trang" và tuyên bố: "Vận mệnh của người dân và đất nước Syria, quá khứ, hiện tại và tương lai đều phụ thuộc vào cuộc chiến này".
Theo NLD
Ấn Độ lo ngại khi Trung Quốc mở rộng đường sắt Thanh -Tạng tới Nepal Trung Quốc kéo dài đường sắt, lập nhiều trạm kiểm soát ở biên giới và chuẩn bị mở mới vài cửa khẩu với Nepal là "có ý đồ tấn công quân sự". Trung Quốc tăng cường quan hệ với Nepal. Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 4/4 có bài viết cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế...