Ai Cập lập các “kỷ lục mới” về Covid-19
Theo Ủy ban Phóng viên vì Tự do báo chí, ngoài các phóng viên của Reuters, ít nhất 15 thành viên của các hãng tin tức khác đã bị thương hôm 30/5.
Hai thành viên trong nhóm tin truyền hình của Reuters TV trúng đạn cao su trong khi một chiếc máy ảnh bị vỡ khi nhóm này đưa tin về các cuộc biểu tình ở Minneapolis đêm 30/5.
Các hình ảnh do phóng viên Julio-Cesar Chavez ghi lại cho thấy một nhân viên cảnh sát đã nhắm trực tiếp vào anh khi cảnh sát bắn đạn cao su, xịt hơi cay để giải tán khoảng 500 người biểu tình ở tây nam thành phố ngay sau lệnh giới nghiêm 20h tối.
Theo Ủy ban Phóng viên vì Tự do báo chí, ngoài các phóng viên của Reuters, ít nhất 15 thành viên của các hãng tin tức khác đã bị thương hôm 30/5. Ảnh: Reuters
“Một nhân viên cảnh sát mà tôi đang quay phim đã quay lại và bắn đạn cao su thẳng vào người tôi”, Chavez nói.
Vài phút sau, Chavez và cố vấn an ninh của Reuters, Rodney Seward, bị tấn công bằng đạn cao su khi họ ẩn nấp ở một trạm xăng gần đó.
Đoạn phim được ghi lại trong lúc họ chạy trốn tìm nơi ẩn nấp. Một số shot hình có cả tiếng của Steward: “Tôi bị trúng một viên đạn cao su vào mặt”.
Khi được hỏi về sự việc, người phát ngôn cơ quan cảnh sát Minneapolis Johns Elder đã đề nghị cung cấp bản sao đoạn video mà Reuters sau đó đã cung cấp. Tới ngày 31/5, Cơ quan này vẫn chưa hồi đáp.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc cảnh sát bắn đạn cao su vào các nhân viên của chúng tôi ở Minneapolis và hiện chúng tôi đang giải quyết vấn đề với giới chức”, một người phát ngôn của Reuters cho biết ngày 31/5.
“Các phóng viên và cố vấn an ninh của chúng tôi không phải là một mối đe dọa đối với trật tự công cộng. Các phóng viên phải được cho phép đưa tin mà không phải lo sợ bị quấy rối hay bị tổn hại”, người phát ngôn này nhấn mạnh.
Sự kiện nêu trên là một trong số các cuộc tấn công nhằm vào phóng viên đưa tin về các cuộc biểu tình nổ ra ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ sau cái chết của George Floyd ở Minneapolis.
Theo thống kê của Ủy ban Phóng viên vì tự do báo chí, ngoài các phóng viên của Reuters, ít nhất 15 thành viên của các hãng tin tức khác đã bị thương hôm 30/5.
Ít nhất 6 người khác đã bị thương trong các cuộc tấn công của người biểu tình hoặc những người tấn công chưa xác định. Một số phóng viên của CNN, CBS và Huffington Post đã bị bắt.
Ủy ban Bảo vệ Phóng viên đã gọi các cuộc tấn công nhằm vào các nhà báo là “nỗ lực không thể chấp nhận được nhằm đe dọa họ”, đồng thời nói rằng chính quyền các thành phố trên khắp nước Mỹ phải chỉ đạo cảnh sát không được nhắm vào các phóng viên và phải đảm bảo họ có thể đưa tin một cách an toàn trong các cuộc biểu tình.
Trong một hình ảnh sau đó, Steward được một nhân viên y tế điều trị gần hiện trường do bị vết thương sâu dưới mắt trái. Chavez bị tấn công vào sau cổ và tai trái.
Máy ảnh của phóng viên Lucas Jackson đã bị vỡ khi bị một người biểu tình tấn công hôm 30/5. Trước đó, trong lúc đưa tin đêm 29/5, Jackson cũng đã bị trúng đạn cao su./.
Xe bồn lao vào người biểu tình Mỹ
Một xe bồn bất ngờ lao vào đám đông những người đang biểu tình ôn hòa trên một cao tốc gần trung tâm thành phố Minneapolis hôm 31/5.
Đoạn video ghi lại cảnh tượng trên cho thấy biển người đang tuần hành trên cầu I-35W để phản đối cái chết của George Floyd thì chiếc xe chở nhiên liệu lao nhanh tới, khiến họ vội vã dạt ra hai bên. Chiếc xe sau đó dừng lại, người biểu tình nhanh chóng vây quanh. Cảnh sát cũng có mặt và rút súng ra.
Xe bồn lao vào người biểu tình ở Minneapolis hôm 31/5. Video: Abc5
Đội cảnh sát tuần tra cao tốc bang Minnesota cho hay trên Twitter rằng hành động lao xe này dường như là có chủ đích. Tài xế bị thương nhẹ và đã được đưa tới bệnh viện. Thống đốc Tim Walz nói rằng anh này đã ra viện và đang bị cảnh sát giam giữ.
Một quan chức địa phương cho biết theo camera giám sát, chiếc xe bồn đã ở trên cao tốc từ trước khi họ đặt các rào chắn để đóng cửa con đường vào lúc 17h. Không có người biểu tình nào bị đâm.
"Anh ta không dừng lại. Anh ta bấm còi rất lớn và lao vào đám đông", Drew Valle, một nhân chứng, kể với Star Tribune. "Đó là sự ác độc đã đưa chúng tôi đến đây. Một sự coi thường nhẫn tâm với nhân loại".
Chiếc xe bồn lao vào đám đông ở cao tốc Minneapolis hôm 31/5. Ảnh: Reuters
Các cuộc biểu tình nổ ra ở Minneapolis từ tuần trước sau khi Floyd, một người da màu 46 tuổi, tử vong do bị cảnh sát ghì gáy suốt 9 phút. 4 cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị sa thải và người trực tiếp ghì chân lên gáy Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba.
Tuy nhiên, mức truy tố này chưa làm thỏa mãn người biểu tình, vốn dồn nén nhiều phẫn uất sau cái chết của những người da màu trước đây. Biểu tình hiện lan rộng ra nhiều thành phố khắp nước Mỹ, buộc các thị trưởng phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh.
Nữ phóng viên trúng đạn khi đưa tin biểu tình Mỹ Nữ phóng viên ảnh tự do Linda Tirado ngày 29/5 bị bắn trúng mắt trái trong lúc đang đưa tin về biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota. Sau khi Tirado bị trúng đạn, dường như là đạn cao su từ cảnh sát, một số người biểu tình đã đưa cô tới bệnh viện. Sau phẫu thuật, Tirado được các bác sĩ báo tin...